Thực trạng bảo quản phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1 (Trang 51 - 52)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.5. Thực trạng bảo quản phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện

non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Phương tiện giáo dục ở các trường mầm non là các yếu tố vật chất luôn

được sử dụng và luôn có sự hao mòn, hư hỏng theo thời gian do quá trình sử dụng và tác động của môi trường bên ngoài. Vì vậy, khâu bảo quản PTGD để có thể sử dụng được lâu dài và mang lại hiệu quả trong quá trình giáo dục là cần thiết.

Kết quả khảo sát thực trạng bảo quản PTGD được trình bảy ở Bảng 2.7.

Bảng 2.7. Thực trạng bảo quản phương tiện giáo dục ở các trường mầm non

Các mức độ

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

X

SL % SL % SL % SL %

CBQL,GV 6 4,2 36 24,8 69 47,5 34 23,4 2,90

Theo kết quả ở Bảng 2.7 cho thấy:

Việc bảo quản PTGD được đánh giá chung ở mức khá với giá trị trung bình là X=2,90. Tuy nhiên, còn có rất nhiều ý kiến cho rằng việc bảo quản PTGD ở mức trung bình và yếu ( 4,2+ 24,8= 29%). Mặc dù, lãnh đạo nhà trường thường xuyên chỉ đạo công tác bảo quản PTGD nhưng công tác bảo quản này vẫn chưa được coi trọng, ý thức bảo quản trang thiết bị của CB,GV,NV chưa cao; chưa thường xuyên vệ sinh, lau chùi thiết bị, không vận hành thử thiết bị khi không sử dụng lâu ngày, chưa phân công cụ thể cán bộ, GV,NV chịu trách nhiệm phụ trách thiết bị.

Do đó, để có thể thực hiện tốt việc sử dụng và bảo quản PTGD, lãnh đạo nhà trường cần quán triệt mạnh mẽ ý thức của mỗi CB,GV,NV tự giác xem công tác bảo quản PTGD là cần thiết và quan trọng, vì đây là cách tốt nhất đảm bảo

cho PTGD hoạt động được lâu bền, hạn chế hư hỏng, giảm được chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu giáo dục trẻ MN.

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1 (Trang 51 - 52)