Tình hình về kinh tế xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1 (Trang 43 - 44)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Tình hình về kinh tế xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Huyện Thới Bình nằm về hướng bắc của tỉnh Cà Mau, cách trung tâm tỉnh Cà Mau 25 km về phía Bắc, Phía tây giáp huyện U Minh, phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Bạc Liêu và phía nam giáp Thành phố Cà Mau. Huyện có dân số 135.966 người; có 12 đơn vị hành chính trực thuộc.

Về các loại hình kinh tế: Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, địa hình, trải qua các thời kỳ lịch sử, cư dân không ngừng đấu tranh để phát triển sản xuất. Trong nông nghiệp, loại cây trồng chủ yếu là lúa; tuy nhiên huyện chưa có loại cây hay mô hình nông nghệp nào phát triển mang tính đặc trưng vùng miền

Trên cơ sở phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nhờ có hệ thống giao thông thuỷ, bộ thuận tiện, việc buôn bán ở thị xã ngày càng sầm uất.

Về văn hoá, xã hội: Do đặc điểm tự nhiên và lịch sử hình thành. Cùng với sự thông thương đường bộ, đường thuỷ, đời sống văn hoá ở đây khá phong phú và đa dạng. Nhiều làn điệu dân ca như hò, tân cổ, vè, đồng dao mang đậm sắc thái dân gian. Đặc biệt là tân cổ đã trở thành một di sản văn hoá phi vật thể. Các phong tục tập quán, lễ nghi của văn hoá Việt được bảo tồn khá rõ nét.

Huyện có bia lưu niệm “Cây Vú Sữa Miền Nam gửi tặng Bác Hồ ” tại ấp

10 xã Trí Phải, di tích lịch sử “ Phủ Thờ Bác ” xã Trí Lực. Đền thờ Hùng Vương

tại xã Tân Phú, Đình thần Thới Bình, bia lưu niệm Sở y tế Nam Bộ, Đài tiếng nói

Nam Bộ tại xã Tân Bằng. Chùa Ngọc Sắc ( Cao đài Minh Chơn Đạo) Xã Hồ Thị

Kỷ, Chùa Cao Vân ( Khmer ) Xã Tân Lộc, có tháp Đại đức Hữu Nhem.

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1 (Trang 43 - 44)