Kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 37 - 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trả

1.3.4.1. Đối với GV

Mục tiêu đánh giá: Nhằm thu nhận thông tin ngược về tình hình công việc giúp nhà trường thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. BGH nhà trường trên cở sở đó, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điể để cải tiến phương pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện của bộ quản lý GV nhằm nâng cao chất lượng tổ chức chương trình HĐGDNGLL.

Nguyên tắc đánh giá: Dựa trên cơ sở pháp chế dựa vào thực hiện trách nhiệm do nhà trường giao phó, tiêu chí đánh giá phải được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn. GV được kiểm tra đánh giá cần tham gia tự giác tích cực vào quá trình này nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Việc đánh giá trên được tiến hành đối với tất cả các giáo viên để đảm bảo sự khách quan, tạo ra động lực phát triển ổn định và bền vững cho nhà trường. Đánh giá với thời gian, nhân lực hợp lí vừa nhằm mục đích phân loại GV, vừa có tính đào tạo – nhằm nắm bắt được khó khăn của GV để có thể giúp đỡ họ; nhằm ghi nhận sự tiến bộ của họ, tạo điều kiện cho sự thăng tiến và phát triển vì thế mà có ý nghĩa cho nhà quản lý, GV và HS.

Nội dung đánh giá: Đánh giá về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về thực hiện quy chế chuyên môn, công tác quản lý HS, việc chỉ đạo hoạt động HS, ý thức trách nhiệm và hiệu quả tổ chức HĐGDNGLL, thông qua việc kiểm tra HS, kế hoạch, giáo án, sáng kiến kinh nghiệm; đánh giá việc tổ chức hoạt động, năng lực tổ chức qua việc dự giờ và căn cứ vào 3 mặt: Kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS. Lực lượng kiểm tra đánh giá là những thành viên có uy tín, có thẩm quyền, có chuyên môn sư phạm giỏi, được giao nhiệm vụ và xác định quyền hạn, trách nhiệm. Hiệu trưởng có thể kiểm tra đánh giá trực tiếp hay gián tiếp. Khi kiểm tra gián tiếp phải ủy nhiệm phân cấp rõ ràng cho Phó Hiệu trưởng. Tổ trưởng chuyên môn hoặc GV có uy tín.

Quy trình đánh giá: Xây dựng KH kiểm tra đánh giá (phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể cho phép của nhà trường, KH nên ghi rõ mục đích, yêu cầu, nội dung phương pháp tiến hành, hình thức, thời gian, đơn vị và cá nhân được kiểm tra đánh giá... và được công khai ngay đầu năm học.)

Thực hiện kế hoạch: Kiểm tra đánh giá HS của GV, giờ lên lớp của GV, HĐGDNGLL của HS, kết luận, ghi biên bản và lưu hồ sơ.

1.3.4.2. Đối với HS

Mục tiêu đánh giá: Đánh giá nhận thức của HS so với mục đích, yêu cầu mà hoạt động trong chương trình đề ra cũng như kỹ năng mà các em phải rèn luyện và hoàn thành trong HĐGDNGLL. Đánh giá sao cho có thể động viên, kích lệ tinh thần tham gia hoạt động thập thể, phấn đấu vươn lên về mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm

vụ của HS.

Nội dung đánh giá: Nhận xét các bài viết, các bản thu hoạch của HS, tọa đàm, trao đổi, quan sát hoạt động của HS, xem xét hiệu quả qua các kết quả đạt được.

Hình thức đánh giá: Đánh giá cá nhân, đánh giá tập thể (tổ, nhóm, lớp, khối) Quy trình đánh giá: HS tự đánh giá theo các tiêu chí và yêu cầu của hoạt động - tập thể lớp, tổ, Đoàn TN đánh giá sau khi đã tham khảo các ý kiến cá nhân và cán bộ lớp, GVCN đánh giá.

1.3.5. Điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)