8. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện
3.2.5.1. Mục tiêu
Phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các lực lượng (gia đình, nhà trường, xã hội...) trong cùng mục tiêu, một yêu cầu và cùng chung một phương thức giáo dục thì sẽ đem lại kết quả giáo dục to lớn. Do đặc điểm cha mẹ HS nhà trường chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề này, họ thường quan tâm đến các đánh giá về điểm số nhiều hơn, nên việc tác động thúc đẩy HĐGDNGLL theo hướng TN từ gia đình xã hội sẽ gián tiếp làm tăng hiệu quả HĐGDNGLL cho HS trong nhà trường.
3.2.5.2. Nội dung
Tận dụng những kinh nghiệm về tri thức của phụ huynh, vận động họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục.
Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện, chính quyền đại phương trên địa bàn tuyển sinh của nhà trường, xây dựng kế hoạch nội dung chương trình và các lực lượng tham gia HĐGDNGLL theo hướng TN cho HS.
Để công tác phối hợp và phát huy các lực lượng trong tổ chức các HĐGDNGLL theo hướng TN đạt kết quả cao, hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo tốt các mặt sau:
- Xây dựng cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội. Nhà trường chủ động tham gia các hoạt động của địa phương, tố chức hoạt động phối hợp hoặc kết nghĩa các đơn vị kinh tế hay các tổ chức chính trị xã hội, huy động nguồn lực do nhà trường bằng việc xây dựng chương trình hay dự án. Hiệu trưởng nói riêng và CBQL nói chung phải thường xuyên bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò của mình trong cộng đồng. Người hiệu trưởng có uy tín năng lực là nguồn kích thích sự tham gia của các lực lượng giáo dục cho sự phát triển của nhà trường.
- Bên cạnh việc tuyên truyền để các lực lượng giáo dục hiểu được vai trò của HĐGDNGLL theo hướng TN đến việc hình thành các nhân cách phẩm chất của HS, GVCN cần thống nhất nội dung chương trình và yêu cầu cảu các hoạt động đối với HS để các lực lượng giáo dục biết, phối hợp hành động phát huy tiềm năng trí tuệ, khả năng tay nghề của họ trong các hoạt động. Yêu cầu họ tạo điều kiện cho con em tham gia vào các hoạt động và ủng hộ cơ sở vật chất nếu có điều kiện.
- Nhà trường cần chỉ ra cho các bậc cha mẹ HS những khả năng ưu thế đặc biệt của giáo dục gia đình, đặc biệt giúp cho họ ý thức được một cách sâu sắc mục tiêu giáo dục của nhà trường cho HS THPT. Mặt khác vơi tư cách là một chủ thể giáo dục mà tiêu biểu là các bậc CMHS có trách nhiệm chủ động phối hợp với nhà trường trong việc chăm lo các điều kiện cho HS và tổ chức các HĐGDNGLL theo hướng TN, hiểu
rõ trách nhiệm của gia đình, tránh tình trạng khoán trắng cho nhà trường.
- Gia đình cần chủ động tìm hiểu qua nhà trường để nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình HĐGDNGLL theo hướng TN, nắm vững các quy định của nhà trường, đối với HS, các quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tham gia cùng nhà trường, tổ chức một số HĐDGNGLL theo hướng TN trong khả năng, điều kiện cho phép.
- Các trường THPT ở huyện Đầm Dơi phải tham gia với chính quyền địa phương nơi HS cư trú để nắm tình hình HS một cách toàn diện. Những thông tin trao đổi từ cán bộ địa phương thông qua GV chủ nhiệm, giúp nhà trường có thêm kênh thông tin để đánh giá chính xác hơn về HS của mình, từ đó lựa chọn nội dung phù hợp, phương pháp HĐGDNGLL theo hướng TN phù hợp.
Phối hợp giũa nhà trường và cộng đồng xã hội trong giáo dục truyền thống cho HS. Giáo dục văn hóa địa phương, bản sắc văn hóa dân tộc hàm chứa trong mỗi cộng đồng cụ thể, biểu hiện ra bằng phong tục, tập quán, lễ hội.... Nhà trường cần phối hợp với cộng đồng khai thác nội dung, đưa HS tham gia vào các hoạt động văn hóa khác nhau, qua đó các em được giáo dục về tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, tình yêu quê hương đất nước, được phát triển toàn diện...
Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng, nhà trường phải biết tận dụng thế mạnh của mỗi lực lượng giáo dục để đạt được hiệu quả cao trong HĐGDNGLL theo hướng TN.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện
- Hằng tháng khi thực hiện chế độ họp giao ban của nhà trường, nên đưa kế hoạch hoạt động của Đoàn thanh niên vào kế hoạch hoạt động chung hàng tháng của trường, lịch hoạt động tuần của trường, Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN quan tâm xây dựng Chi đoàn lớp thành một lực lượng nòng cốt của lớp học, là lực lượng nòng cốt trong tổ chức chương trình HĐGDNGLL theo hướng TN của lớp mình.
- Thông qua Chi bộ nhà trường, Bí thư đoàn trường và bí thư chi đoàn các lớp làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với huyện đoàn Đầm Dơi để lập kế hoạch hoạt động Đoàn trong năm phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, nhằm làm các kế hoạch không bị chồng chéo nhau trong quá tŕnh tổ chức.
- Sự phối hợp với CMHS được thực hiện thông qua Ban đại diện CMHS nhà trường và từng lớp, tùy theo tính chất của hoạt động để yêu cầu Ban đại diện hỗ trợ, có thể là vật chất hay mời dự các tiết HĐGDNGLL theo hướng TN của các lớp, qua đó CMHS nắm được tình hình hoạt động, học tập của con em mình và nhận thức được tầm quan trọng của HĐGDNGLL theo hướng TN trong nhà trường. Qua việc dự giờ, tham gia của CMHS vào tiết HĐGDNGLL theo hướng TN cũng là nguồn động viên
tinh thần GVvà HS, đó chính là thể hiện sự quan tâm của gia đình, cùng nhà trường phối hợp giáo dục HS. Đó cũng là những điều kiện có thể khai thác và phát huy tác dụng giáo dục, nhất là khi gia đình đã tổ chức thành Hội CMHS có khả năng phối hợp với nhà trường thì sức mạnh đó càng tăng lên gấp bội. Đặc biệt là trong việc quản lý hoạt động học tập rèn luyện trong thời gian HS học tập ở nhà.
- Nhà trường cũng cần tổ chức một số buổi thảo chuyên đề tùy theo tình hình từng trường, để có dịp GV và CMHS trao đổi các kinh nghiệm trong việc quản lý, giáo dục HS.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Trong quá trình phối hợp giáo dục với gia đình, nhà trường cần trao đổi tư vấn với gia đình hằng ngày, dành thời gian cần thiết cho việc chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp thời động viên khi con tiến bộ và uốn nắn những sai lệch trong học tập, sinh hoạt của con cái. Tuyên truyền cho CMHS hiểu rõ tầm quan trọng của HĐGDNGLL theo hướng TN từ đó tranh thủ sự ủng hộ của CMHS cả về nội dung giáo dục cũng như hỗ trợ tài chính cho hoạt động.