8. Cấu trúc của luận văn
2.1.4. Thời gian khảo sát
Từ ngày 01 tháng 12 năm 2020 đến 30 tháng 01 năm 2021
2.1.5. Xử lý số liệu và viết báo cáo hiệu quả khảo sát
Với kết quả thu được tác giả đã sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu: Tính % ý kiến, tính điểm trung bình từ kết quả số lượng ý kiến và viết báo cáo.
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội – giáo dục huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau tỉnh Cà Mau
2.2.1. Khái quát kinh tế - xã hội huyện Đầm Dơi
Huyện Đầm Dơi nằm về phía Đông Nam của tỉnh Cà Mau. Phía Bắc giáp thành phố Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp huyện Ngọc Hiển, phía Tây giáp huyện Cái Nước, phía Đông giáp biển Đông. Dân số huyện Đầm Dơi tính đến năm 2020 là 175.612 người. Đầm Dơi là nơi cư trú của nhiều dân tộc. Dân tộc có số dân đông là Kinh, Khmer và Hoa. Đầm Dơi là huyện có lãnh thổ rộng lớn nhất tỉnh Cà Mau. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 826,06 km2 (82.606 ha). Huyện Đầm Dơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng khí hậu ven biển cận xích đạo. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26,500
C. Tháng nóng nhất là tháng tư, nhiệt độ trung bình trong tháng là 27,80C. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, có các sông lớn như: Gành Hào, Đầm Chim, Kênh Đội Cường.Kinh tế chủ yếu của huyện Đầm Dơi là nuôi trồng thủy hải sản.
Huyện Đầm Dơi có 15 đơn vị xã và 01 thị trấn (Thanh Tùng, Quách Phẩm, Quách Phẩm Bắc, Trần Phán, Tân Duyệt, Tạ An Khương, Tạ An Khương Đông, Tạ An Khương Nam, Tân Đức, Tân Tiến, Nguyễn Huân, Tân Thuận, Ngọc Chánh, Tân Trung, Tân Dân và thị trấn Đầm Dơi), Có 132 ấp, khóm.
Tiềm năng kinh tế biển là một trong những thế mạnh của huyện, vùng biển Cà Mau là một trong 4 ngư trường lớn của cả nước, trữ lượng lớn, chủng loại đa dạng, nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: Tôm, mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo, cá chim, cá mú. . . Các tổ chức quốc tế và trong nước đã nghiên cứu vùng biển Cà Mau và đánh giá trữ lượng hải sản ở vùng biển Cà Mau cho phép khai thác hàng năm khoảng 600 - 700 ngàn tấn, lớn nhất là ở vùng biển có độ sâu 21m - 50m. Tài nguyên biển Đầm Dơi còn có đặc thù riêng về khả năng phát triển du lịch ven biển, làm muối - xã Tân Thuận là nơi làm muối duy nhất của tỉnh Cà Mau. Đầm Dơi có tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch biển, trong đó sân chim Đầm Dơi và bãi cát tại cửa biển Giá Lồng Đèn là những nơi có khả năng thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến tham quan.
2.2.2. Khái quát về giáo dục và đào tạo của huyện Đầm Dơi
Mặc dù là huyện vùng sâu của tỉnh Cà Mau nhưng giáo dục và đào tạo của huyện Đầm Dơi có bước phát triển vượt bậc. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Đầm Dơi luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và đầu tư của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đã có bước phát triển vững chắc cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả giảng dạy. Toàn huyện có 16 trường đạt chuẩn quốc gia: 01 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 02 trường trung học cơ sở. Đối với cấp THPT,hiện tại huyện Đầm Dơi có 04 trường trung học phổ thông, trong đó có 01 trường đạt chuẩn quốc gia. Đây là trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của tỉnh Cà Mau.
Hệ thống mạng lưới trường lớp đã được sắp xếp, mở rộng ngày càng hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh. Toàn huyện có 73 trường học, 16/16 đơn vị xã, thị trấn thành lập Trung tâm học tập cộng đồng.
Huyện Đầm Dơi có 1.330 phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc. Đa số các các phòng học, phòng làm việc đều được xây dựng cơ bản chiếm hơn 60%, số còn lại là phòng bán cơ bản, không có phòng cây lá tạm bợ.
Chất lượng giáo dục hai mặt trong toàn huyện có sự chuyển biến rõ rệt. Giáo dục toàn diện cho học sinh được quan tâm đúng mức, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém được chú trọng. Các phong trào mũi nhọn tiếp tục được duy trì và phát triển, tỷ lệ trẻ đến trường đều đạt yêu cầu đề ra.
Tổng số cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên toàn huyện là 2.144 người. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học: mầm non đạt 97.95%, tiểu học đạt 99.77%, trung học cơ sở đạt 99,20%, THPT đạt 99,32%. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đa số đều có phẩm chất đạo đức tốt, đạt chuẩn trình độ chuyên môn, yêu nghề, yêu trẻ, tận tụy với công việc. Chất lượng giảng dạy và giáo dục các em ngày càng được nâng cao.
2.2.3. Khái quát về các trường trung học phổ thông ở huyện Đầm Dơi
Huyện Đầm Dơi là một huyện vùng sông nước có diện tích rộng, đông dân, việc đi lại của học sinh gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 4 trường THPT (2 trường tại nội ô chợ huyện, còn 2 trường nằm ở xã vùng ven), trong đó có trường THPT Đầm Dơi là trường THPT đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên ở cấp THPT của tỉnh Cà Mau.
Những năm gần đây sự nghiệp giáo dục của huyện được Đảng, chính quyền các cấp, các ngành quan tâm. Hệ thống trường lớp, nhà hiệu bộ, nhà công vụ được đầu tư xây dựng và mua sắm góp phần đưa chất lượng của huyện Đầm Dơi ngày càng toàn
diện hơn.
Theo số liệu Báo cáo đầu năm học 2020 - 2021 của 4 trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi. Toàn huyện hiện có 4 trường học với 11 cán bộ quản lý, 225 giáo viên, với 104 lớp và 4377 học sinh, trong đó:
Bảng 2.1. Số lượng trường học, lớp, CBQL, GV và số lượng HS các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
STT Tên trường Số lớp CBQL Giáo viên Học sinh Ghi chú
1 THPT Đầm Dơi 45 3 98 1984
2 THPT Thái Thanh Hòa 32 4 71 1358
3 THPT Tân Đức 9 2 19 338
4 THPT Quách Văn Phẩm 18 2 37 697
Tổng 104 11 225 4377
GV bậc THPT của toàn huyện đạt chuẩn là 100%, đa số GV đều có ý thức tốt trong công tác, tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực học tập, tự bồi dưỡng về chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công tác được giao.
Tuy nhiên, các trường THPT còn gặp khó khăn về vốn đầu tư cơ sở vật chất cho các trường khi triển khai xây dựng các trường đạt chuẩn Quốc gia, kiên cố hóa trường lớp.
Địa bàn huyện Đầm Dơi rộng, dân cư thưa nên số lượng học sinh ở trường xã gặp khó trong công tác tuyển sinh lớp 10.
Chất lượng giáo dục giữa các trường chưa đồng đều; chất lượng giáo dục mũi nhọn không ổn định, bền vững, sự đầu tư cho công tác bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu chưa tương xứng với điều kiện, mục tiêu phát triển nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
2.3.1. Thực trạng nhận thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
Nhận thức về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của HĐGDNGLL là rất quan trọng, đặc biệt đối với CBQL giáo dục. Nếu CBQL nói riêng và GV nói chung có nhận thức đầy đủ, toàn diện về HĐGDNGLL theo hướng TN chắc chắn hiệu quả giáo dục đạt được là rất lớn. Để tìm hiểu nhận thức CBQL và GV ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau về HĐGDNGLL, chúng tôi tiến hành khảo sát 120 CBQL, GV và 1000 HS của 4 trường THPT trên địa bàn Huyệnvề tầm quan trọng của HĐGDNGLL theo hướng TN với kết quả thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về mức độ quan trọng của HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
TT Mức độ quan trọng Đối tượng khảo sát Số lượng Tỉ lệ %
1 Rất quan trọng CBQL, GV 38 31,7 HS 452 45,2 2 Quan trọng CBQL, GV 48 40,0 HS 262 26,2 3 Bình thường CBQL, GV 34 28,3 HS 286 28,6 4 Không quan trọng CBQL, GV 0 0 HS 0 0
Qua khảo sát ở bảng 2.2. cho thấy CBQL và GV nhận thức: Có 38 ý kiến (chiếm 31,7%) cho rằng HĐGDNGLL theo hướng TN là rất quan trọng, 48 ý kiến (chiếm 40,0%) cho rằng HĐGDNGLL theo hướng TN là quan trọng, còn 34 ý kiến (chiếm 28,3%) cho rằng HĐGDNGLL theo hướng TN cũng rất bình thường như những môn học khác và không có ai cho rằng là không quan trọng.
Kết quả khảo sát cho thấy về cơ bản, đại bộ phận CBQL và GV (71,7%) cho rằng HĐGDNGLL theo hướng TN có vai trò quan trọng và rất quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, trên thực tế, qua trao đổi với GV cho thấy một số GV cho rằng các HĐGDNGLL theo hướng TN là các hình thức gắn liền với các hoạt động chung của Đoàn thanh niên, công việc của GVCN. Một số GV còn mơ hồ về nội dung hình thức HĐGDNGLL theo hướng TN.
Đối với nhân thức của học sinh cho thấy: Có 452 ý kiến (chiếm 45,2%) cho rằng HĐGDNGLL theo hướng TN là rất quan trọng, 262 ý kiến (chiếm 26,2%) cho rằng HĐGDNGLL theo hướng TN là quan trọng, còn 286 ý kiến (chiếm 28,6%) cho rằng HĐGDNGLL theo hướng TN cũng rất bình thường như những môn học khác và không có ai cho rằng là không quan trọng.
Để tìm hiểu tác dụng của việc tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN và những yêu cầu cần đạt cho HS, chúng tôi khảo sát 120 CBQL, GV và 1000 HS của 4 trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau về tầm quan trọng của HĐGDNGLL theo hướng TN với kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về tác dụng của việc tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
Tác dụng của việc tổ chức HĐGDNG LL theo hướng TN Đối tượng khảo sát Tác dụng Yêu cầu Rất tác dụng Ít tác dụng Không tác dụng Rất cần thiết Ít Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % SL % SL % Mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho HS CBQL, GV 112 93,3 8 6,7 0 0 120 100 0 0 0 0 HS 902 90,2 98 9,8 0 0 1000 100 0 0 0 0 Phát hiện năng khiếu HS CBQL, GV 102 85,0 18 15,0 0 0 120 100 0 0 0 0 HS 981 98,1 19 1,9 0 0 1000 100 0 0 0 0 Tạo sự hứng thú cho HS CBQL, GV 108 90,0 12 10,0 0 0 120 100 0 0 0 0 HS 816 81,6 184 18,4 0 0 1000 100 0 0 0 0 Tạo sự gắn kết tập thể CBQL, GV 120 100 0 0 0 0 120 100 0 0 0 0 HS 902 90,2 98 9,8 0 0 1000 100 0 0 0 0 Phát triển nhân cách HS CBQL, GV 119 99,2 1 0,8 0 0 120 100 0 0 0 0 HS 902 90,2 98 9,8 0 0 1000 100 0 0 0 0 Nâng cao hiểu biết, rèn luyện kỹ năng thực hành CBQL, GV 120 100 0 0 0 0 120 100 0 0 0 0 HS 981 98,1 19 1,9 0 0 1000 100 0 0 0 0 Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS CBQL, GV 120 100 0 0 0 0 120 100 0 0 0 0 HS 981 98,1 19 1,9 0 0 1000 100 0 0 0 0 Để giải trí CBQL, GV 11 9,2 15 12,5 94 78,3 30 25,0 80 66,7 10 8,3 HS 120 12,0 825 82,5 65 6,5 800 80 200 20 0 0
Kết quả khảo sát CBQL và GV ở bảng 2.3 cho thấy: Phần lớn CBQL, GV ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau (từ 99% ý kiến trở lên) đã nhận thức rõ tác dụng và yêu cầu của HĐGDNGLL theo hướng TN.
Nội dung HĐGDNGLL để “Phát hiện ra năng khiếu HS” có 85 % cho rằng rất tác dụng và 15% cho rằng ít tác dụng và “Tạo sự hứng thú cho HS” có 90% cho rằng rất tác dụng và 10% cho rằng ít tác dụng nhưng tỉ lệ đánh giá rất cần thiết cũng là 100%.
Nội dung “Để giải trí” có 78,3% ý kiến cho rằng không có tác dụng, sự cần thiết có 66,7% cho rằng ít cần thiết và 8,3% cho rằng không cần thiết.
Đối với học sinh kết quả khảo sát cho thấy: Phần lớn HS ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau (từ 99% ý kiến trở lên) đã nhận thức rõ tác dụng và yêu cầu của HĐGDNGLL theo hướng TN.
Nội dung HĐGDNGLL để “Phát hiện ra năng khiếu HS” có 98,1 % cho rằng rất tác dụng và 1,9% cho rằng ít tác dụng và “Tạo sự hứng thú cho HS” có 81,6% cho rằng rất tác dụng và 18,4% cho rằng ít tác dụng nhưng tỉ lệ đánh giá rất cần thiết cũng là 100%.
Nội dung “Để giải trí” có 82,5% ý kiến cho rằng không có tác dụng, sự cần thiết có 20 % cho rằng ít cần thiết và không có ý kiến nào cho rằng không cần thiết.
Ngoài tác dụng giải trí còn nhiều ý kiến khác nhau và có một điểm chung nhất là tất cả nội dung đánh giá về tác dụng của việc tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN là rất cần thiết.
2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở trường trung học phổ thông huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trải nghiệm ở trường trung học phổ thông huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
Để tìm hiểu thực trạng triển khai các nội dung HĐGDNGLL theo hướng TN cho HS, chúng tôi khảo sát 120 CBQL, GV và 1000 HS của 4 trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau về các nội dung HĐGDNGLL theo hướng TN cho HS với kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện các nội dung HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
TT Nội dung HĐGDNGLL theo hướng TN Đối tượng khảo sát Mức độ thực hiện Thường
xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Định hướng nghề nghiệp CBQL, GV 97 80,8 23 19,2 0 0 HS 912 91,2 88 8,8 0 0 2 Lao động công ích CBQL, GV 66 55 54 45 0 0 HS 543 54,3 457 45,7 0 0 3 Văn – thể – mỹ CBQL, GV 90 75 30 25 0 0 HS 954 95,4 46 4,6 0 0
4 Vui chơi – giải trí CBQL, GV 39 32,5 81 67,5 0 0
HS 954 95,4 46 4,6 0 0
5 Chính trị – xã hội CBQL, GV 71 59,2 49 40,8 0 0
HS 632 63,2 368 36,8 0 0
6 Khoa học – kỹ thuật CBQL, GV 76 63,3 31 25,8 13 10,9 HS 367 36,7 546 54,6 87 8,7 Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy nội dung HĐGDNGLL theo hướng TN được các trường THPT ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau quan tâm. Ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đều có tài liệu hướng nghiệp cho HS nhưng đã cũ không phù hợp, do đó GV phải tham khảo thêm các tài liệu khác để thực hiện tốt.
Trong thời gian vài năm trở lại đây, mỗi mùa thi THPT quốc gia đến đều có tới hơn hai phần ba phần các thí sinh đăng kí lựa chọn học nghề, trong khi đó nhân lực khối ngành xã hội và kỹ thuật chất lượng cao lại đang thiếu hụt. Sự mất cân bằng trong phân bổ nguồn nhân lực như hiện nay một phần là do định hướng nghề nghiệp cho HS THPT còn hạn chế và bất cập dẫn đến việc các em HS không có được định hướng tốt nhất cho tương lai của mình.
Các HS THPT muốn có được định hướng nghề nghiệp tốt phải hội đủ ba yếu tố. Thứ nhất là đam mê, yêu thích, muốn dành toàn bộ sức lực và tâm huyết để theo đuổi ngành nghề đó. Thứ hai là năng lực, khả năng và thế mạnh của bản thân, mỗi các nhan phải nắm được điểm mạnh điểm yếu cảu bản thân để có sự chuẩn bị cũng như chọn lựa nghề nghiệp sao cho phù hợp với năng lực của bản thân. Thứ ba là cơ hội nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trường ngành nghề mình lựa chọn,