8. Cấu trúc của luận văn
2.4.4. Thực trạng quản lý kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
Cà Mau
Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT trên địa bàn huyện, chúng tôi tiến hành khảo sát 120 CBQL, GV với kết quả thu được được thể hiện ở bảng 2.13.
Bảng 2.13. Thực trạng quản lý kiểm tra - đánh giá HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
STT Hình thức kiểm tra đánh giá Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Quản lý công tác tự đánh giá hoạt động giáo dục trải nghiệm 35 (29,2%) 47 (39,2%) 30 (25%) 8 (6,7%) 0 (0%) 2
Kiểm tra thường xuyên, đột xuất hoạt động giáo dục trải nghiệm 47 (39,2%) 39 (32,5%) 30 (25%) 4 (3,3%) 0 (0%) 3 Kiểm tra thông qua hồ sơ
kế hoạch, giáo án của GV
96 (80%) 24 (20%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 4
Quản lý khen thưởng và phê bình các tập thể và cá nhân trong tháng, học kì 51 (42,5%) 64 (53,3%) 5 (4,2%) 0 (0%) 0 (0%) 5
Quản lý bổ sung, cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá 4 (3,3%) 48 (40%) 39 (32,5%) 29 (24,2%) 0 (0%) 6 Thông qua hành vi đạo
đức của HS 39 (32,5%) 53 (44,2%) 20 (16,7%) 8 (6,6%) 0 (0%) Qua kết quả khảo sát cho thấy mức độ đánh giá thực trạng kiểm tra - đánh giá chưa cao. Duy nhất công tác - kiểm tra đánh giá thông qua hồ sơ giáo án được đánh giá cao đạt mức độ 80% ở mức rất tốt và 20% ở mức tốt.
Tuy vậy, việc kiểm tra hồ sơ giáo án chỉ dừng lại ở việc kiểm tra GV soạn nội dung HĐGDNGLL theo hướng TN, còn hiệu quả của việc triển khai chưa được coi
trọng. Việc kiểm tra thường xuyên các giờ HĐGDNGLL theo hướng TN vẫn chưa được các trường THPT quan tâm đúng mức.
Việc kiểm tra - đánh giá nhiều khi mang tính hình thức, chủ yếu là giao phó cho Đoàn thanh niên với mục đíchlà để xếp loại thi đua giữa các lớp trong nhà trường mà chưa làm tốt việc đánh gía rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung phương pháp tổ chức các HĐGDNGLLL theo hướng TN.
Việc khen thưởng phê bình các tập thể có 42,5% đánh giá loại rất tốt, 53,3% đánh giá là tốt. Trên thực tế việc làm này mới được thực hiện sau các đợt thi đua lớn như các đợt chào mừng 20/11, sở kết học kì I, 26/3 và tổng kết năm học.
Việc nắm bắt tình hình thực hiện HĐGDNGLL theo hướng TN để kịp thời phát hiện những sai lệch từ đó có biện pháp tư vấn, thúc đẩy chưa được các trường THPT trên địa bàn Huyện quan tâm đúng mức.
Việc kiểm tra – đánh giá các HDGDNGLL theo hướng TN theo từng học kì cũng chưa thực hiện bài bản, do đó chưa động viên kích lệ được các lực lượng giáo dục phát huy được hết năng lực bản thân, chưa chỉ ra được những điểm yếu, những điểm cần khắc phục.
Riêng việc quản lý bổ sung, cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá chỉ có 3,3% đánh gía ở mức rất tốt, chỉ có 40,0% đánh giá mức tốt còn 32,5% đánh giá ở mức khá và còn 24,5% đánh giá mức trung bình.
Việc kiểm tra - đánh giá thông qua hành vi đạo đức của HS mới dừng việc đánh gía tập thể, chưa đánh gía được mỗi cá nhân HS do đó HĐGDNGLL theo hướng TN chưa được mục đích là hình thành phẩm chất năng lực tiễn cho mỗi HS.
Từ thực tế cho thấy Hiệu trưởng các trường THPT huyện Đầm Dơi cần phải có những biện pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá phù hợp hiệu quả hơn.
2.4.5. Thực trạng quản lý điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở trường trung học phổ thông huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau:
Để tìm hiểu thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, chúng tôi khảo sát 120 CBQL, GV của 4 trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau với kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.14.
Bảng 2.14. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
STT
Nội dung quản lý các điều kiện HĐ GDNGLL theo hướng TN Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Cở sở vật chất 51 (42,5%) 69 (57,5%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 2 Chế độ chính sách 25 (20,8%) 67 (55,8%) 28 (23,4%) 0 (0%) 0 (0%) 3 Môi trường văn hóa 86
(71,7%) 34 (28,3%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 4 Đội ngũ tham gia 63
(52,5%) 57 (47,5%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Quản lý các điều kiện phục vụ HĐGDNGLL theo hướng TN của hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn Huyện được thực hiện tốt. Quản lý các điều kiện tốt sẽ làm tiền đề để HĐGDNGLL theo hướng TN càng ngày được hiện thực, thường xuyên và tốt hơn.
Ở nội dung quản lý cơ sở vật chất có 42,5% CBQL, GV đánh giá mức độ rất tốt và 57,5% CBQL, GV đánh giá mức độ tốt. Ở nội dung này, hầu hết CBQL, GV đánh giá cao việc quản lý của Hiệu trưởng. Người hiệu trưởng quản lý tốt cơ sở vật chất thì HĐGDNGLL theo hướng TN của nhà nước mới đạt hiệu quả cao.
Ở nội dung quản lý môi trường văn hóa có 71,7% CBQL, GV đánh giá mức độ quản lý rất tốt và 28,3% CBQL, GV đánh giá mức độ tốt. Ở nội dung quản lý đội ngũ tham gia có 52,5% CBQL, GV đánh giá mức độ quản lý rất tốt và 47,5% CBQL, GV đánh giá mức độ quản lý tốt. Nhìn chung, CBQL, GV đều khẳng định việc quản lý môi trường văn hóa và đội ngũ tham gia của hiệu trưởng trong HĐGDNGLL theo hướng TN là tốt.
Riêng đối với chế độ chính sách có 23,4% CBQL, GV đánh giá mức độ quản lý khá. Có hai nguyên nhân cho thực trạng vừa nêu, đó là hầu hết các hiệu trưởng chưa được đào tạo bài bảng các lớp quản lý tài chính và nguyên nhân thứ hai là hạn chế về vấn đề tài chính.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Đầm Dơi, lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
2.5.1. Điểm mạnh
Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS.
Cơ bản đội ngũ CBQL, GV và HS ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã nhận được tầm quan trọng của HĐGDNGLL theo hướng TN đối với quá trình hình thành phẩm chất năng lực của HS.
CBQL ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau triển khai và thực hiện đầy đủ tinh thần chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau và Bộ GD&ĐT về tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN trong nhà trường.
Tùy đặc điểm tình hình điều kiện thực tế của từng trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã có những hoạt động phù hợp thu hút sự tham gia của HS.
Công tác kiểm tra - đánh giá HĐGDNGLL ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Maucơ bản có sự chỉ đạo thống nhất từ BGH tới các tổ nhóm chuyên môn và toàn thể GV ở các trường THPT trên địa bàn Huyện.
2.5.2. Hạn chế
Vẫn còn một số CBQL, GV, HS nhận thức chưa đúng đắn về mức độ ảnh hưởng của HĐGDNGLL theo hướng TN đối với sự hình thành phát triển các phẩm chất và năng lực HS. Một số GV chỉ chú tâm vào việc truyền thụ các tri thức khoa học và bỏ qua hoàn toàn việc tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN cho HS. Một số GV khác ngại khó nên không đầu tư tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN theo đúng kế hoạch mà chỉ thực hiện đối phó khi BGH kiểm tra.
Việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức cho GV, HS còn bị xem nhẹ, chưa được đầu tư. Do kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN của GV bị hạn chế nên họ thường bám sát nội dung hướng dẫn sách của GV.
Nhiều HS ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau bị động, không có cơ hội tự mình thiết kế, điều khiển hoạt động theo ý tưởng của cá nhân.
Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài trường trong tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN còn chưa thống nhất. Nhiều trường THPT chưa phát huy được sức mạnh của cha mẹ HS, chưa mở rộng phạm vi hoạt động và giao lưu với bên ngoài nhà trường.
Việc sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy còn nhiều thiếu thốn. Kinh phí dành cho HĐGDNGLL theo hướng TN còn chưa đầy đủ.
2.5.3. Thuận lợi
Bộ GDD&ĐT đã ban hành các tài liệu tham khảo, sách GV, phân phối chương trình đối với HĐGDNGLL cấp THPT. Bên cạnh đó, Sở GDD&ĐT tỉnh Cà Mau đã ban hành văn bản khuyến khích các trường tăng cường công tác trải nghiệm sáng tạo cho HS trung học, trong đó có HĐGDNGLL theo hướng TN từ năm học 2018 – 2019. Các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau bước đầu hình thành về cách thức tổ chức và thực hiệnchương trình HĐGDNGLL theo hướng TN.
Lực lượng GV phụ trách và đội ngũ cán bộ Đoàn các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau là những GV trẻ, năng động, trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác, rất tích cực, chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo hướng TN.
HĐGDNGLL theo hướng TN đã thu hút được phần lớn HS tham gia. Thông qua HĐGDNGLL theo hướng TN các em được giao lưu, học hỏi, thể hiện mình và góp phần hoàn thiện bản thân.
Công tác xã hội hoá giáo dục đối với HĐGDNGLL được các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau thực hiện tương đối tốt, huy động được sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục về vật chất và tinh thần nên các HĐGDNGLL theo hướng TN được tổ chức ngày càng tốt hơn.
2.5.4. Khó khăn
Nhận thức về vai trò, vị trí của HĐGDNGLL theo hướng TN ở một bộ phận CBQL, GV, HS và các lực lượng chưa đầy đủ, chưa toàn diện. Vì vậy, việc quản lý và tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo hướng TN chưa thực sự hiệu quả.
Năng lực tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo hướng TN của CBQL, GV phụ trách còn nhiều hạn chế, nên hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa lôi cuốn được HS tham gia.
Công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho CBQL,GV về HĐGDNGLL theo hướng TN chưa thường xuyên và còn nhiều hạn chế.
Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của một số trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau chưa đảm bảo phục vụ cho các HĐGDNGLL, nên có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của HĐGDNGLL theo hướng TN.
Áp lực thi cử có tác động không nhỏ đến phụ huynh và HS, điều đó có ảnh hưởng lớn đến việc tham gia các HĐGDNGLL theo hướng TN của HS.
Tình hình dịch bệnh Covid 19 đã làm ảnh hưởng lớn đến HĐGDNGLL theo hướng TN vì các trường THPT không thể đưa HS đi tham quan, hạn chế tập trung đông người phần nào ảnh hưởng đến HĐGDNGLL theo hướng TN.
kiến của cán bộ, GV là chính. Tài liệu tham khảo và phục vụ cho hoạt động HĐGDNGLL theo hướng TN còn thiếu và không được biên soạn thành hệ thống, gây không ít khó khăn trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Từ phân tích, đánh giá thực trạng quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, qua khảo sát ý kiến của các đối tượng khảo sát, về cơ bản, HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT trên địa bàn Huyện được qua tâm thực hiện. Tuy nhiên, HĐGDNGLL theo hướng TN chưa được tất cả các lực lượng giáo dục xác định là trọng tâm của nhà trường, do đó chưa tích cực tham gia để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, Hiệu trưởng các trường THPTcần khắc phục những hạn chế trong HĐGDNGLL theo hướng TN và có biện pháp quản lý một cách hợp lý, khoa học để hoạt động này thật sự phát huy vai trò và hình thành phát triển phẩm chất nhân cách, năng lực, tâm lý, xã hội ... cũng như các tiềm năng sáng tạo của cá nhân HS.
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau được trình bày ở chương 2 cùng với cơ sở lý luận về quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPTđược trình bày ở chương 1 được chúng tôi sử dụng để đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Khi tiến hành xác định các biện pháp, chúng ta luôn quan tâm và hướng đến đích cuối cùng là biện pháp làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN. Muốn vậy, các biện được xây dựng cần phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của nhà trường, phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tế của địa phương. Có như vậy, các biện pháp mới khả thi và thực sự hữu ích. Đồng thời, các biện pháp được đề xuất có thể chỉ thể hiện nội dung chung nhất, không đề cập một cách tường tận theo đặc thù riêng của từng đơn vị. Trong một số trường hợp, nội dung biện pháp được trình bày dưới dạng giới thiệu mẫu. Trên cơ sở đó, mỗi đơn vị sẽ nghiên cứu cụ thể hóa cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà trường thì công tác giáo dục mới mang lại hiệu quả.
Kết quả khảo sát thể hiện HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau có những đặc điểm riêng biệt với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương có nhiều hạn chế; các điều kiện về cơ sở vật chất chưa đảm bảo; năng lực của đội ngũ CBQL, GV mỗi đơn vị khác nhau...
Chính vì vậy, phải nghiên cứu kỹ điều kiện áp dụng và thực hiện các biện pháp, nếu không các biện pháp chỉ có thể ở văn bản và không thể áp dụng vào thực tế, không có giá trị, điều này sẽ gây lãng phí tiền của và thời gian.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa đòi hỏi chúng ta phải thấy được vấn đề hiện tại của quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN và phải đề xuất được các biện pháp mới, phát triển trên cơ sở kế thừa những yếu tố, những đánh giá tích cực của quá khứ và hiện tại; là quá trình giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong việc quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN.
Các biện pháp đề xuất phải kế thừa những gì đã có, đã làm, đúc kết kinh nghiệm từ thực tế triển khai HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, xuất phát từ thực tiễn và điều kiện triển khai của địa phương, của từng nhà trường và kế thừa những thành quả đã có là một nguyên tắc cơ bản khi xác lập các biện pháp. Mặt khác, có biện pháp đề xuất cũng có thể đã được thực hiện từng lúc, từng nơi ở chừng mực nào đó đảm bảo phù hợp nhằm phát huy những mặt
mạnh của thực trạng quản lý và khắc phục những điểm còn hạn chế làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện, đồng thời phải dựa trên nền tảng cái cũ để cải tiến, phát triển cái mới hoàn thiện hơn. Ngoài ra, khi xây dựng các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN, chúng ta không chỉ tính đến việc thực hiện biện pháp đó ở thời điểm hiện tại mà còn tính đến việc thực hiện biện pháp đó trong tương lai khi HĐGDNGLL theo hướng TN đã thay đổi. Nói cách khác, biện pháp được xây dựng phải tính đến phù hợp cho sự kế thừa tiếp theo hoặc đón đầu sự phát triển của xã hội, của giáo dục thế giới nói chung và của HĐGDNGLL theo hướng TN nói riêng.
Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau không nhằm mục đích tổ chức lại công tác này theo một cách