Tăng cường kiểm tra, đánh giá và giám sát các hoạt động giáo dục ngoà

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 93 - 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá và giám sát các hoạt động giáo dục ngoà

ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

3.2.6.1. Mục tiêu

Nhằm thu thập các thông tin định tính và định lượng, xử lý các thông tin đó, xác định mục tiêu của HĐGDNGLL theo hướng TN có đạt được hay không và nếu đạt được thì ở mức độ nào. Giúp định hướng các hoạt động của thầy và trò sao cho hiệu quả nhất, nghĩa là chúng hướng tới việc đạt được mục tiêu. Kết quả kiểm tra đánh giá sẽ rất hữu ích cho cán bộ giáo viên điều chỉnh nội dung hình thức, phương pháp và cho HS tìm ra nguyên nhân mức độ hoàn thành hoạt động, đồng thời giúp các nhà quản lý có những thay đổi cần thiết trong qua trình quản lý, có cơ sở để chỉ đạo các bộ phận tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN.

3.2.6.2. Nội dung

Hiệu trưởng các nhà trường chỉ đạo Ban chỉ đạo HĐGDNGLL theo hướng TN xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá HĐGDNGLL theo hướng TN và các điều kiện tổ chức ngay từ đầu năm học. Cụ thể các nội dung với các tiêu chí, hình thức và thời gian, tiến độ kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra phải được thảo luận công khai trong hội đồng sư phạm.

Tổ chức kiểm tra hồ sơ HĐGDNGLL theo hướng TN của GV và HS gồm bảng kế hoạch giáo dục của GVCN; sổ biên bản sinh hoạt lớp; sơ đồ chủ nhiệm lớp; sổ chủ nhiệm; hồ sơ tham gia hoạt động của học sinh; các kỹ năng của học sinh sau khi tham gia hoạt động. Nhận xét của đại diện phụ huynh, HS, GVBM và các tổ chức chính trị

xã hội.

Cần kiểm tra kĩ nội dung của HS từ mục tiêu, nội dung hoạt động, công tác chuẩn bị, phương pháp, hình thức tiến hành tổ chức hoạt động đến kết thúc HĐGDNGLL theo hướng TN.

Trực tiếp tham dự hoạt động kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị và tiến hành tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN của các bộ phận, qua đó sẽ nắm sát tình hình để giải quyết kịp thời những phát sinh, uốn nắn lệch lạc trong quá trình tổ chức. Đồng thời đánh giá được việc thể hiện vai trò của giáo viên đối với học sinh.

Chỉ đạo cán bộ chuyên trách lập sổ theo dõi thường xuyên giáo viên sử dụng CSVC, đồ dùng, thiết bị để tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN. Hằng tháng hoặc kết thúc hoạt động có kiểm kê, báo cáo kết quả, đông thời tổng hợp ý kiến đề xuất để nhà trường có phương án điều chỉnh cho phù hợp.

Kiểm tra việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL theo hướng TN của học sinh: Để thực hiện đánh giá theo năng lực trong HĐGDNGLL theo hướng TN cần phải xác định được năng lực cần hình thành là gì, cần tìm ra những minh chứng từ đó suy ra năng lực. Minh chứng phải cụ thể hóa bởi những chỉ số có thể quan sát được (nói, làm, viết, tạo ra được)

Hình thức đánh gía HĐGDNGLL theo hướng TN có thể bằng nhận xét, bằng động viên hoặc bằng xếp loại; sử dụng kết quả sau đánh giá để khẳng định mức độ đạt được của HS về nhận thức, kỹ năng, thái độ và định hướng gía trị so với các yêu cầu đặt ra của mục tiêu hoạt động, để khẳng định mức độ trưởng thành tiến bộ của HS sau mỗi hoạt động. Làm căn cứ đánh giá và xếp loại hạnh kiểm cuối kỳ, cuối năm học.

3.2.6.3. Tổ chức thực hiện

Để triển khai thực hiện việc kiểm tra đánh giá việc huy động các nguồn lực và sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài trường để tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN, trước tiên CBQL phải xây dựng được nội dung, tiêu chí và chuẩn của công tác kiểm tra đánh giá. Nội dung, tiêu chí đánh giá được xây dựng trên kế hoạch huy động và phối hợp đã đặt ra; căn cứ việc thực hiện, đánh giá mức độ hoàn thành của các chỉ tiêu đặt ra cho các lực lượng phối hợp tham gia tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN, sẽ xác định được chuẩn đánh giá. Có nhiều cách xây dựng chuẩn đánh giá nhưng để dễ dàng hơn thì chuẩn đánh giá cần định lượng được số lượng và chất lượng hoàn thành các nhiệm vụ của kế hoạch đề ra. Khi đã có nội dung và chuẩn đánh giá, CBQL tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá; kế hoạch này thực hiện theo tiến trình thời gian của năm học để việc kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL được khách quan trên cơ sở các thời điểm khác nhau và việc thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng dựa vào chuẩn đánh giá tại các thời điểm đó; từ đó phát hiện ra những

hạn chế, sai lệch so với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra; có biện pháp điều chỉnh cho hợp lý hoặc làm căn cứ pháp lý để biểu dương, động viên khen thưởng kịp thời.

Tuy nhiên, để làm tốt công việc này thì trước tiên CBQL phải xây dựng được cơ chế kiểm tra, bao gồm: Một là lực lượng tham gia vào công tác kiểm tra phải có đủ các thành phần của các lực lượng trong và ngoài trường (thành phần cốt cán trong nhà trường, các lực lượng xã hội khác); Hai là trong kiểm tra cần có sự phân công, phân nhiệm một cách rõ ràng, cần có sự hợp tác, phối hợp nhịp nhàng và thống nhất cao giữa các thành viên trong đoàn kiểm tra; Ba là trong quá trình tổ chức kiểm tra đánh giá phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các loại hình kiểm tra như kiểm tra thường xuyên (định kỳ) với kiểm tra đột xuất, kiểm tra trực tiếp với kiểm tra gián tiếp, kiểm tra của đoàn kiểm tra và tự kiểm tra; Bốn là CBQL phải đánh giá được quá trình thực hiện kiểm tra đánh giá đã đúng quy trình hay chưa, đã bám sát vào chuẩn đánh giá hay chưa, có khách quan và phản ánh đúng thực chất kết quả của hoạt động phối hợp hay không, vai trò tham gia của các lực lượng trong và ngoài trường có tác động thế nào đến hiệu quả của HĐGDNGLL theo hướng TN,… Khi đã có kết quả đánh giá, CBQL cần có tổ chức họp rút kinh nghiệm, đề xuất một số vấn đề cần phát huy, điều chỉnh hoặc uốn nắn, xử lý để công tác này ngày càng khách quan và hiệu quả hơn. Cần định hướng các hoạt động kiểm tra đánh giá sao cho kiểm tra được toàn diện, đánh giá được đầy đủ từ khâu lên kế hoạch đến kết quả thực hiện dựa trên tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động đã thống nhất để tiến hành tự kiểm tra, đánh giá các tổ chức tự quản của học sinh; kiểm tra đột xuất để đánh giá mức độ phối hợp thực hiện; kiểm tra, giám sát thường xuyên để đánh giá sự đồng bộ trong phối hợp. Để làm tốt công tác kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài trường trong tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo hướng TN, ngoài việc xây dựng được chuẩn nội dung, kế hoạch kiểm tra đánh giá, còn cần những điều kiện đảm bảo khác như nhân lực, thời gian, kinh phí và phương tiện thực hiện. Trong bốn yếu tố vừa nêu thì các yếu tố nhân lực, thời gian và kinh phí là những “điều kiện cần” đảm bảo tính chất quan trọng, quyết định của giải pháp đưa ra có thể triển khai thực hiện được hay không, sự thành công của giải pháp đạt được đến đâu và đến mức độ khả thi như thế nào, còn phương tiện thực hiện là “điều kiện đủ” để đảm bảo tính hiệu quả của giải pháp đề xuất.

Qua phân tích thực trạng cho thấy, các nhà trường chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hằng tháng của công tác tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN, đa số các trường giao cho tổ chức Đoàn thanh niên và một vài thành viên trong Ban chỉ đạo HĐGDNGLL theo hướng TN theo dõi và kiểm tra chủ yếu là kết quả hoạt động để đánh giá thành tích, xếp hạng thi đua. Do đó, để nâng cao chất lượng quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN người CBQL cần tăng cường kiểm tra,

đánh giá vì đây là hoạt động giáo dục nên kiểm tra không chỉ nhìn vào kết quả của hoạt động mà cần kiểm tra cả một quá trình chuẩn bị, kiểm tra khi hoạt động đang diễn ra, xem xét tinh thần, thái độ của Thầy và Trò khi tham gia. Trong quá trình kiểm tra đánh giá phải có các tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng hoạt động. Cụ thể:

- Phải thành lập Ban chỉ đạo HĐGDNGLL theo hướng TN, Ban chỉ đạo phải hoạt động nề nếp, có lịch sinh hoạt cụ thể hàng tháng. Trưởng Ban chỉ đạo có sự phân nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và xây dựng các tiểu ban phụ trách theo nội dung chương trình của HĐGD NGLL và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động của các tiểu ban. Chúng ta có thể phân chia 5 tiểu ban chỉ đạo theo 5 nội dung như:

+ Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hồ sơ sổ sách của GV và HS.

+ Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động chính trị, xã hội, đạo đức, pháp luật.

+ Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động tìm hiểu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ học tập.

+ Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động lao động công ích, lao động sản xuất – hướng nghiệp.

+ Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động văn hóa – nghệ thuật.

+ Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động thể dục thể thao, quốc phòng, tham quan du lịch.

- Trong quá trình kiểm tra chúng ta có thể áp dụng một số kỹ thuật kiểm tra: + Phân công các thành viên đi dự giờ một số hoạt động cụ thể của các lớp. + Quan sát các hoạt động của giáo viên và học sinh.

+ Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, giáo án và một số sản phẩm của hoạt động. + Ta có thể trao đổi, trò chuyện trực tiếp cùng học sinh, giáo viên.

- Sau khi tổ chức kiểm tra xong, các thành viên trong Ban chỉ đạo HĐGDNGLL theo hướng TN cần tổng hợp tất cả phiếu kiểm tra và từ đó có đánh giá. Ngay phiên họp Hội đồng sư phạm tháng kế tiếp, Ban chỉ đạo tổ chức đánh giá HĐGDNGLL theo hướng TN, cần rút kinh nghiệm về các hình thức tổ chức hoạt động, các phương pháp tổ chức hiệu quả, những ưu điểm, khuyết điểm còn tồn tại, kế hoạch cần bổ sung.

Tổ chức tổng kết, đánh giá thi đua khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau. Qua kiểm tra phải rút ra bài học kinh nghiệm cho tất cả cá nhân, tập thể.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra kỹ giám sát để đảm bảo mọi HĐGDNGLL theo hướng TN không có sai sót và đều hướng tới mục tiêu.

Thực hiện đánh gái và sử dụng các kết quả sau đánh giá cần được những người liên quan trực tiếp là HS, GV, PH của HS và CBQL thực hiện thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Tổ chức tổng kết, đánh giá thi đua khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau. Qua kiểm tra phải rút ra bài học kinh nghiệm cho tất cả cá nahan, tập thể.

Xây dựng được bộ chuẩn đánh giá năng lực một cách chính xác và thống nhất, phổ biến trong toàn trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)