Các yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 44)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5. Các yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trả

1.5.1. Yếu tố chủ quan

Trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động như:

- Giáo viên, người tổ chức: Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, cán bộ các tiểu ban, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường cần có sự nhận thức đúng về vai trò và tác dụng của hoạt động, có uy tín, có trình độ, am hiểu, có phẩm chất, có năng lực tổ chức, điều hành, có tinh thần trách nhiệm. Do đó, công tác bồi dưỡng giáo viên nói chung và bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN cho cán bộ GV là cần thiết và quan trọng.

chức HĐGDNGLL theo hướng TN. Phát huy tính chủ động, tính tích cực của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả của các em. Đó là khả năng tự quản HĐGDNGLL theo hướng TN của học sinh, khả năng tự quản sẽ tạo điều kiện cho học sinh phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia và điều khiển hoạt động của tập thể. Vì vậy, đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL phải kiên quyết khắc phục tính áp đặt, bao biện, làm thay cho học sinh. Phải đưa học sinh vào những tình huống cụ thể với những công việc được giao, giáo viên hướng dẫn, giám sát, điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đề ra. Phát huy tối đa vai trò, khả năng của ban cán sự lớp, lôi kéo mọi cá nhân trong lớp cùng tham gia tích cực vào các bước của hoạt động. HĐGDNGLL theo hướng TN là hoạt động có thế mạnh nhất định, nếu phát huy được tính tích cực của các em sẽ giúp các em phát triển phẩm chất, năng lực của người học và được trưởng thành.

- Nội dung chương trình: Việc mở rộng kiến thức phù hợp với lứa tuổi sẽ làm cho học sinh hào hứng, có tác dụng bổ trợ kịp thời cho giờ học trên lớp và giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống. HĐGDNGLL theo hướng TN khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi kiến thức, thích khám phá cái mới của lứa tuổi học sinh THPT thì nội dung kiến thức sẽ được mở rộng phong phú. Nhà trường phải chọn nội dung sao cho phù hợp với mục tiêu của hoạt động, đảm bảo cân đối kiến thức chuyên môn, kiến thức văn hóa, phù hợp với lứa tuổi, bám sát từng chủ đề trên các mặt thực tiễn xã hội, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, điều kiện thực tế của nhà trường.

- Hình thức tổ chức: HĐGDNGLL theo hướng TN phải đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức sẽ mang lại sự hấp dẫn, thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Vì vậy, phương pháp tổ chức đòi hỏi phải đa dạng, phong phú. Việc đổi mới phương pháp tổ chức là cần thiết, tránh lặp đi, lặp lại gây sự nhàm chán, đơn điệu, mất hứng thú của học sinh khi tham gia các hoạt động. Cần lựa chọn hình thức tổ chức hợp lý cho các chủ đề, các khối lớp và toàn trường. Có thể tổ chức đan xen giữa các khối lớp hoặc tổ chức hoạt động chung cho toàn trường, để tiết kiệm thời gian và phát huy sức mạnh của tất cả các lực lượng, tạo phong trào thi đua sôi nổi như hội trại, hội diễn văn nghệ, hoạt động thể thao…

- Vai trò người quản lý: Người hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện nhà trường trong đó có HĐGDNGLL theo hướng TN. HĐGDNGLL đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề khác nhau từ nội dung đến hình thức. Vì vậy, đòi hỏi người quản lý, tổ chức phải có năng lực về tổ chức, có hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, nắm bắt, cập nhật nhiều thông tin, có khả năng diễn đạt, năng động, sáng tạo, luôn có ý thức tìm tòi cái mới, biết huy động các thành viên tham gia hoạt động, có năng khiếu

trên một số lĩnh vực nhất định. Năng lực của người quản lý, của hiệu trưởng, của người tổ chức có tác động rất lớn đến hiệu quả tổ chức hoạt động trong nhà trường. Đòi hỏi người quản lý, tổ chức phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL theo hướng TN đối với việc giáo dục toàn diện học sinh. Từ đó để có cơ sở xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và kiểm tra đánh giá đạt được hiệu quả cao nhất.

1.5.2. Yếu tố khách quan

- Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị, sân bãi: Để đảm ảo phục vụ tốt nhất cho HĐGDNGLL theo hướng TN đòi hỏi người hiệu trưởng phải có sự quan tâm, đầu tư đúng mức. Cần đầu tư đầy đủ, đồng bộ, sửa chữa các trang thiết bị cũ, hư hỏng để phát huy được hiệu quả của hoạt động. Trong quá trình đầu tư, sửa chữa có thể đề nghị cấp trên đầu tư, có thể từ các nguồn tài trợ, hay xã hội hóa… làm cho cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL theo hướng TN ngày càng đầy đủ và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng.

- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, gia đình học sinh: Những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì HĐGDNGLL theo hướng TN luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư và hỗ trợ một cách đầy đủ, việc tổ chức hết sức thuận lợi. Những địa phương điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn thì nhiều bậc phụ huynh còn có những quan niệm chưa đúng về HĐGDNGLL theo hướng TN. Họ chỉ quan tâm vào việc học tập, thu nhận các kiến thức văn hóa, khoa học mà chưa khuyến khích tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các HĐGDNGLL theo hướng TN.

- Về cơ chế chính sách: Phải có sự quan tâm, tạo điều kiện từ nhiều phía; sự hỗ trợ và tham gia tích cực của các lực lượng giáo dục; đánh giá đúng vai trò giáo dục của HĐGDNGLL theo hướng TN; chính sách đào tạo, bồi dưỡng và động viên khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên phụ trách hoạt động.

Tóm lại, muốn HĐGDNGLL theo hướng TN được tiến hành một cách có hiệu quả thì người hiệu trưởng cần có sự quan tâm, chỉ đạo và chú ý đến những tác động của từng yếu tố để có tác động một cách phù hợp, đồng bộ, khoa học và hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT được thực hiện nhằm mục đích chính là hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có ở con người trong xã hội hiện đại.

Quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT là qúa trình tác động đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện và được thực hiện bằng các chức năng quản lý: Lập kế hoạch – Tổ chức thực hiện – Chỉ đạo – Kiểm tra, đánh giá.

Chương 1 là cơ sở lý luận về HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT và quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT đã nêu ra những khái niệm cơ bản như: Quản lý, quản lý giáo dục, giáo dục, HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT, nội dung HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT và những nội dung chính trong những hoạt động này. Đồng thời làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT như nhận thức của các lực lượng tham gia, là tiền đề để nghiên cứu thực trạng và đề ra biện pháp hợp lý, đem lại hiệu quả hoạt động giáo dục trải nghiệm nói chung, nâng cao chất lượng HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU

2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

- Mô tả khách thể nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu.

- Đánh giá nhận thức của CBQL, giáo viên và HS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi về vai trò của HĐGDNGLL theo hướng TN.

- Tìm hiểu thực trạng tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

- Tìm hiểu công tác quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

- Trên cơ sở thực trạng đề xuất biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

2.1.2. Nội dung và phương pháp khảo sát

2.1.2.1. Nội dung khảo sát

- Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai trò của HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

- Thực trạng tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

2.1.2.2. Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra bằng Anket là chủ đạo, kết hợp và được bổ sung bởi các Phương pháp nghiên cứu khác: Phương pháp quan sát thực tế và các Phương pháp xử lý dữ liệu thống kê.

2.1.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát

2.1.3.1. Đối tượng

Đề tài đã tiến hành khảo sát các đối tượng CBQL, giáo viên và HS tại 4 trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau với số lượng như sau:

- Học sinh: 1000 em, đại diện 3 khối tại 4 trường THPT trên địa bàn huyện - Cán bộ quản lý và giáo viên là: 120 ( 11 cán bộ quản lý; 79 giáo viên; 30 cán bộ Đoàn).

2.1.3.2. Địa bàn khảo sát

- Tại trường THPT Tân Đức, trường THPT Đầm Dơi, trường THPT Thái Thanh Hòa, trường THPT Quách Văn Phẩm trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

- Gặp gỡ một số CBQL trường THPT Tân Đức, trường THPT Đầm Dơi, trường THPT Thái Thanh Hòa, trường THPT Quách Văn Phẩm trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

2.1.4. Thời gian khảo sát

Từ ngày 01 tháng 12 năm 2020 đến 30 tháng 01 năm 2021

2.1.5. Xử lý số liệu và viết báo cáo hiệu quả khảo sát

Với kết quả thu được tác giả đã sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu: Tính % ý kiến, tính điểm trung bình từ kết quả số lượng ý kiến và viết báo cáo.

2.2. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội – giáo dục huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau tỉnh Cà Mau

2.2.1. Khái quát kinh tế - xã hội huyện Đầm Dơi

Huyện Đầm Dơi nằm về phía Đông Nam của tỉnh Cà Mau. Phía Bắc giáp thành phố Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp huyện Ngọc Hiển, phía Tây giáp huyện Cái Nước, phía Đông giáp biển Đông. Dân số huyện Đầm Dơi tính đến năm 2020 là 175.612 người. Đầm Dơi là nơi cư trú của nhiều dân tộc. Dân tộc có số dân đông là Kinh, Khmer và Hoa. Đầm Dơi là huyện có lãnh thổ rộng lớn nhất tỉnh Cà Mau. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 826,06 km2 (82.606 ha). Huyện Đầm Dơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng khí hậu ven biển cận xích đạo. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26,500

C. Tháng nóng nhất là tháng tư, nhiệt độ trung bình trong tháng là 27,80C. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, có các sông lớn như: Gành Hào, Đầm Chim, Kênh Đội Cường.Kinh tế chủ yếu của huyện Đầm Dơi là nuôi trồng thủy hải sản.

Huyện Đầm Dơi có 15 đơn vị xã và 01 thị trấn (Thanh Tùng, Quách Phẩm, Quách Phẩm Bắc, Trần Phán, Tân Duyệt, Tạ An Khương, Tạ An Khương Đông, Tạ An Khương Nam, Tân Đức, Tân Tiến, Nguyễn Huân, Tân Thuận, Ngọc Chánh, Tân Trung, Tân Dân và thị trấn Đầm Dơi), Có 132 ấp, khóm.

Tiềm năng kinh tế biển là một trong những thế mạnh của huyện, vùng biển Cà Mau là một trong 4 ngư trường lớn của cả nước, trữ lượng lớn, chủng loại đa dạng, nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: Tôm, mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo, cá chim, cá mú. . . Các tổ chức quốc tế và trong nước đã nghiên cứu vùng biển Cà Mau và đánh giá trữ lượng hải sản ở vùng biển Cà Mau cho phép khai thác hàng năm khoảng 600 - 700 ngàn tấn, lớn nhất là ở vùng biển có độ sâu 21m - 50m. Tài nguyên biển Đầm Dơi còn có đặc thù riêng về khả năng phát triển du lịch ven biển, làm muối - xã Tân Thuận là nơi làm muối duy nhất của tỉnh Cà Mau. Đầm Dơi có tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch biển, trong đó sân chim Đầm Dơi và bãi cát tại cửa biển Giá Lồng Đèn là những nơi có khả năng thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến tham quan.

2.2.2. Khái quát về giáo dục và đào tạo của huyện Đầm Dơi

Mặc dù là huyện vùng sâu của tỉnh Cà Mau nhưng giáo dục và đào tạo của huyện Đầm Dơi có bước phát triển vượt bậc. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Đầm Dơi luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và đầu tư của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đã có bước phát triển vững chắc cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả giảng dạy. Toàn huyện có 16 trường đạt chuẩn quốc gia: 01 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 02 trường trung học cơ sở. Đối với cấp THPT,hiện tại huyện Đầm Dơi có 04 trường trung học phổ thông, trong đó có 01 trường đạt chuẩn quốc gia. Đây là trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của tỉnh Cà Mau.

Hệ thống mạng lưới trường lớp đã được sắp xếp, mở rộng ngày càng hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh. Toàn huyện có 73 trường học, 16/16 đơn vị xã, thị trấn thành lập Trung tâm học tập cộng đồng.

Huyện Đầm Dơi có 1.330 phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc. Đa số các các phòng học, phòng làm việc đều được xây dựng cơ bản chiếm hơn 60%, số còn lại là phòng bán cơ bản, không có phòng cây lá tạm bợ.

Chất lượng giáo dục hai mặt trong toàn huyện có sự chuyển biến rõ rệt. Giáo dục toàn diện cho học sinh được quan tâm đúng mức, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém được chú trọng. Các phong trào mũi nhọn tiếp tục được duy trì và phát triển, tỷ lệ trẻ đến trường đều đạt yêu cầu đề ra.

Tổng số cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên toàn huyện là 2.144 người. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học: mầm non đạt 97.95%, tiểu học đạt 99.77%, trung học cơ sở đạt 99,20%, THPT đạt 99,32%. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đa số đều có phẩm chất đạo đức tốt, đạt chuẩn trình độ chuyên môn, yêu nghề, yêu trẻ, tận tụy với công việc. Chất lượng giảng dạy và giáo dục các em ngày càng được nâng cao.

2.2.3. Khái quát về các trường trung học phổ thông ở huyện Đầm Dơi

Huyện Đầm Dơi là một huyện vùng sông nước có diện tích rộng, đông dân, việc đi lại của học sinh gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 4 trường THPT (2 trường tại nội ô chợ huyện, còn 2 trường nằm ở xã vùng ven), trong đó có trường THPT Đầm Dơi là trường THPT đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên ở cấp THPT của tỉnh Cà Mau.

Những năm gần đây sự nghiệp giáo dục của huyện được Đảng, chính quyền các cấp, các ngành quan tâm. Hệ thống trường lớp, nhà hiệu bộ, nhà công vụ được đầu tư xây dựng và mua sắm góp phần đưa chất lượng của huyện Đầm Dơi ngày càng toàn

diện hơn.

Theo số liệu Báo cáo đầu năm học 2020 - 2021 của 4 trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi. Toàn huyện hiện có 4 trường học với 11 cán bộ quản lý, 225 giáo viên, với 104 lớp và 4377 học sinh, trong đó:

Bảng 2.1. Số lượng trường học, lớp, CBQL, GV và số lượng HS các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)