Quản lý kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Quản lý kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo

Kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả là một trong bốn khâu quan trọng của quá trình quản lý (kế – tổ – đạo – kiểm). Vì vậy, công tác kiểm tra sẽ giúp Hiệu trưởng đánh giá lại những việc đã làm được, những gì chưa làm được so với mục tiêu và kế hoạch đề ra. Từ đó, người quản lý có những biện pháp chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hạn chế, yếu kém đảm bảo hoạt động được diễn ra thành công và đạt hiệu quả cao.

Mục đích của kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL theo hướng TN là để động viên, tư vấn và thúc đẩy, không nặng về phê bình, xếp loại. Việc kiểm tra, đánh giá cần tiến hành thường xuyên và theo định kì tuần, tháng, về tiến độ thực hiện kế hoạch. Hiệu trưởng có thể trực tiếp kiểm tra hoặc thông qua các thành viên Ban chỉ đạo, kiểm tra về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức, kết quả giáo dục về các mặt, nề nếp học sinh

khi tham gia hoạt động, kết quả của cả hoạt động.

Cách thức kiểm tra, kiểm tra qua hồ sơ, kiểm tra qua áo cáo, qua trao đổi với các bộ phận và kiểm tra qua việc trực tiếp dự một hoạt động để có các biện pháp xử lý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT.

Tóm lại, HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh của mỗi nhà trường đặc biệt là ở cấp THPT. Với mục đích tiếp nối hoạt động dạy học là nhằm khắc sâu kiến thức của các bộ môn văn hóa bằng cách tổ chức ngoại khóa, trải nghiệm. Vì vậy, trong công tác quản lý, Hiệu trưởng cần phải tổ chức chỉ đạo hoạt động này một cách cân đối, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường, của cấp học.

1.4.5. Quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở trường trung học phổ thông

1.4.5.1. Về cơ sở vật chất và thiết bị

Quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các HĐGDNGLL theo hướng TN như thiết bị về âm thanh, ánh sáng, nhà học đa năng, máy chiếu, máy ảnh, các thiết bị hỗ trợ khác ….Cần được bảo quản và quản lý hiệu quả, tránh thất thoát và hư hỏng, giảm chất lượng, tạo hiệu ứng kém làm ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường nói chung, của HĐGDNGLL theo hướng TN nói riêng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính là những điều kiện không thể thiếu và có tính quyết định đến hiệu quả của hoạt động GDNGLL. Thiết bị hiện đại, phù hợp với hình thức tổ chức phong phú sẽ phát huy tối đa hiệu quả và tăng tính hấp dẫn cho hoạt động.

Ngoài ra, để HĐGDNGLL đạt hiệu quả tốt thì phương tiện giáo dục phải đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, độ bền, độ an toàn và được sử dụng một cách tối đa, thường xuyên. Để đảm bảo độ bền của các phương tiện giáo dục, hiệu trưởng cần mua sắm đồ dùng có chất lượng, có sổ sách theo dõi, ghi chép tình trạng sử dụng, giao trách nhiệm tự quản trang thiết bị cho GV và HS. Việc bố trí các khu vui chơi, sân bãi luyện tập phải thuận tiện hợp lý. Nhà trường phải có trách nhiệm làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của trang thiết bị giáo dục đối với các HĐGDNGL và các hoạt động ngoại khóa của học sinh.

1.4.5.2. Các lực lượng tham gia

Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao, muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện chúng ta phải coi trọng vai trò giáo dục của cả nhà trường – gia đình

– xã hội. Có một môi trường giáo dục đồng bộ, lành mạnh giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ giúp cho học sinh hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện nhất. Quản lý HĐ của GV: trọng tâm là xây dựng một đội ngủ GV có năng lực, có phẩm chất để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục. Chính vì vậy, Hiệu trưởng lên kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV về các HĐGDNGLL, huấn luyện các kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN. Chính trong HĐGDNGLL giúp cho giáo viên có điều kiện gần gủi HS, nắm vững những biểu hiện tư tưởng tình cảm của các em ngay trong sinh hoạt tập thể. Phạm vi giờ lên lớp không cho phép GV hiểu sâu sắc đối tượng GD vì tư tưởng tình cảm đạo đức của HS không phải là những khái niệm, những công thức, những câu lý luận trong sách vỡ mà là cái thực trong mối quan hệ với thầy cô bạn bè.

Quản lý công tác phối hợp các lực lượng: HĐGDNGLL theo hướng TN càng cần thiết hơn sự tham gia giáo dục một cách đồng bộ, hiệu quả của các lực lượng giáo dục trong và ngoài xã hội. Trong nhà trường, các lực lượng rất cần thiết và không thể thiếu khi tham gia HĐGDNGLL theo hướng TN đó là: Công đoàn nhà trường, Đoàn Thanh niên, tùy vào mục tiêu, nội dung của từng hoạt động mà ta có thể mời các lực lượng tham gia như: Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên huyện, Công an, Y tế, Quân sự…

Mỗi lực lượng này đều có những thế mạnh đặc trưng không giống nhau nhưng có sự hỗ trợ nhau rất lớn trong việc tổ chức các HĐGDNGLL theo hướng TN một cách hiệu quả. Việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chính là việc thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục trong mỗi nhà trường. Vì vậy, cần có sự quản lý một cách hiệu quả sự phối hợp thực hiện của các lực lượng khi tham gia để tăng hiệu quả của hoạt động này.

1.5. Các yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở trường trung học phổ thông hướng trải nghiệm ở trường trung học phổ thông

1.5.1. Yếu tố chủ quan

Trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động như:

- Giáo viên, người tổ chức: Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, cán bộ các tiểu ban, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường cần có sự nhận thức đúng về vai trò và tác dụng của hoạt động, có uy tín, có trình độ, am hiểu, có phẩm chất, có năng lực tổ chức, điều hành, có tinh thần trách nhiệm. Do đó, công tác bồi dưỡng giáo viên nói chung và bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN cho cán bộ GV là cần thiết và quan trọng.

chức HĐGDNGLL theo hướng TN. Phát huy tính chủ động, tính tích cực của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả của các em. Đó là khả năng tự quản HĐGDNGLL theo hướng TN của học sinh, khả năng tự quản sẽ tạo điều kiện cho học sinh phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia và điều khiển hoạt động của tập thể. Vì vậy, đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL phải kiên quyết khắc phục tính áp đặt, bao biện, làm thay cho học sinh. Phải đưa học sinh vào những tình huống cụ thể với những công việc được giao, giáo viên hướng dẫn, giám sát, điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đề ra. Phát huy tối đa vai trò, khả năng của ban cán sự lớp, lôi kéo mọi cá nhân trong lớp cùng tham gia tích cực vào các bước của hoạt động. HĐGDNGLL theo hướng TN là hoạt động có thế mạnh nhất định, nếu phát huy được tính tích cực của các em sẽ giúp các em phát triển phẩm chất, năng lực của người học và được trưởng thành.

- Nội dung chương trình: Việc mở rộng kiến thức phù hợp với lứa tuổi sẽ làm cho học sinh hào hứng, có tác dụng bổ trợ kịp thời cho giờ học trên lớp và giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống. HĐGDNGLL theo hướng TN khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi kiến thức, thích khám phá cái mới của lứa tuổi học sinh THPT thì nội dung kiến thức sẽ được mở rộng phong phú. Nhà trường phải chọn nội dung sao cho phù hợp với mục tiêu của hoạt động, đảm bảo cân đối kiến thức chuyên môn, kiến thức văn hóa, phù hợp với lứa tuổi, bám sát từng chủ đề trên các mặt thực tiễn xã hội, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, điều kiện thực tế của nhà trường.

- Hình thức tổ chức: HĐGDNGLL theo hướng TN phải đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức sẽ mang lại sự hấp dẫn, thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Vì vậy, phương pháp tổ chức đòi hỏi phải đa dạng, phong phú. Việc đổi mới phương pháp tổ chức là cần thiết, tránh lặp đi, lặp lại gây sự nhàm chán, đơn điệu, mất hứng thú của học sinh khi tham gia các hoạt động. Cần lựa chọn hình thức tổ chức hợp lý cho các chủ đề, các khối lớp và toàn trường. Có thể tổ chức đan xen giữa các khối lớp hoặc tổ chức hoạt động chung cho toàn trường, để tiết kiệm thời gian và phát huy sức mạnh của tất cả các lực lượng, tạo phong trào thi đua sôi nổi như hội trại, hội diễn văn nghệ, hoạt động thể thao…

- Vai trò người quản lý: Người hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện nhà trường trong đó có HĐGDNGLL theo hướng TN. HĐGDNGLL đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề khác nhau từ nội dung đến hình thức. Vì vậy, đòi hỏi người quản lý, tổ chức phải có năng lực về tổ chức, có hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, nắm bắt, cập nhật nhiều thông tin, có khả năng diễn đạt, năng động, sáng tạo, luôn có ý thức tìm tòi cái mới, biết huy động các thành viên tham gia hoạt động, có năng khiếu

trên một số lĩnh vực nhất định. Năng lực của người quản lý, của hiệu trưởng, của người tổ chức có tác động rất lớn đến hiệu quả tổ chức hoạt động trong nhà trường. Đòi hỏi người quản lý, tổ chức phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL theo hướng TN đối với việc giáo dục toàn diện học sinh. Từ đó để có cơ sở xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và kiểm tra đánh giá đạt được hiệu quả cao nhất.

1.5.2. Yếu tố khách quan

- Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị, sân bãi: Để đảm ảo phục vụ tốt nhất cho HĐGDNGLL theo hướng TN đòi hỏi người hiệu trưởng phải có sự quan tâm, đầu tư đúng mức. Cần đầu tư đầy đủ, đồng bộ, sửa chữa các trang thiết bị cũ, hư hỏng để phát huy được hiệu quả của hoạt động. Trong quá trình đầu tư, sửa chữa có thể đề nghị cấp trên đầu tư, có thể từ các nguồn tài trợ, hay xã hội hóa… làm cho cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL theo hướng TN ngày càng đầy đủ và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng.

- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, gia đình học sinh: Những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì HĐGDNGLL theo hướng TN luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư và hỗ trợ một cách đầy đủ, việc tổ chức hết sức thuận lợi. Những địa phương điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn thì nhiều bậc phụ huynh còn có những quan niệm chưa đúng về HĐGDNGLL theo hướng TN. Họ chỉ quan tâm vào việc học tập, thu nhận các kiến thức văn hóa, khoa học mà chưa khuyến khích tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các HĐGDNGLL theo hướng TN.

- Về cơ chế chính sách: Phải có sự quan tâm, tạo điều kiện từ nhiều phía; sự hỗ trợ và tham gia tích cực của các lực lượng giáo dục; đánh giá đúng vai trò giáo dục của HĐGDNGLL theo hướng TN; chính sách đào tạo, bồi dưỡng và động viên khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên phụ trách hoạt động.

Tóm lại, muốn HĐGDNGLL theo hướng TN được tiến hành một cách có hiệu quả thì người hiệu trưởng cần có sự quan tâm, chỉ đạo và chú ý đến những tác động của từng yếu tố để có tác động một cách phù hợp, đồng bộ, khoa học và hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT được thực hiện nhằm mục đích chính là hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có ở con người trong xã hội hiện đại.

Quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT là qúa trình tác động đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện và được thực hiện bằng các chức năng quản lý: Lập kế hoạch – Tổ chức thực hiện – Chỉ đạo – Kiểm tra, đánh giá.

Chương 1 là cơ sở lý luận về HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT và quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT đã nêu ra những khái niệm cơ bản như: Quản lý, quản lý giáo dục, giáo dục, HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT, nội dung HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT và những nội dung chính trong những hoạt động này. Đồng thời làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT như nhận thức của các lực lượng tham gia, là tiền đề để nghiên cứu thực trạng và đề ra biện pháp hợp lý, đem lại hiệu quả hoạt động giáo dục trải nghiệm nói chung, nâng cao chất lượng HĐGDNGLL theo hướng TN ở trường THPT nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU

2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

- Mô tả khách thể nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu.

- Đánh giá nhận thức của CBQL, giáo viên và HS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi về vai trò của HĐGDNGLL theo hướng TN.

- Tìm hiểu thực trạng tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

- Tìm hiểu công tác quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

- Trên cơ sở thực trạng đề xuất biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

2.1.2. Nội dung và phương pháp khảo sát

2.1.2.1. Nội dung khảo sát

- Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai trò của HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

- Thực trạng tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

2.1.2.2. Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra bằng Anket là chủ đạo, kết hợp và được bổ sung bởi các Phương pháp nghiên cứu khác: Phương pháp quan sát thực tế và các Phương pháp xử lý dữ liệu thống kê.

2.1.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát

2.1.3.1. Đối tượng

Đề tài đã tiến hành khảo sát các đối tượng CBQL, giáo viên và HS tại 4 trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau với số lượng như sau:

- Học sinh: 1000 em, đại diện 3 khối tại 4 trường THPT trên địa bàn huyện - Cán bộ quản lý và giáo viên là: 120 ( 11 cán bộ quản lý; 79 giáo viên; 30 cán bộ Đoàn).

2.1.3.2. Địa bàn khảo sát

- Tại trường THPT Tân Đức, trường THPT Đầm Dơi, trường THPT Thái Thanh Hòa, trường THPT Quách Văn Phẩm trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

- Gặp gỡ một số CBQL trường THPT Tân Đức, trường THPT Đầm Dơi, trường THPT Thái Thanh Hòa, trường THPT Quách Văn Phẩm trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

2.1.4. Thời gian khảo sát

Từ ngày 01 tháng 12 năm 2020 đến 30 tháng 01 năm 2021

2.1.5. Xử lý số liệu và viết báo cáo hiệu quả khảo sát

Với kết quả thu được tác giả đã sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý số

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)