8. Cấu trúc của luận văn
3.4.4. Phương pháp khảo sát
Phương pháp chúng tôi sử dụng trong quá trình khảo nghiệm là các phương pháp định lượng và phương pháp định tính.
- Phương pháp định lượng: Thu thập kết quả số liệu thông qua khảo nghiệm ằng phiếu điều tra.
- Phương pháp định tính: Thu thập thông tin thông qua phỏng vấn trực tiếp người đối thoại để thu thập các thông tin cần thiết cho kết quả khảo nghiệm.
3.4.5. Kết quả khảo sát
Để kiểm chứng cho các biện pháp đã đề ra, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến và phỏng vấn đội ngũ cán bộ chủ chốt, các GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp trên.
Bảng 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
TT Tên biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN Tính cấp thiết (n = 115) Điểm TB Thứ bậc Rất cần thiết (4) Cần thiết (3) Ít cần thiết (2) Không cần thiết (1) 1
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm
82 33 0 0 3.71 1
2
Nâng cao năng lực hoạt động của ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm
34 72 9 0 3.22 5
3
Đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm
65 50 0 0 3.57 3
TT Tên biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN Tính cấp thiết (n = 115) Điểm TB Thứ bậc Rất cần thiết (4) Cần thiết (3) Ít cần thiết (2) Không cần thiết (1) 4 cho đội ngũ giáo viên về tổ
chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm
5
Tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm
31 69 15 0 3.14 6
6
Tăng cường kiểm tra, đánh giá và giám sát các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm
63 52 0 0 3.55 4
Qua kết quả khảo nghiệm ở Bảng 3.1 cho thấy, các biện pháp quản lý đề xuất được đánh giá là mang tính cần thiết cao, điểm trung bình của các biện pháp tương đối cao từ 3,15 đến 3,71 điểm.
Trong 6 biện pháp đề xuất, thì Biện pháp “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” được đánh giá là cần thiết nhất với điểm trung bình 3,71 xếp thứ 1; tiếp theo là Biện pháp “Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” với điểm trung bình là 3,58 xếp thứ 2; vị trí thứ 3 là Biện pháp “Đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” với điểm trung bình là 3,57 điểm;
Còn lại là các biện pháp lần lượt như: Biện pháp “Tăng cường kiểm tra, đánh giá và giám sát các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” với 3,55 điểm xếp thứ 4; Biện pháp “Nâng cao năng lực hoạt động của ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” 3,22 điểm xếp thứ 5; Biện pháp “Tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” với 3,14 điểm xếp thứ 6.
Bảng 3.2.Tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
TT
Tên biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN Tính khả thi (n = 115) Điểm TB Thứ bậc Rất khả thi (4) Khả thi (3) Ít khả tht (2) Không Khả thi (1) 1
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm
56 52 7 0 3.43 4
2
Nâng cao năng lực hoạt động của ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm
48 54 13 0 3.30 6
3
Đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm
79 36 0 0 3.69 1
4
Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm
58 57 0 0 3.50 3
5
Tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm
54 50 11 0 3.38 5
6
Tăng cường kiểm tra, đánh giá và giám sát các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm
Quan sát kết quả khảo sát ở Bảng 3.2 cho thấy, các biện pháp quản lý đề xuất được đánh giá là có tính khả thi cao, điểm trung bình của các biện pháp từ 3,30 đến 3,69 điểm. Trong đó, có 4 biện pháp quản lý đề xuất được cho là rất khả thi và xếp theo thứ tự từ 1 đến 4 như sau: Biện “Đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” điểm trung ình là 3,69 điểm; Biện pháp “Tăng cường kiểm tra, đánh giá và giám sát các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” với 3,52 điểm; Biện pháp “Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” điểm trung bình là 3,50 điểm; Biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” với 3,43 điểm xếp thứ 4. Các Biện pháp tiếp theo như: Biện pháp “Tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” 3,38 điểm xếp thứ 5; Biện pháp “Nâng cao năng lực hoạt động của ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” với 3,30 điểm xếp thứ 6.
Qua Bảng số liệu 3.1 và 3.2 có thể thấy, biện pháp “Nâng cao nhận thức của cán CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” được đánh giá là có mức độ cần thiết cao nhất, trong khi đó biện pháp “Đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” có tính khả thi nhất.
Qua phỏng vấn trực tiếp, các ý kiến được hỏi cho rằng, biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” là thực sự cần thiết. Vì trên thực tế việc nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên về HĐGDNGLL theo hướng TN chưa đầy đủ, còn phân tán nên có một số hoạt động tổ chức không theo trình tự, quy trình, nội dung, hình thức còn đơn điệu, nhàm chán, hiệu quả không cao. Khi có nhận thức đúng thì hành động đúng và kết quả cao, nhận thức đầy đủ về HĐGDNGLL theo hướng TN từ đó đề cao ý thức trách nhiệm, thống nhất về nhận thức và hành động, hăng hái đóng góp trí tuệ, công sức của mình để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Đồng thời, biện pháp “Đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” được cho là có tính khả thi cao nhất vì khi nội dung và hình thức được tổ chức đa dạng và phong phú sẽ lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia và đạt hiệu quả cao. Đảm bảo cho việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo hướng TN đúng định hướng, sát nội dung với các hình thức tổ chức đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động.
tính khả thi cao. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và thế mạnh riêng, nhưng giữa các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ nhau, tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, để HĐGDNGLL theo hướng TN đạt được hiệu quả cao người quản lý cần phải kết hợp thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp trên.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế công tác quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL theo hướng TN nhằm khắc phục những hạn chế mà nhà trường đang mắc phải. Các biện pháp đã được tiến hành khảo sát và khẳng định tính cấp thiết và khả thi để các trường có thể vận dụng vào thực tiễn.
Qua kết quả khảo sát cho thấy, tính hợp lý và khả thi của các biện pháp được đánh giá cao. Chúng tôi tin tưởng rằng, các biện pháp đề xuất trên có thể vận dụng trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau và các trường THPT trên địa bàn tỉnh có điều kiện tương tự, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
Sáu biện pháp trên có mối quan hệ chặc chẽ, tác động lẫn nhau, cần phải thực hiện đồng đều, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Các biện pháp đã nêu đã được tiến hành khảo nghiệm và khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả cảu các biện pháp đó.
Đây là các biện pháp quản lý có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn, có thể giúp BGH các trường THPT trên dịa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau quan tâm phát huy, áp dụng vào thực tiễn trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL theo hướng TN trong thời gian tới.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
HĐGDNGLL theo hướng TN là một phần không thể thiếu của quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường THPT, là con đường quan trọng để hình thành các phẩm chất và năng lực thực tiễn cho HS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng với việc xây dựng con người mới phù hợp với sự phát triển chung của thời đại. Đây là hoạt động gắn kết giữa nhà trường với cuộc sống xã hội, hướng cho HS tạo lập năng lực thích ứng cao, hình thành kỹ năng sống, rèn luyện kỹ năng mềm trong xử lý tình huống để bước vào cuộc sống đa dạng và luôn biến đổi.
HĐGDNGLL theo hướng TN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới giáo dục; đào tạo nên những con người đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế tri thức, bỗ trợ cho hoạt động dạy trên lớp, giúp HS mở rộng kiến thức tạo điều kiện phát huy tính tích cực chủ động của HS, tạo cơ hội phát triển các kĩ năng và năng lực thực tiễn cho HS, giúp các nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu của HS, là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục của nhà trường với thực tiễn xã hội.
Quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT là quá trình thực hiện có định hướng và hợp qui luật các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm phù hợp với mục tiêu chung giao dục đề ra.
Từ cơ sở lý luận đề tài đã phân tích và đánh giá được thực trạng xác định được những nguyên nhân trong quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Bên cạnh những điểm tích cực trong quản lý, thể hiện ở một số hoạt động đạt kết quả khá tốt, góp phần giáo dục toàn diện cho HS. Song cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý và tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT. Đây chính là vấn đề nghiên cứu và để khắc phục những điểm yếu kém đó. Từ nghiên cứu đó, đề tài đề xuất 6 biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Các biện pháp này điều được khảo sát kết quả cấp thiết và khả thi.
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT
Ban hành hệ thống các văn bản pháp quy, quy định cụ thể khung chương trình HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT.
Ban hành hệ thống các tiêu chuẩn giúp cho việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT được dễ dàng và thuận lợi.
2.2. Đối với sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn HĐGDNGLL theo hướng TN cho CBQL, GV chủ nhiệm, GV bộ môn, cán bộ Đoàn và GV tham gia HĐGDNGLL theo hướng TN trong các nhà trường để nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN, tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại đội ngũ GV, đáp ứng nhu cầu về chuyên môn nghiệp vụ.
Xây dựng nội dung chương trình HĐGDNGLL theo hướng TN và triển khai đối với tấ cả các trường THPT.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên với các trường trong HĐGDNGLL theo hướng TN.
Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất các nhà trường, cải thiện điều kiện giảng dạy của GV, tăng cường trang thiết bị dạy học.
2.3. Đối với các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
*Đối với CBQL
Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp và chuẩn bị các phương tiện cần thiết, phối hợp đồng bộ các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức có hiệu quả HĐGDNGLL theo hướng TN.
Cử cán bộ GV tham gai cácc lớp tập huấn do cấp trên tổ chức, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các GV trong trường, đánh gia rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.
Cần có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời đối với các nhân và tổ chức, đoàn thể trong nhà trường làm tốt công tác HĐGDNGLL theo hướng TN.
* Đối với GV
Nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của HĐGDNGLL theo hướng TN thông qua việc giảng dạy cho HS trường THPT, đồng thời chú ý HĐGDNGLL theo hướng TN cho HS qua các bộ môn văn hóa.
Thường xuyên tự bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng tổ chức các HĐGDNGLL theo hướng TN cho HS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Nguyễn Võ Kỳ Anh (1998), Tài liệu môn học HĐGDNGLL ở trường phổ thông.
[2] Đặng Quốc Bảo (2000), Một số khái niệm về giáo dục, Hà Nội
[3] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số kinh nghiệm về quản lý, NXB giáo dục.
[4] Bộ GD&ĐT (2011), Thông tư ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
[5] Bộ GD&ĐT (2010), HĐGDNGLL, sách giáo khoa lớp 10, lớp 11, lớp 12, NXB Giáo dục, HàNội.
[6] Bộ GD&ĐT (2008), Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 THPT. Họat động GDNGLL,NXB Giáo dục.
[7] Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc ( 1996), Đại cương về quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[8] Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 –2020. [9] Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lý. NXB Chính trị Quốc gia.
[10] Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
[11] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
[12] Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, HàNội.
[13] ALăng Điếu (2020), Quản lý HĐGDNGLL của HS ở các trường trung học cơ sở huyện Tây Giang, Tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục. [14] Phạm Minh Hạc (1999), Tâm lý học đại cương. NXB Giáo dục.
[15] Đặng Vũ Hoạt (1997), Họat động GDNGLL của trường THPT,NXB Giáodục. [16] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học - tập 1,2,NXB Giáodục.
[17] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, HàNội.
[18] Cao Thị Sông Hương (Chủ biên), Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn khoa học tự nhiên phát triển nâng lực cho HS THCS. NXB Trường Đại học Sư phạm TP. HCM.
[19] Hồ Văn Liên (2006), Tài liệu bồi dưỡng GV cốt cán trường THPT “Môn Hoạt động ngoài giờ”.