8. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng
Để tìm hiểu thực trạng triển khai các nội dung HĐGDNGLL theo hướng TN cho HS, chúng tôi khảo sát 120 CBQL, GV và 1000 HS của 4 trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau về các nội dung HĐGDNGLL theo hướng TN cho HS với kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện các nội dung HĐGDNGLL theo hướng TN ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
TT Nội dung HĐGDNGLL theo hướng TN Đối tượng khảo sát Mức độ thực hiện Thường
xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Định hướng nghề nghiệp CBQL, GV 97 80,8 23 19,2 0 0 HS 912 91,2 88 8,8 0 0 2 Lao động công ích CBQL, GV 66 55 54 45 0 0 HS 543 54,3 457 45,7 0 0 3 Văn – thể – mỹ CBQL, GV 90 75 30 25 0 0 HS 954 95,4 46 4,6 0 0
4 Vui chơi – giải trí CBQL, GV 39 32,5 81 67,5 0 0
HS 954 95,4 46 4,6 0 0
5 Chính trị – xã hội CBQL, GV 71 59,2 49 40,8 0 0
HS 632 63,2 368 36,8 0 0
6 Khoa học – kỹ thuật CBQL, GV 76 63,3 31 25,8 13 10,9 HS 367 36,7 546 54,6 87 8,7 Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy nội dung HĐGDNGLL theo hướng TN được các trường THPT ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau quan tâm. Ở các trường THPT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đều có tài liệu hướng nghiệp cho HS nhưng đã cũ không phù hợp, do đó GV phải tham khảo thêm các tài liệu khác để thực hiện tốt.
Trong thời gian vài năm trở lại đây, mỗi mùa thi THPT quốc gia đến đều có tới hơn hai phần ba phần các thí sinh đăng kí lựa chọn học nghề, trong khi đó nhân lực khối ngành xã hội và kỹ thuật chất lượng cao lại đang thiếu hụt. Sự mất cân bằng trong phân bổ nguồn nhân lực như hiện nay một phần là do định hướng nghề nghiệp cho HS THPT còn hạn chế và bất cập dẫn đến việc các em HS không có được định hướng tốt nhất cho tương lai của mình.
Các HS THPT muốn có được định hướng nghề nghiệp tốt phải hội đủ ba yếu tố. Thứ nhất là đam mê, yêu thích, muốn dành toàn bộ sức lực và tâm huyết để theo đuổi ngành nghề đó. Thứ hai là năng lực, khả năng và thế mạnh của bản thân, mỗi các nhan phải nắm được điểm mạnh điểm yếu cảu bản thân để có sự chuẩn bị cũng như chọn lựa nghề nghiệp sao cho phù hợp với năng lực của bản thân. Thứ ba là cơ hội nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trường ngành nghề mình lựa chọn, ngành nghề đó liệu có đem lại cơ hội cho mình trong quá trình tìm kiếm việc làm sau
này hay không. Hiện nay, HS THPT lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu dựa trên sở thích và lời khuyên của gia đình, chứ chưa thực sự nắm được khả năng của mình có phù hợp với nghề nghiệp hay không. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bạn trẻ không tìm được việc làm sau khi ra trường, làm lãng phí nguồn đào tạo của xã hội và lãng phí nhân lực trẻ.
Với nội dung lao động công ích còn nhiều thầy cô trả lời thực hiện với mức độ thỉnh thoảng tỷ lệ 45% và khi hỏi HS thì tỷ lệ này là 45,7% trả lời thỉnh thoảng. Khi trao đổi trực tiếp với CBQL, GV và HS chúng tôi được biết với nội dung này giáo viên rất khó chuyển tải và ít có kiến thức. Đây là hạn chế cuả một số giáo viên, vì vậy trong thời gian tới, sở GD&ĐT, cùng trường THPT của huyện Đầm Dơi cần quán triệt sâu rộng hơn nữa tới cán bộ giáo viên về tầm quan trọng và mức độ cần thiết của công tác HĐGDNGLL đối với HS, để từ đó họ ý thức được trách nhiệm của mình với công tác giáo dục nói chung, HĐGDNGLL theo hướng TN nói riêng.
Với nội dung văn - thể - mỹ và vui chơi – giải trí đa số thầy cô CBQL, GV và HS khi được hỏi đều trả lời các hoạt động này được Hiệu trưởng nhà trường giao cho Đoàn thanh niên quan tâm chú ý nhằm mục đích để học sinh được vui chơi giải trí sau những giờ học căng thẳng, đồng thời để các em giao lưu học hỏi lẫn nhau.
Nội dung chính trị - xã hội trong HĐGDNGLL theo hướng TN đã được hầu hết CBQL, GV quan tâm thực hiện thường xuyên tới 59,2 % và 40,8 % ở mức thỉnh thoảng. Tuy nhiên với nội dung này khi hỏi HS thì có 63,2% trả lời thực hiện thường xuyên và 36,8% trả lời thực hiện thỉnh thoảng, điều đó cho thấy HĐGDNGLL đã có tác dụng tốt trong công tác nâng cao nhận thức về công tác chính trị xã hội cho cán bộ giáo viên và học sinh.
Đối với nội dung khoa học – kỹ thuật, Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau đã triển khai cuộc thi khoa học kỹ thuật bắt đầu từ năm học 2014 – 2015, nhưng các trường THPT chưa thực hiện tốt. Nội dung này nếu được thực hiện tốt sẽ phát triển tư duy sáng tạo HS, tuy nhiên vẫn còn 10,9% ý kiến CBQL và GV đánh giá cho rằng chưa bao giờ thực hiện nội dung này cho HS. Khi hỏi HS thì có 54,6% ý kiến cho rằng thầy cô thỉnh thoảng mới thực hiện nội dung này và có 8,7% học sinh cho rằng chưa bao giờ thực hiện.
Qua phỏng vấn trực tiếp, một số GV được hỏi cho rằng, HĐGDNGLL theo hướng TN là hoạt động mới gắn liền với hoạt động ngoại khóa, vì có thể thực hiện trong các giờ sinh hoạt lớp, hoạt động sinh hoạt dưới cờ, hay hoạt động tham quan dã ngoại như đi thăm các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
Từ kết quả khảo sát ở trên cho thấy, chỉ có lực lượng trực tiếp quản lý, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hoạt động thì có nhận thức đúng đắn về
HĐGDNGLL theo hướng TN là tất cả các hoạt động như: Hướng nghiệp, lao động công ích, văn – thể - mỹ, chính trị - xã hội và khoa học – kỹ thuật. Lực lượng còn lại là GV và HS mặt dù phần lớn có nhận thức đúng về HĐGDNGLL theo hướng TN là tất cả các hoạt động nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ ý kiến của HS cho rằng đây là các dạng hoạt động khác nhau. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng HĐGDNGLL theo hướng TN thì cần có những biện pháp nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, GV và HS về HĐGDNGLL theo hướng TN.
2.3.3. Thực trạng hình thức và phương pháp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở trường trung học phổ thông huyện Đầm Dơi, tỉnh