8. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức HĐGDNGLLtheo hướng trả
trải nghiệm
3.2.3.1. Mục tiêu
HĐGDNGLL theo hướng TN được thể hiện theo từng chủ đề của mỗi tháng và hoạt động hè, ngoài ra còn có các hoạt động khác được tiến hành chung. Nội dung mỗi chủ đề được phát triển từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tạo nên sự đa dạng, phong phú, hấp dẫn với các hình thức tổ chức làm cho HĐGDNGLL theo hướng TN có tính sinh động.
Đa dạng hoá nội dung, hình thức tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy vị trí, vai trò và hiệu quả của hoạt động. Vì vậy, nội dung phải gắn liền với các nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục đặt ra; phù hợp với đặc điểm HS về lứa tuổi, trình độ nhận thức, giới tính, sức khoẻ; phù hợp với thực tế. Hình thức tổ chức phải được tiến hành một cách đa dạng, sáng tạo, hấp dẫn, lôi cuốn HS, không khô khan, tránh áp đặt, không lặp đi lặp lại.
3.2.3.2. Nội dung
Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy, việc quản lý nội dung, hình thức ở các trường còn đơn điệu, thiếu phong phú, kém hấp dẫn, không thu hút được nhiều HS tham gia. Vì vậy, việc đa dạng hoá nội dung, hình thức cho HĐGDNGLL theo hướng TN là cần thiết.
HĐGDNGLL theo hướng TN bao gồm các hoạt động xã hội, hoạt động học tập, hoạt động văn nghệ - thể dục thể thao, hoạt động văn hóa, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động lao động công ích… với các hình thức như hội diễn văn nghệ, hội thao, hội
trại, câu lạc bộ, sân chơi trí tuệ… đồng thời lồng ghép vào một số hoạt động lớn như: - Hoạt động xã hội: Hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội nhằm giáo dục tình cảm đối với quê hương, đất nước, con người... với các hình thức hoạt động như: Hoạt động tuần sinh hoạt công dân ngay từ đầu năm học, các hoạt động nhân đạo từ thiện, tặng quà cho HS nghèo, con gia đình chính sách trong các dịp lễ tết, sơ kết cuối kì, tổ chức lễ tri ân trưởng thành cho HS lớp 12.
- Hoạt động học tập: Đây là hoạt động giúp các em được tiếp cận và mở rộng kiến thức hiểu biết thông qua các hoạt động câu lạc bộ bộ môn. Qua hoạt động này sẽ tạo cho HS sự say mê, tìm tòi, kích thích các em học tập tốt hơn. Nhà trường nên tổ chức các câu lạc bộ bộ môn như: Câu lạc bộ Văn học, câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ Toán học, câu lạc bộ Hoá học... Tổ chức giao lưu giữa các câu lạc bộ và tổ chức các cuộc thi như “Rung chuông vàng”, “Đường lên đỉnh Olympia” về các bộ môn hay các chủ đề...
- Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của HS, nhất là HS THPT. Hoạt động này bao gồm Hội diễn văn nghệ, thi kể chuyện, HS thanh lịch, tổ chức giải bóng đá, bóng chuyền nam, nữ giữa các khối lớp... Nhà trường cần tổ chức cho HS toàn trường tham gia các hoạt động văn nghệ như hội diễn văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; thi HS thanh lịch; thi báo tường; tổ chức giải bóng đá, bóng chuyền nam, nữ chào mừng 20/11, 26/3; hội khoẻ phù đổng…
Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức các hoạt động khác như: Hoạt động giáo dục môi trường; hoạt động giáo dục phòng chống HIV/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội; hoạt động giáo dục an toàn giao thông bằng các hoạt động cụ thể như: Hội trại, hoạt động lao động, hoạt động giao lưu, các cuộc thi tìm hiểu, hoạt động truyền thông,… Thông qua các hoạt động nhằm giáo dục lý tưởng sống, tình yêu quê hương đất nước, bảo vệ môi trường, củng cố mở rộng kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, tinh thần đoàn kết và thoả mãn nhu cầu cho HS góp phần giáo dục toàn diện cho HS.
Để đa dạng hoá HĐGDNGLL theo hướng TN, ngoài các hoạt động được tổ chức trong từng trường có thể tổ chức các hoạt động liên trường đối với 4 trường THPT đóng trên địa bàn huyện Đầm Dơi. Thông qua các hoạt động liên trường, HS các trường có cơ hội giao lưu, trao đổi, học tập, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Có thể tổ chức các hoạt động dưới dạng hoạt động truyền thống như: Hội trại truyền thống liên trường; hội diễn nghệ thuật truyền thống liên trường; đại hội thể dục thể thao truyền thống liên trường… hoặc các giải bóng đá, bóng chuyền liên trường…
HĐGDNGLL theo hướng TN với quy mô liên trường như sau: Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của hoạt động
Tuỳ vào tính chất, quy mô, nội dung của hoạt động để xác định mục đích, yêu cầu một cách cụ thể, chính xác.
Bước 2: Xác định nội dung và hình thức hoạt động
Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của hoạt động để lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức và quy mô tổ chức sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nội dung là hoạt động thiết thực, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của HS. Các hoạt động phải được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phát huy vai trò của HS. Căn cứ vào nội dung và tình hình thực tế của các nhà trường và điều kiện của HS để lựa chọn thời gian và địa điểm triển khai hoạt động cho phù hợp.
Bước 3: Chuẩn bị hoạt động
Công tác chuẩn bị có vai trò quyết định đến sự thành công của hoạt động, nếu có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt thì hiệu quả đạt được của hoạt động là rất lớn. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng trước khi tiến hành hoạt động.
Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức, thời gian, các điều kiện phục vụ cho hoạt động, lực lượng tham gia, dự kiến diễn biến và dự phòng các trường hợp có thể xảy ra…
Phối hợp có hiệu quả giữa lực lượng các nhà trường và giữa các trường với các lực lượng ngoài nhà trường như: Công an, y tế, Trung tâm Văn hoá – Thể thao huyện, chính quyền địa phương, nhân dân trên địa bàn.
Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, có thể điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp nhất.
Bước 4: Tiến hành và kết thúc hoạt động
Tổ chức hoạt động là bước quan trọng và quyết định cho sự thành công của hoạt động. Cần phát huy vai trò, sức mạnh của mọi lực lượng Đoàn Thanh niên, GV chủ nhiệm, GV phụ trách trong các nhà trường và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để hoạt động tổ chức đạt hiệu quả cao.
Kết thúc hoạt động, các trường cần tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo. Động viên, khen thưởng những cá nhân tiêu biểu, xuất sắc, có nhiều đóng góp cho hoạt động; cảm ơn những đóng góp, hỗ trợ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện
Đa dạng hoá về nội dung và hình thức các HĐGDNGLL theo hướng TN cần linh hoạt, phù hợp giữa nội dung và hình thức, để thực hiện được điều này cần căn cứ vào đặc điểm, hoàn cảnh, tâm – sinh lý, nhu cầu và điều kiện cụ thể của các nhà
trường, các lực lượng tham gia hoạt động.
- Từ nội dung hoạt động theo các chủ đề lớn hằng tháng, Ban chỉ đạo HĐGDNGLL theo hướng TN định kỳ hàng tháng họp để bàn thống nhất nội dung tổ chức HĐGDNGLL theo hướng TN phù hợp với đơn vị của mình, nên tích hợp thêm một số nội dung cần thiết trong xã hội hiện nay mà GV, HS, phụ huynh quan tâm để nội dung tổ chức thêm phần phong phú kích thích HS nhiệt tình tham gia.
- Từ nội dung chủ đề hoạt động theo các chủ đề lớn hằng tháng, Ban chỉ đạo HĐGDNGLL theo hướng TN cần xây dựng kế hoạch hướng dẫn cụ thể, các nội dung cần tích hợp vào, hướng dẫn thực hiện để GV chủ động cụ thể hóa thành nội dung cho hoạt động của từng tuần, đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa các nội dung hoạt động từng tuần với nhau, GV phải lựa chọn những hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung của tuần, của tháng.
- GV các lớp có thể xây dựng kế hoạch triển HĐGDNGLL theo hướng TN theo hình thức 1 tháng làm 1 lần.
- Sau mỗi chủ đề hàng tháng, GVCN và HS lớp phải có tổng kết xem nội dung tháng đó lớp mình đã triển khai đầy đủ chưa, phù hợp không, có phong phú, hấp dẫn HS tham gia chưa, cần thêm những nội dung gì? Các ý kiến đóng góp này nộp về cho Ban chỉ đạo HĐGDNGLL theo hướng TN để Ban chỉ đạo có hướng điều chỉnh thích hợp cho chủ đề tháng tiếp theo.
- Hiện nay các trường qua khảo sát đều nhận thấy HĐGDNGLL theo hướng TN nên tổ chức một buổi sinh hoạt riêng và tổ chức liên tục 2 tiết/1 tháng để đảm bảo thời gian tổ chức, đầy đủ các nội dung triển khai, phương pháp tổ chức phong phú.
- Tùy theo chủ đề hoạt động từng tháng, Ban chỉ đạo HĐGDNGLL theo hướng TN có thể hướng dẫn GVCN có hình thức tổ chức phù hợp, có thể ta tổ chức dưới sân trường, tại lớp học, tại hội trường hay mở rộng ra bên ngoài nhà trường.
- Theo từng chủ đề của tháng có thể áp dụng một số hình thức tổ chức như: Hội diễn – Thi đấu; Hội thảo – Diễn đàn; Sinh hoạt tập thể; Tham quan dã ngoại.
- Hiệu trưởng các trường có biện pháp khuyến khích, khen thưởng, động viên GVCN, HS các lớp thay đổi hình thức tổ chức cho phong phú nhằm cuốn hút HS tham gia nâng cao chất lượng HĐGDNGLL theo hướng TN.
Nội dung hoạt động và hình thức tổ chức cần phải sát thực tế, phù hợp với hoàn cảnh của địa phương, của nhà trường về điều kiện thời gian, điều kiện cơ sở vật chất hiện có, các hoạt động đó có được địa phương nhất trí không, nguồn lực con người có đảm bảo hay không. Khi tiến hành các hoạt động, người quản lý phải xác định các điều kiện đảm bảo cho hoạt động được tổ chức vào thời điểm phù hợp để không ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả học tập của HS; điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí đảm bảo
cho hoạt động được tiến hành về sân bãi, trang thiết bị phục vụ, không làm ảnh hưởng lớn đến kinh phí của nhà trường; hoạt động không làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, môi trường của địa phương; điều kiện về con người có đảm bảo để hoạt động được diễn ra mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi người, đến chất lượng học tập của HS, đến hiệu quả của hoạt động.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
Đa dạng hoá về nội dung và hình thức các HĐGDNGLL theo hướng TN cần linh hoạt, phù hợp giữa nội dung và hình thức, để thực hiện được điều này cần căn cứ vào đặc điểm, hoàn cảnh, tâm – sinh lý, nhu cầu và điều kiện cụ thể của các nhà trường, các lực lượng tham gia hoạt động.
Nội dung hoạt động và hình thức tổ chức cần phải sát thực tế, phù hợp với hoàn cảnh của địa phương, của nhà trường về điều kiện thời gian, điều kiện cơ sở vật chất hiện có, các hoạt động đó có được địa phương nhất trí không, nguồn lực con người có đảm bảo hay không. Khi tiến hành các hoạt động, người quản lý phải xác định các điều kiện đảm bảo cho hoạt động được tổ chức vào thời điểm phù hợp để không ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả học tập của học sinh; điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí đảm bảo cho hoạt động được tiến hành về sân bãi, trang thiết bị phục vụ, không làm ảnh hưởng lớn đến kinh phí của nhà trường; hoạt động không làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, môi trường của địa phương; điều kiện về con người có đảm bảo để hoạt động được diễn ra mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi người, đến chất lượng học tập của học sinh, đến hiệu quả của hoạt động.
3.2.4. Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV về tổ chức HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm