Phương cách ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Phương cách ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường

mầm non

Chương trình giáo dục mầm non theo hướng tích hợp được xây dựng với đầy đủ các thành tố từ mục tiêu, nội dung, phương phap các hoạt động giáo dục nội dung đánh giá và các điều kiện thực hiện chương trình. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non cần thực hiện theo phương cách cơ bản với những nội dung cụ thể, đó là:

Ứng dụng CNTT trong giáo dục bao gồm quá trình nghiên cứu các quá trình phân tích, thiết kế, phát triển thực hiện, đánh giá môi trường giảng dạy và các học liệu nhằm để cải thiện việc dạy và học. Việc ứng dụng này được thực hiện trong cả hoạt động giảng dạy, học tập và cả hoạt động quản lý của nhà trường.

Thứ nhất, ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở trên lớp. Ứng dụng CNTT phải được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến đào tạo; liên quan đến công việc của người làm công tác giáo dục; liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng; lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên học tâp...

Một số hoạt động điển hình về ứng dụng CNTT trong dạy – học như:

- Tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng cụ thể như: bộ tranh về các loại quả khi muốn dạy các bé kiến thức về rau củ quả; các đoạn phim tư liệu ngắn về vệ sinh răng miệng để các bé có thể hình dung được các bước vệ sinh răng miệng một cách cụ thể, sinh động nhất, từ đó, các bé có thể dễ dàng vận dụng trong đời sống hàng ngày…

- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng để tạo bài giảng điện tử như MS Powerpoint, Violet, iSpring Presenter và các phần mềm dựng phim (phim các bé tham gia giao thông dạng mô hình trong sân trường, GV quay lại và sử dụng trong tiết dạy; các đoạn nhạc như khi dạy về chủ đề Gia đình, GV có thể cho các bé nghe bài hát “Ba ngọn nến lung linh” sau đó cho các bé xác định các thành viên trong gia đình…

- Sử dụng diễn đàn, email như một phương tiện để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên các trường bạn trong cả nước.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xác định rõ rằng: CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai phương pháp dạy học tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương pháp này. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học.

Ngoài ra, trong công tác quản lý, nhà trường cần thực hiện thao tác quan trọng đầu tiên đó chính là đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng vật chất:

Lắp đặt hệ thống internet; Hệ thống camera giám sát tại các lớp học, một số điểm cần thiết trong trường như: sân trường, cổng trường, khu thể dục thể thao, bếp ăn...

Xây dựng các phòng học với đầy đủ trang thiết bị hiện đại như máy tính nối mạng, bảng tương tác, máy tính bảng.. Thiết bị thực hành thí nghiệm, đồ dùng trực quan dạy học có gắn chip tự động để tự động hóa việc kiểm soát, bảo quản trang thiết bị dạy học;

Phòng thư viện thông minh để các bé có thể bước đầu làm quen với công nghệ thông tin qua những hoạt động tra cứu cơ bản phù hợp với từng độ tuổi như ứng dụng tìm thông qua màu sắc, hình dạng....

1.3.5. Lực lượng ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non

1.3.5.1. Giáo viên là những người trực tiếp ứng dụng CNTT vào giảng dạy

Nếu trước đây, giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng cho trẻ thì hiện nay, với ứng dụng CNTT, giáo viên có thể sử dụng mạng internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú; chủ động quay phim, chụp ảnh để làm tư liệu cho bài giảng.

Việc ứng dụng CNTT trong quản lý và tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đã đạt được một số hiệu quả như: Giảm bớt thời gian tính toán đối với hoạt động thống kê, tổng hợp; tăng lượng bài giảng mang tính sinh độđộng, kích thích hứng thú trong hoạt động đối với trẻ; việc quản lý bữa ăn cho trẻ, xây dựng thực đơn đảm bảo tỷ lệ các chất cho trẻ.

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin (CNTT) giúp mở ra những hướng đi mới trong ngành giáo dục, ứng dụng CNTT trong quản lý mầm non không những mang lại hiệu quả cao trong hoạt động giảng dạy bằng những bài giảng sinh động, tạo hứng thú cho học sinh mà con tiết kiệm thời gian cho giáo viên, tiết kiệm chi phí cho nhà trường.

1.3.5.2. Phụ huynh là người sử CNTT để cập nhật tình hình trẻ hàng ngày.

Hiện nay, do bận bịu trong công việc, nhiều cha mẹ không có nhiều thời gian cho con cái hay trao đổi kịp thời với thầy cô về tình hình học tập của con. Điều này

không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ mà còn khó khăn trong công tác giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó, ngay cả những học sinh ngoan, thành tích học tập tốt cũng có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các chi tiết cụ thể, điều này làm cha mẹ nhận được những thông tin không đầy đủ hoặc chưa chính xác về quá trình học tập của con. Việc giao tiếp kết nối trực tiếp giữa giáo viên và phụ huynh bị gián đoạn cũng khiến nhiều học sinh bỏ lỡ những cơ hội tốt. Bởi thế, ngày càng nhiều nhà trường sử dụng công nghệ để kết nối với phụ huynh nhằm giúp phụ huynh dễ dàng cân bằng thời gian làm việc và quan tâm đến các hoạt động ở trường lớp con cái hơn. Thông qua các phần mềm, thiết bị công nghệ, cha mẹ có thể cập nhật thông tin nhanh chóng, theo dõi tình hình học tập của con mọi lúc, mọi nơi.

Thông qua mạng thông tin, phụ huynh có thể dễ dàng cập nhật thông báo từ nhà trường, thông tin điểm danh trực tuyến, điểm, xếp loại, đăng các hoạt động sôi nổi trong lớp học của con em mình một cách nhanh chóng, chính xác và khoa học. Thông qua ứng dụng gửi tin nhắn đa phương tiện, các ứng dụng nhóm chat, phụ huynh có thể cùng giáo viên trao đổi chi tiết tình hình học tập của con em mình.

Ngoài các vấn đề về tình hình hình học tập, đối với các bậc phụ huynh, nhờ ứng dụng CNTT có thể theo dõi hoạt động của con ở lớp, ngày chơi, sức khỏe của con thông qua sổ liên lạc điện tử. Ngoài ra có thể trao đổi với phụ huynh của các bé khác và giáo viên khi có vấn đề.

Để thực hiện hiện hiệu quả, mỗi phụ huynh cần biết chính xác địa chỉ trang web của nhà trường để có thể nắm bắt cụ thể tình hình hoạt động chung của nhà trường. Bên cạnh đó, cần tải các ứng dụng mà đơn vị trường học sử dụng trong việc thực hiện sổ liên lạc điện tử. Thông qua đó, phụ huynh có thể nắm bắt trực tiếp và cụ thể tình hình học tập của con em mình nói riêng và học tập của lớp nói chung.

1.3.5.3. Các nhà quản lý giáo dục sử dụng CNTT như một phương tiện trong các hoạt động quản lý giáo dục

Với sự tiến bộ của công nghệ, chương trình CNTT phục vụ hoạt động quản lý giáo dục có thể xây dựng thành những sản phẩm phần mềm đóng gói, cài đặt trên từng máy tính riêng lẻ hoặc được thiết kế, xây dựng theo mô hình quản lý dữ liệu phân tán có sự phân cấp. Với mô hình này, dữ liệu về quản lý sẽ được xử lý trên máy chủ nhằm thông tin công tác quản lý hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non một cách công khai, minh bạch, cụ thể, được chia sẻ trên mạng nội bộ của trường học: kế hoạch giáo dục, thực đơn các lớp, sĩ số các lớp, kế hoạch kiểm tra, đánh giá giáo viên.

Công tác kế hoạch, chiêu sinh, mở lớp,... được cập nhật từ bất kỳ một máy tính nào đã được kết nối trong hệ thống mạng trường học hoặc được khai thác từ các bộ phận trực thuộc như: kế toán, trưởng các khối lớp…. Việc quản lý, đánh giá kết quả

giáo dục có thể được thực hiện thông qua các chương trình ứng dụng CNTT dễ thiết kế và xây dựng phù hợp với yêu cầu thực tiễn…

1.4. Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non

1.4.1. Nội dung quản lý ứng dụng CNTT

Ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ trường học điện tử: Lưu các hệ thống văn

bản chỉ đạo của cấp trên, của nhà trường . Cập nhật các kế hoạch, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, học kỳ. Việc quản lý, lưu trữ thư mục rõ ràng theo từng tháng, năm học, loại văn bản, kế hoạch và được chia sẻ với tài khoản của phòng GDĐT.

Ứng dụng CNTT trong quản lý trang thiết bị (bằng Google Drive bảng tính): Hàng ngày, giáo viên điền thông tin sử dụng, tình trạng thiết bị. Các thông tin sẽ tự động tổng hợp vào bảng tính, giúp BGH dễ dàng quản lý việc sử dụng của giáo viên các lớp.Báo lỗi trang thiết bị: Tạo lập biểu mẫu báo hỏng, sự cố trang thiết bị và chia sẻ về email nội bộ các lớp. Khi lớp xảy ra sự cố, hỏng hóc, giáo viên điền thông tin gửi email quản lý. Cán bộ CNTT nhận thông báo, kịp thời sửa chữa các lỗi nhỏ và đề xuất thay thế, sửa chữa với những lỗi lớn. Các thông tin được lưu trữ tự động vào bảng tính về tình trạng thiết bị, thời gian sửa chữa.

Ứng dụng CNTT trong quản lý chăm sóc nuôi dưỡng:Tạo lập trang tính báo ăn. Hàng ngày, giáo viên báo số lượng suất ăn chính, ăn kiêng, ăn dịch vụ của học sinh và suất ăn công đoàn cũng như trao đổi, nhận xét, chất lượng của món ăn. Các thông tin này sẽ được tổng hợp vào một bảng tính, tổ nuôi dễ dàng lấy số báo ăn của các lớp, phục vụ chia ăn kịp thời, giảm thời gian lấy số ăn, tăng cường tương tác hai chiều giữa giáo viên và tổ nuôi dưỡng, đẩy mạnh quản lý của BGH về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe.

Ứng dụng CNTT trong quản lý công tác chuyên môn:

- Lưu hồ sơ chuyên môn: Tạo lập các chuyên mục hồ sơ chuyên môn theo năm học, khối, lớp và phân quyền theo đúng đối tượng sử dụng. Các đối tượng được phân quyền có thể chỉnh sửa, đăng tải các kế hoạch, bài soạn vào thư mục được phân quyền. Với các thư mục không được phân quyền giáo viên chỉ có thể xem để tham khảo các lớp, khối khác nhưng không thể chỉnh sửa dữ liệu. 100% CBGV có tài khoản cổng thông tin nội bộ. Tại đây, trường tạo chuyên mục tài nguyên bài giảng điện tử phân chia theo tháng giúp BGH quản lý giáo viên đăng tải bài giảng dễ dàng hơn, đảm bảo mỗi giáo viên/1 tháng/01 bài giảng điện tử áp dụng/01 phần mềm, 1 học kì có một bài giảng áp dụng từ 2 phần mềm trở lên. Mỗi lớp có một email riêng để thông báo kế hoạch, nội dung cần triển khai từ BGH, tổ, khối tới giáo viên, nhân viên.

- Soạn bài online: giáo viên các lớp có thể soạn bài online trên thư mục đã được phân quyền của khối, lớp mình phụ trách qua ứng dụng Google tài liệu. Việc soạn bài

online giúp giáo viên không bị việc mất dữ liệu nếu mất điện hệ thống mà chưa kịp lưu. BGH, các tổ trưởng chuyên môn có thể kiểm tra ngay nội dung soạn giảng, lập kế hoạch của giáo viên về tiến độ và chất lượng. Từ đó có ý kiến đánh giá, nhận xét, yêu cầu chỉnh sửa trên chính kế hoạch, bài soạn đó. Giáo viên ngay lập tức nhận được ý kiến phản hồi và chỉnh sửa theo yêu cầu, đồng thời cũng có thể chia sẻ bài soạn trong cùng tổ, khối để tham khảo, học hỏi lẫn nhau.

- Dự giờ, thăm lớp online: Trường tạo lập biểu mẫu dự giờ thăm lớp online làm tăng tính công khai, minh bạch. BGH có thể kiểm tra việc giáo viên thực hiện thời gian biểu, bài soạn và thực hành giảng dạy từ đó lập phiếu dự hoạt động, đánh giá xếp loại giờ dạy. Kết quả được lưu trữ trong bảng tổng hợp và được gửi công khai xuống các lớp. giáo viên phản hồi ý kiến nhận xét của BGH. Ngoài ra BGH có thể kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trực tiếp tại văn phòng qua camera.

- Đăng ký sử dụng bảng tương tác thông minh và các phòng chức năng qua biểu mẫu:Đầu tháng, giáo viên đăng ký thời gian sử dụng, khi sử dụng và điền thông tin vào biểu thông tin sẽ được chuyển vào biểu tổng hợp, BGH dễ dàng theo dõi, quản lý việc sử dụng, hoạt động của từng lớp, từng giáo viên.

- Quản lý lịch công tác tuần của BGH:Trường tạo lập trang tính về lịch công tác tuần của BGH theo tháng, tuần. Tại đây, BGH cập nhật kế hoạch công việc trong tuần, cũng như các công việc đột xuất, đánh giá được kết quả các công việc đã hoàn thành hay chưa hoàn thành trong tuần.

- Đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng:Tạo lập một bảng tính chung và phân quyền từng dải ô tương ứng với từng đối tượng, giúp CBGVNV có thể tự đánh giá chính xác, tránh nhầm lẫn. Các thông tin tự đánh giá của cá nhân tự động nhập vào biên bản từng tổ để khối trưởng nhận xét, đánh giá. Nhận xét đánh giá của cá nhân, tổ khối tiếp tục được nhập vào biên bản của các Phó Hiệu trưởng phụ trách đánh giá và tự động nhập vào bảng tổng hợp của Hiệu trưởng đánh giá. Cuối cùng các thông tin được cập nhật tự động vào bảng tổng hợp đánh giá, xếp loại CBGVNV. Mọi cá nhân có thể vào bảng tổng hợp để xem kết quả. Đây cũng là một hình thức công khai, minh bạch, giảm thiểu thời gian tổng hợp, giấy tờ in ấn.

- Đăng ký tuyển sinh trực tuyến:Trường tạo lập một biểu mẫu tuyển sinh trực tuyến gắn trên cổng thông tin điện tử. Phụ huynh có thể truy cập vào biểu mẫu để đăng ký thông tin tuyển sinh, sau khi phụ huynh đăng ký, các thông tin của HS sẽ được thông báo email của cán bộ phụ trách. Từ đó cán bộ phụ trách có thể nắm bắt được kịp thời thông tin tuyển sinh và gửi thông báo trúng tuyển cũng như thời gian hoàn thành thủ tục nhập học về email cho phụ huynh.

1.4.2. Phương thức quản lý ứng dụng công nghệ thông tin

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường mầm non

Ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học là việc sử dụng CNTT trong quản lý dạy học một cách có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tác động đến tập thể giáo viên, học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học, giáo dục vận động tối ưu các mục tiêu đề ra

Kế hoạch ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ phải đảm bảo mục tiêu, kế hoạch năm học của nhà trường, trên cơ sở kế hoạch chung đó, CBQL chỉ đạo cho các khối chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch thực hiện và đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ.

Khi xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ, CBQL cần dựa trên các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của đội ngũ giáo viên nhà trường; - Gắn với từng hoạt động, từng Module, từng bài cụ thể;

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)