Tình hình Giáo dục mầm non của huyện Đồng Xuân

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Tình hình Giáo dục mầm non của huyện Đồng Xuân

- Có 9 trường mầm non trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên: Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc, Phong Lan, Xuân Quang 3, Xuân Quang 2, Xuân Long, Phú Mỡ, Xuân Lãnh, Đa Lộc

- Điều kiện dạy học: Tất cả các phòng ban và các lớp của các trường đều được trang bị máy tính có nối mạng Internet thuận lợi cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân

viên khai thác và dễ dàng trao đổi thông tin mọi lúc, mọi nơi, các trường có nhiều phòng học chức năng đáp ứng tốt cho việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH.

- Đội ngũ cán bộ quản lý: có 18 cán bộ quản lý trong đó 9 hiệu trưởng và 9 hiệu phó. - Đội ngũ giáo viên: 90 giáo viên biên chế

- Số lớp, số trẻ và tỷ lệ trẻ/dân số độ tuổi ra lớp ngày càng tăng, đặc biệt là tỷ lệ trẻ 5 tuổi huy động ra lớp Mẫu giáo đạt 100%. Như vậy, với quy mô phát triển như hiện nay, giáo dục mầm non huyện Đồng Xuân đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của trẻ và đáp ứng tốt yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trƣờng mầm non huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

2.3.1. Quán triệt, thực hiện định hướng ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non giai đoạn hiện nay giáo dục ở các trường mầm non giai đoạn hiện nay

Để tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, tác giả đã thực hiện phỏng vấn chuyên sâu 09 Hiệu trưởng của 09 trường mầm non trên địa bàn huyện. Với câu hỏi “Đơn vị đã tổ thức quán triệt, thực hiện định hướng ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các

trường mầm non giai đoạn hiện nay như thế nào?

Với câu hỏi trên, 100% lãnh đạo của các trường đã đưa ra được các chiến lược nhằm quán triệt và thực hiện định hướng ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non giai đoạn hiện nay với các kế hoạch cụ thể, theo từng chặng thi đua, theo từng năm học.

Các trường đã thực hiện các nhiệm vụ của ngành giáo dục qui định tại Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị Quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ và của Bộ giáo dục, nay từ giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, các trường mầm non đã triển khai nhân rộng chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. Quan tâm đầu tư và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện chuyên đề. Triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến 2025” trong các cơ sở giáo dục mầm non.

2.3.2. Thực hiện mục tiêu của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non ở các trường mầm non

Là một huyện với tỉ lệ có đông dân cư thuộc địa bàn miền núi, các trường mầm non được các cấp lãnh đạo ưu tiên tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho vùng khó khăn, vùng miền núi, dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Các trường mần non tại địa bàn huyện Đồng Xuân tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trong tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; Quyết đinh số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường ứng dụng CNTT trong Giáo dục và Đào tạo.

Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ. Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các vùng khó khăn, tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số, quan tâm giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập. Tăng cường nguồn lực, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Luôn tập trung đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ về đổi mới và phát triển GDMN.

Triển khai có hiệu quả các hệ thống thông tin dùng chung. Cụ thể:

- Hệ thống quản lý phổ cập giáo dục và chống mù chữ tại địa chỉ: http://pcgd.moet.gov.vn

- Phần mềm thống kê số liệu quản lý giáo dục (EMIS) tại địa chỉ: http://thongke.moet.gov.vn

Phần mềm quản lý cán bộ công chức, viên chức PMIS; Quản lý tài chính, tài sản Misa.

 Phổ biến đến CB, GV, NV khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin của Bộ gồm: Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT tại địa chỉ https://moet.gov.vn.

 Cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ GDĐT tại địa chỉ https://thituyensinh.vn.

- Kho bài giảng e-leanring tại địa chỉ https://elearning.moet.edu.vn.

- Phân hệ về giáo dục và đào tạo trên Hệ tri thức Việt số hóa tại địa chỉ giaoduc.trithuc.vn.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non được khai thác, đẩy mạnh tối đa. Các trường mầm non đã, đang và sẽ được đầu tư trang bị các loại máy

móc kỹ thuật như: máy chiếu, màn chiếu, máy tính… để hỗ trợ tốt nhất cho công tác dạy học bằng ứng dụng công nghệ thông tin.

70% cơ sở giáo dục mầm nonTrang bị hệ thống camera giám sát các hoạt động của trẻ ngoài lớp.

100% các trường lắp đặt cáp quang intenet. Động viên khuyến khích GV đầu tư máy tính có kết nối Intenet ở nhà để phục vụ công việc chuyên môn. Đầu tư mua sắm máy tính và các trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu ứng dụng CNTT trong quản lý, trong giảng dạy.

Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh đối với các hệ thống CNTT. Tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị CNTT cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng.

2.3.3. Thực hiện nội dung của ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non các trường mầm non

Để tìm hiểu thực trạng của các trường mầm non trong việc thực hiện nội dung của ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non, chúng tôi đã thực hiện điều tra bằng bảng hỏi đối với 60 cán bộ giáo viên tại 09 cơ sở trường mầm non và nhận được bảng kết quả (xem cụ thể tại bảng 2.1)

Tiêu chí đánh giá mức độ:

Rất tốt: Từ 80% - 100% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV. – Điểm quy đổi 5 điểm

Tốt: Từ 60% - <80% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 4 điểm

Khá : Từ 40% - <60% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 3 điểm

Trung bình: Từ 20% - <40% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 2 diểm

Yếu: Từ 0% - <20% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 1 điểm

Bảng 2.1.Thực hiện nội dung của ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non Nội dung 5 4 3 2 1 TB SL % SL % SL % SL % SL % Thầy (cô) có sử dụng phần mềm hỗ trợ soạn giáo án? 7 11.7 10 16.7 25 41.7 10 16.7 8 13.3 3 Thầy (cô) có sử dụng máy chiếu trong việc giảng dạy trẻ?

5 8.3 20 33.3 15 25.0 13 21.7 7 11.7 3.1

Thầy (cô) có sử dụng phép tính trên hệ thống để tính chỉ số tăng trưởng của trẻ?

7 11.7 20 33.3 16 26.7 9 15 8 13.3 3.2

Với câu hỏi “Thầy (cô) có sử dụng phần mềm hỗ trợ soạn giáo án?”, chúng tôi nhận được 11.7% câu trả lời ở mức độ 5( rất tốt); 16.7% ở mức độ 4 ( tốt); trong khi đó có 41.7% giáo viên được khảo sát trả lời ở mức độ 3( khá).Với điểm bình quân 3 chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ sử dụng soạn giáo án trong các cơ sở giáo dục mầm non vẫn đang ở mức đạt.

Với câu hỏi “Thầy (cô) có sử dụng máy chiếu trong việc giảng dạy trẻ?” tác giả nhận được 8.3% câu trả lời ở mức độ 5(rất tốt); trong khi đó có 33.3% giáo viên được khảo sát trả lời ở mức độ 4( tốt), đáng chú ý nhất có đến 25.0 % trả lời ở mức độ 3 (khá) và có tới 21.7% giáo viên trả lời ở mức độ 2(trung bình). Với điểm bình quân 3.1, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng máy chiếu trong các tiết dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non vẫn đang ở mức đạt.

Với câu hỏi “Thầy (cô) có sử dụng phép tính trên hệ thống để tính chỉ số tăng trưởng của trẻ?”, tác giả nhận được 11.7% câu trả lời ở mức độ 5( rất tốt); trong khi đó có 33,3% giáo viên được khảo sát trả lời ở mức độ 4( tốt), đáng chú ý nhất có đến 26.7% trả ở mức độ 3( khá). Với điểm bình quân 3.2, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng phép tính trên hệ thống để tính chỉ số tăng trưởng của trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non vẫn đang ở mức đạt.

Qua khảo sát thực trạng trên đã cho thấy, dù chủ trương, quan điểm thực hiện, ứng dụng CNTT trong việc giáo dục trẻ ở các trường mầm non nói chung và huyện Đồng Xuân nói riêng nhưng đến thời điểm hiện tại, số lượng giáo viên thường xuyên sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng cũng như theo dõi sự phát triển của trẻ vẫn còn rất hạn chế, chỉ dao động từ 3 - 3.2 điểm trong thang điểm bình quân, điều này phản ánh rõ thực trạng ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục mầm non huyện Đồng Xuân vẫn đang ở mức đạt.

2.3.4. Thực hiện phương pháp ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non

Để tìm hiểu thực trạng của việc thực hiện phương pháp ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với 60 cán bộ giáo viên tại 09 cơ sở trường mầm non và nhận được bảng kết quả (xem cụ thể tại bảng 2.2)

Tiêu chí đánh giá mức độ:

Rất tốt: Từ 80% - 100% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV. – Điểm quy đổi 5 điểm

Tốt: Từ 60% - <80% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 4 điểm

Khá : Từ 40% - <60% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 3 điểm

Trung bình: Từ 20% - <40% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 2 diểm

Yếu: Từ 0% - <20% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 1 điểm

Bảng 2.2.Thực hiện phương pháp ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các

trường mầm non

Nội dung 5 4 3 2 1 TB

SL % SL % SL % SL % SL %

Thầy (cô) có giảng dạy bằng giáo án điện tử hay không

8 11.7 20 33.3 18 30.0 14 23.3 0 0 3,4

Thầy (cô) có tổ chức cho trẻ nhận biết các hình ảnh, con vật thông qua

Nội dung 5 4 3 2 1 TB

SL % SL % SL % SL % SL %

đoạn phim hay không? Thầy (cô) có sử dụng các phần mềm khảo sát trẻ hay không? 7 11.7 16 26.7 22 36.7 6 10.0 0 0 3,0

Bảng trên cho thấy các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học dù được chú trọng, như các chỉ số ở mức độ 5 vẫn còn ở mức rất thấp: “Thầy (cô) có giảng dạy bằng giáo án điện tử hay không?” chỉ có 11.7% đạt mức độ 5(tốt), với điểm bình quân là 3.4 chúng tôi nhận thấy việc giảng dạy bằng giáo án điện tử trong các cơ sở giáo dục mầm non vẫn đang ở mức đạt .

Với câu hỏi “Thầy (cô) có tổ chức cho trẻ nhận biết các hình ảnh, con vật thông

qua đoạn phim hay không?”, chũng tôi nhận được câu trả lời chỉ ở mức độ 5(tốt) chỉ

có 8.3%, trong khi đó tỉ lệ ở mức độ 3 lại rất cao, chiếm 40.0%. Với điểm bình quân 3.3, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức cho trẻ nhận biết các hình ảnh, con vật thông qua đoạn phim trong các cơ sở giáo dục mầm non vẫn đang ở mức đạt.

Với câu hỏi “Thầy (cô) có sử dụng các phần mềm khảo sát trẻ hay không?”, có tới 36.7% giáo viên trả lời ở mức độ 3 đồng với việc sử dụng các phần mềm tính toán chỉ số tăng trưởng của trẻ đa số ở mức khá. Với điểm bình quân 3.0, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng phép tính trên hệ thống để tính chỉ số tăng trưởng của trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non vẫn đang ở mức đạt.

2.4. Thực trạng quản lý thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trƣờng mầm non Huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên dục ở các trƣờng mầm non Huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

2.4.1. Thực trạng quản lý nội dung ứng dụng CNTT

2.4.1.1. Thực hiện quản lý mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non

Để thực hiện điều tra thực trạng quản lý mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non, chúng tôi đã thực hiện khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi và thu được kết quả ở bảng 2.3

Số lượng phiếu khảo sát: 18 (9 hiệu trưởng – 9 hiệu phó)

Nội dung khảo sát: Thầy (Cô) hãy xác định mức độ thực hiện quản lý mục tiêu (theo bảng) ứng dụng CNTT trong hoạt động GD ở trường mình?

Rất tốt: Thực hiện theo tháng . Điểm quy đổi 5

Tốt: Thực hiện theo quý. Điểm quy đổi: 4 điểm

Khá: Thực hiện cuối mỗi học kì (2 lần/năm). Điểm quy đổi: 3 điểm

Trung bình: thực hiện cuối năm học . Điểm quy đổi: 2 điểm

Yếu : Không thực hiện: Điểm quy đổi: 1 điểm

Sau khi thu nhập thông tin, chúng tôi nhận được bảng kết quả sau

Bảng 2.3. Kết quả thực hiện quản lý mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động GD ở các trường mầm non TT Mục tiêu 5 4 3 2 1 TB SL % SL % SL % SL % SL % 1 Cập nhật đầy đủ thông tin cán bộ giáo viên vào cơ sở dữ liệu điện tử của nhà trường 3 16.7 10 55.6 3 16.7 2 11.1 0 0 3.8 2 Thực hiện công tác liên lạc, trao đổi với giáo viên chủ yếu bằng CNTT

3 16.7 4 22.2 9 50.0 2 11.1 0 0 3.4

3

Tiến hành sinh hoạt chuyên môn bằng các ứng dụng CNTT 3 16.7 8 44.4 4 22.2 3 16.7 0 0 3.6 4 Tiến hành bồi dưỡng chuyên môn CB – GV bằng hình thức trực tuyến 0 0 4 22.2 10 55.6 4 22.2 0 0 3.0 5 Xử lý – điều khiển các hoạt động tổ - nhóm chuyên môn đa số bằng CNTT

Căn cứ vào kết quả điều tra ở bảng 2.3, chúng tôi nhận thấy việc thực hiện quản lý mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động GD ở các trường mầm non được thực

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)