Phương thức quản lý ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 34 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Phương thức quản lý ứng dụng công nghệ thông tin

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường mầm non

Ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học là việc sử dụng CNTT trong quản lý dạy học một cách có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tác động đến tập thể giáo viên, học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học, giáo dục vận động tối ưu các mục tiêu đề ra

Kế hoạch ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ phải đảm bảo mục tiêu, kế hoạch năm học của nhà trường, trên cơ sở kế hoạch chung đó, CBQL chỉ đạo cho các khối chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch thực hiện và đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ.

Khi xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ, CBQL cần dựa trên các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của đội ngũ giáo viên nhà trường; - Gắn với từng hoạt động, từng Module, từng bài cụ thể;

- Sử dụng hiệu quả PPDH hiện đại;

- Phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh nhà trường.

Đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ các nguyên tắc trên để lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong năm học và xây dựng những nội dung cụ thể về ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ.

Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên nghiên cứu và thống nhất những nội dung ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ mầm non để toàn thể CBQL, GV trong trường nắm được yêu cầu, mục tiêu, phương pháp và hình thức ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ đạt được hiệu quả cao nhất. Sau đó, lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ của toàn trường và chỉ đạo lập kế hoạch ứng dụng CNTT ở từng khối, lớp. Giáo viên lập kế hoạch ứng dụng CNTT cụ thể ở từng lớp để đảm bảo thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với chương trình giáo dục theo độ tuổi.

Ban giám hiệu, kế toán nhà trường lập kế hoạch huy động kinh phí và tiến hành đầu tư, mua sắm bổ sung, lắp đặt và bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục của giáo viên như: bổ xung đủ máy vi tính cho các lớp, phòng Kidsmart, đầu DVD, ti vi màn hình 43inch, màn chiếu, máy Projector, bảng thông minh, hệ thống mạng Lan, mạng Internet, Wifi… để phục vụ có hiệu quả hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ.

Tổ chức các điều kiện để giáo viên ứng dụng CNTT trong giáo dục thuận lợi như phòng học, các thiết bị hỗ trợ cho ứng dụng CNTT hiện đại, có hạn chế tiếng ồn,

hoặc có phòng học ứng dụng CNTT riêng với thiết bị hiện đại, đa dạng giúp GV có thể cho học sinh tiếp cận với nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tiên tiến.

Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường có kế hoạch tham mưu với hiệu trưởng mời giảng viên để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tin học cơ bản cho giáo viên và kỹ năng ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ để tất cả giáo viên nắm được và có khả năng ứng dụng CNTT trong việc tìm kiếm các tài liệu phục vụ hoạt động dạy học ở trên mạng Internet, soạn các giáo án điện tử, sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm video, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường.

Mỗi một khối chuyên môn, tổ trưởng cần xây dựng các hoạt động có liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện các mục tiêu ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ, đồng thời trên cơ sở đó tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, trong điều kiện cụ thể có thể điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp.

1.4.2.2. Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non

Việc ứng dụng CNTT vào quản lý dạy học là công việc, là nhiệm vụ của các nhà quản lý giáo dục nói chung và của mỗi nhà quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo nói riêng. Quản lý là lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển một tổ chức bằng cách vạch ra mục tiêu cho tổ chức đồng thời tìm kiếm các biện pháp, cách thức tác động vào tổ chức sao cho tổ chức ấy đạt được mục tiêu đề ra.

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo chung, tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường theo kế hoạch đã xây dựng, tập trung công tác chỉ đạo đến từng khâu, từng phần cụ thể như:

- Phân công cho bộ phận chuyên môn, giáo viên chủ động tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về CNTT để khai thác thông tin từ mạng Internet, sử dụng các phần mềm hỗ trợ phục vụ việc thiết kế bài giảng điện tử, ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ một cách linh hoạt, phù hợp.

- Tổ chức cho giáo viên thực hiện các chuyên đề hướng dẫn thực hành các công cụ hỗ trợ soạn bài giảng điện tử, hướng dẫn khai thác thông tin trên mạng, hướng dẫn tạo thư viện đồ dùng, hướng dẫn tạo kho học liệu mở. Đảm bảo 100% giáo viên của nhà trường đều được tiếp cận với các công cụ (phần mềm) hỗ trợ soạn giảng.

- Tổ chức cho các tổ khối chuyên môn tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống bài giảng điện tử, kho học liệu mở, kho đồ dùng.

- Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ, kiểm tra việc quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ như về chất lượng bài dạy, phân bố thời gian, hình thức tổ chức dạy học. CBQL trường có kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo

chung cho giáo viên về quy trình quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Tổ chức các hoạt động dự giờ của các hoạt động có ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ, sau đó tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm.

- Tổ chức các buổi họp trao đổi kinh nghiệm trong toàn trường, tổng hợp các ý kiến từ đội ngũ giáo viên đã tiến hành ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ, đánh giá những ưu điểm và tồn tại để tìm giải pháp khắc phục khó khăn, khắc phục tồn tại (nếu có), tiếp tục nhân rộng và triển khai những kinh nghiệm có nhiều ưu điểm, nhiều hiệu quả để giáo viên tiếp tục phát huy và phát triển thành phong trào ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ một cách tự nhiên, tích cực.

- Xây dựng các phong trào thi đua lấy việc thực hiện hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ làm mục tiêu khen ngợi, khích lệ. Từ đó có thể động viên được đội ngũ giáo viên tích cực, hăng hái tham gia và chủ động khai thác ứng dụng CNTT vào hoạt động giáo dục trẻ mầm non.

- Thiết kế, thành lập kho tư liệu, bài giảng dùng chung để giáo viên tham khảo lẫn nhau, sử dụng các tư liệu hay, vận dụng vào thiết kế và sử dụng cho phù hợp với đặc điểm từng khối lớp.

1.4.2.2. Ứng dụng CNTT trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động giáo dục

Cán bộ quản lý lãnh đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, biện pháp nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực hoạt động của đảng viên, cán bộ viên chức; nắm bắt tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của đảng viên và quần chúng, phát huy quyền làm chủ của cán bộ viên chức, thực hiện công bằng xã hội, công khai thông qua việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, nghị định chính phủ qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Mail, Trang Web nhà trường, các buổi học tập trực tuyến…

Chức năng và nhiệm vụ quản lý phải làm chính là thuộc tính của nó, quản lý gồm các chức năng chính sau đây:

Hoạch định: Là vạch ra mục tiêu cho bộ máy, sắp xếp các bước đi, các công việc phải làm để tiến tới mục tiêu.

- Tổ chức là thiết kế bộ máy, sắp xếp công việc, sắp xếp con người, ai làm gì và làm như thế nào.

- Điều hành: Là điều khiển tác động vào con người và các mối quan hệ để con người tích cực hoạt động.

- CBQL chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT trong các hoạt động đánh giá sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Giáo viên phải tìm hiểu nghiên cứu và hướng dẫn trẻ có thể sử dụng các phần mềm giúp trẻ tự học và phối hợp phụ huynh trong việc dạy trẻ sử dụng và học tập trên các Website và phần mềm phù hợp với chương trình giáo dục theo lứa tuổi của trẻ.

1.4.2.3. Ứng dụng CNTT trong công kiểm tra, đánh giá quá trình giáo dục

Kiểm tra chính là giám sát hoạt động của cấp dưới để điều chỉnh kịp thời các công việc quản lý. CBQL chú trọng động viên khen thưởng kịp thời đối với giáo viên ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao để nhân rộng điển hình, khích lệ động viên các giáo viên khác cùng tham gia. CBQL thường xuyên kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Thường xuyên kiểm tra năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên thông qua dự giờ thăm lớp, thông qua sinh hoạt chuyên môn, đánh giá sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)