Thực trạng phương thức quản lý ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 55 - 59)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng phương thức quản lý ứng dụng CNTT

2.4.2.1 Xây dựng kế hoạch lý quản ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường MN

Để thực hiện điều tra thực trạng xây dựng kế hoạch lý quản ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường MN, chúng tôi đã thực hiện khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi và thu được kết quả ở bảng 2.6

Số lượng phiếu khảo sát: 9 (9 hiệu trưởng) Tiêu chí đánh giá mức độ:

Rất tốt: Từ 80% - 100% kế hoạch được thực hiện. Điểm quy đổi: 5 điểm

Tốt: Từ 60% - <80% kế hoạch được thực hiện. Điểm quy đổi: 4 điểm

Khá: Từ 40% - <60% kế hoạch được thực hiện. Điểm quy đổi:3 điểm

Trung bình: 20% - <40% kế hoạch được thực hiện. Điểm quy đổi: 2 điểm

Yếu: 0% - 20% kế hoạch được thực hiện. Điểm quy đổi : 1 điểm

Sau khi thu nhập thông tin, chúng tôi nhận được bảng kết quả sau

Bảng 2.6. Thực trạng xây dựng kế hoạch lý quản ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường MN

Nội dung 5 4 3 2 1 Điểm

TB

SL % SL % SL % SL % SL %

Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cụ thể hằng năm, tháng, tuần 2 22.2 4 44.5 1 11.1 1 11.1 0 0 3.4 Kế hoạch huy động nguồn kinh phí phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin 1 11.1 1 11.1 6 66.7 1 11.1 0 0 3.2 Lập kế hoạch bổ sung các trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin

Theo kết quả bảng trên, chúng tôi nhận thấy, việc Xây dựng kế hoạch ứng dụng

công nghệ thông tin vào giảng dạy cụ thể hằng năm, tháng, tuần đều được đa số các

cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục chú trọng thực hiện: 22.2 % mức Rất tốt và 44.5 % ở mức tốt .

Tuy nhiên, khi hỏi về nội dung Kế hoạch huy động nguồn kinh phí phục vụ việc

ứng dụng công nghệ thông tin thì câu trả lời chiếm nhiều nhất lại nằm ở mức độ khá

với 66.7% với điểm trung bình chỉ có 3.2, nghĩa là chỉ ở mức đạt. Điều này cũng lí giải được do một phần điều kiện địa phương huyện Đồng xuân là huyện tương đối khó khăn, nên việc huy động kinh phí còn gặp nhiều bất cập.

2.4.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học:

Kết quả điều tra công tác tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được thể hiện ở bảng 2.7

Số lượng phiếu khảo sát: 36 (36 Khối trưởng của 09 trường)

Tiêu chí để xác định mức độ:

Rất tốt: Thực hiện theo tháng . Điểm quy đổi 5

Tốt: Thực hiện theo quý. Điểm quy đổi: 4 điểm

Khá: Thực hiện cuối mỗi học kì (2 lần/năm). Điểm quy đổi: 3 điểm

Trung bình: thực hiện cuối năm học . Điểm quy đổi: 2 điểm

Yếu : Không thực hiện: Điểm quy đổi: 1 điểm

Sau khi thu nhập thông tin, chúng tôi nhận được bảng kết quả sau

Bảng 2.7. Công tác tổ chức chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

Nội dung 5 4 3 2 1 Điểm

TB

SL % SL % SL % SL % SL %

Công tác chỉ đạo việc soạn bài giảng có ứng dụng CNTT 26 72.2 5 13.9 4 11.1 1 2.8 0 0 4.6 Công tác chỉ đạo việc lựa chọn phần mềm hỗ trợ. giảng dạy phù hợp 10 27.8 17 47.2 7 19.5 2 5.6 0 0 4.0 Tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT

Nội dung 5 4 3 2 1 Điểm TB

SL % SL % SL % SL % SL %

cho giáo viên. Tổ chức các hoạt động chuyên đề thảo luận trao đổi kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT

4 11.1 10 27.8 19 52.8 3 8.3 0 0 3.4

Theo kết quả bảng trên, chúng tôi nhận thấy Công tác chỉ đạo việc soạn bài

giảng có ứng dụng CNTT đều được đa số các cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục chú

trọng thực hiện: 72.2 % mức độ 5(rất tốt). Tuy nhiên, việc triển khai để đẩy mạnh chất lượng, nâng cao hiệu quả việc vận dụng CNTT một cách cụ thể thì chưa được chú trọng.

Có tới 47.2% câu trả lời ở mức độ 4( tốt) khi được hỏi về Công tác chỉ đạo việc

lựa chọn phần mềm hỗ trợ. giảng dạy phù hợp, và cũng ở nội dung trên, có tới 19.5%

câu trả lời ở mức độ 3( khá). Điều này dẫn đến tình trạng chưa đồng bộ trong việc nắm bắt, lựa chọn phần mền hỗ trợ giảng dạy phù hợp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng giảng dạy bằng CNTT chưa hiệu quả.

Xuất phát điểm từ việc chưa chuyên sâu trong hoạt động định hướng cụ thể hoạt động ứng dụng CNTT cho giáo viên, khi được hỏi về công tác Tổ chức thực hiện việc

bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên, tại thời điểm nghiên cứu, chúng tôi

nhận được 50.0 % câu trả lời ở mức độ 4( tốt) và 52.8% câu trả lời ở mức độ 3 ( khá) khi hỏi về nội dung công tác Tổ chức các hoạt động chuyên đề thảo luận trao đổi kinh

nghiệm về việc ứng dụng CNTT. Điều này cho thấy đa số các cơ sở giáo dục mầm non

tại Huyện Đồng Xuân cần nâng cao hơn công tác bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng ứng dụng CNTT

2.4.2.3. Giám sát kiểm tra quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học

Kết quả giám sát kiểm tra quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học được thể hiện ở bảng 2.8

Số lượng phiếu khảo sát: 36 (36 Khối trưởng của 09 trường)

Tiêu chí để xác định mức độ:

Rất tốt: Thực hiện theo tháng . Điểm quy đổi 5

Tốt: Thực hiện theo quý. Điểm quy đổi: 4 điểm

Khá: Thực hiện cuối mỗi học kì (2 lần/năm). Điểm quy đổi: 3 điểm

Trung bình: thực hiện cuối năm học . Điểm quy đổi: 2 điểm

Sau khi thu nhập thông tin, chúng tôi nhận được bảng kết quả sau

Bảng 2.8. Công tác giám sát kiểm tra quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học

Nội dung 5 4 3 2 1 Điểm TB SL % SL % SL % SL % SL % Tổ chức, dự giờ thao giảng về đổi mới phương pháp và ứng dụng

2 5.6 8 22.2 16 44.4 10 27.8 0 0 3.1

Dự giờ đột xuất đối với tiết dạy có ứng dụng CNTT

1 2.8 9 25.0 22 61.1 4 11.1 0 0 3.2

Quy định số giờ thao giảng và dự giờ tiết dạy có ứng dụng CNTT đối với mỗi GV

16 44.4 10 27.8 10 27.8 0 0 0 0 4.2

Từ kết quả được thu thập ở bảng 2.8, chúng tôi nhận thấy công tác giám sát kiểm tra quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Đồng Xuân dù được quan tâm, xây dựng kế hoạch nhưng việc thực hiện cơ bản vẫn chưa được đồng bộ, đều khắp. Việc Tổ chức, dự giờ thao giảng về đổi mới phương

pháp và ứng dụng CNTT chỉ nhận được5.6 % câu trả lời trong tổng số các phiếu điều

tra là rất tốt; có 22.2% ở mức tốt ,có đến 44.4% câu trả lời trong tổng số các phiếu điều tra ở mức khá và 27.8% ở mức trung bình. Điều này cho thấy đa số các trường chỉ xác định việc dự giờ, thao giảng theo định mức của năm học, chưa chú trọng đến việc đổi mới phương pháp và ứng dụng CNTT.

Đối với nội dung Dự giờ đột xuất đối với tiết dạy có ứng dụng CNTT, chỉ có 2.8% câu trả lời là rất tốt và 25% ở mức tốt. Đặc biệt, đối với nội dung này, chúng tôi nhận được 61.1% câu trả lời ở mức khá. Qua trao đổi chuyên sâu với Ban giám hiệu và GV các trường, việc lập kế hoạch quản lý chuyên môn thường được HT quan tâm nhất trong công tác quản lý của mình, nhất là việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc dự giờ GV bao gồm cả việc dự giờ đối với các tiết dạy có và không có ứng dụng CNTT.

Tuy nhiên, việc dự giờ đột xuất đối với tiết dạy có ứng dụng CNTT ít được thực hiện hơn. Đa số các tiết dạy có ứng dụng CNTT được thực hiện vào các giờ thao giảng theo kế hoạch để tham khảo, rút kinh nghiệm là chính.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)