Thực trạng quản lý nội dung ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 49 - 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý nội dung ứng dụng CNTT

2.4.1.1. Thực hiện quản lý mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non

Để thực hiện điều tra thực trạng quản lý mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non, chúng tôi đã thực hiện khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi và thu được kết quả ở bảng 2.3

Số lượng phiếu khảo sát: 18 (9 hiệu trưởng – 9 hiệu phó)

Nội dung khảo sát: Thầy (Cô) hãy xác định mức độ thực hiện quản lý mục tiêu (theo bảng) ứng dụng CNTT trong hoạt động GD ở trường mình?

Rất tốt: Thực hiện theo tháng . Điểm quy đổi 5

Tốt: Thực hiện theo quý. Điểm quy đổi: 4 điểm

Khá: Thực hiện cuối mỗi học kì (2 lần/năm). Điểm quy đổi: 3 điểm

Trung bình: thực hiện cuối năm học . Điểm quy đổi: 2 điểm

Yếu : Không thực hiện: Điểm quy đổi: 1 điểm

Sau khi thu nhập thông tin, chúng tôi nhận được bảng kết quả sau

Bảng 2.3. Kết quả thực hiện quản lý mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động GD ở các trường mầm non TT Mục tiêu 5 4 3 2 1 TB SL % SL % SL % SL % SL % 1 Cập nhật đầy đủ thông tin cán bộ giáo viên vào cơ sở dữ liệu điện tử của nhà trường 3 16.7 10 55.6 3 16.7 2 11.1 0 0 3.8 2 Thực hiện công tác liên lạc, trao đổi với giáo viên chủ yếu bằng CNTT

3 16.7 4 22.2 9 50.0 2 11.1 0 0 3.4

3

Tiến hành sinh hoạt chuyên môn bằng các ứng dụng CNTT 3 16.7 8 44.4 4 22.2 3 16.7 0 0 3.6 4 Tiến hành bồi dưỡng chuyên môn CB – GV bằng hình thức trực tuyến 0 0 4 22.2 10 55.6 4 22.2 0 0 3.0 5 Xử lý – điều khiển các hoạt động tổ - nhóm chuyên môn đa số bằng CNTT

Căn cứ vào kết quả điều tra ở bảng 2.3, chúng tôi nhận thấy việc thực hiện quản lý mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động GD ở các trường mầm non được thực hiện chưa mang tính chất đồng bộ.

Với nội dung “Cập nhật đầy đủ thông tin cán bộ giáo viên vào cơ sở dữ liệu

điện tử của nhà trường”, đa số các trường đã cập nhật thông tin, chiếm đến 55.6% ( ở

mức độ 4 – tốt); Với điểm bình quân 3.8 ở mức độ Khá, tuy nhiên, tỉ lệ các trường cập nhật một cách đầy đủ, không thiếu sót thông tin và cập nhật thường xuyên lại chỉ có 16.7 %. Điều này cho thấy các trường cập nhật không kịp thời những thông tin đối với công tác quản lý nhân sự.

Đối với nội dung mục tiêu “Thực hiện công tác liên lạc, trao đổi với giáo viên

chủ yếu bằng CNTT”, ta thấy câu trả lời tập trung phần lớn chỉ là liên lạc theo cách

thức bình thường. Nhà trường thông thường trao đổi với giáo viên bằng cách thức truyền thống, với 50.0 %, ta thấy đây là con số không hề nhỏ đối với hoạt động quản lý của nhà trường. Chỉ có 03 trường thực hiện liên lạc với giáo viên bằng công nghệ thông tin ở mức độ 5( rất tốt). Với điểm bình quân 3.4, việc liên lạc, trao đổi với giáo viên chủ yếu bằng CNTT trong các cơ sở giáo dục mầm non vẫn đang ở mức đạt.

Đối với nội dung mục tiêu “Tiến hành sinh hoạt chuyên môn bằng các ứng

dụng CNTT”, chúng tôi nhận được 16.7% (3/18) câu trả lời ở mức độ 5

( rất tốt), 44.4 % (8/18) câu trả lời mức độ 4, 22.2 % (4/18) câu trả lời ở mức độ 3 ( khá), với điểm bình quân là 3.6. Điều này chứng tỏ vẫn còn một số không nhỏ các cơ sở giáo dục chưa chú trọng đến công tác sinh hoạt chuyên môn bằng các ứng dụng CNTT mà vẫn chú trọng vào phương thức truyền thống, điều này cũng là thực trạng ở không ít cơ sở giáo dục.

Vì thực trạng trên nên với nội dung, “Xử lý – điều khiển các hoạt động tổ -

nhóm chuyên môn đa số bằng CNTT”, tác giả nhận được 61.1 % câu trả lời ở mức độ

3 ( khá), với điểm trung bình là 3.2 ở mức đạt, nghĩa là công tác điều phối vẫn sẽ được chú trọng theo tinh thần truyền thống là chính.

2.4.1.2. Thực hiện quản lý nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non

Để thực hiện điều tra thực trạng quản lý nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non, chúng tôi đã thực hiện khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi và thu được kết quả ở bảng 2.4

Số lượng phiếu khảo sát: 18 (9 hiệu trưởng – 9 hiệu phó)

Nội dung khảo sát: Thầy (Cô) hãy xác định mức độ thực hiện quản lý nội dung (theo bảng) ứng dụng CNTT trong hoạt động GD ở trường mình?

Tiêu chí để xác định mức độ:

Rất tốt: Thực hiện theo tháng . Điểm quy đổi 5

Tốt: Thực hiện theo quý. Điểm quy đổi: 4 điểm

Khá: Thực hiện cuối mỗi học kì (2 lần/năm). Điểm quy đổi: 3 điểm

Trung bình: thực hiện cuối năm học . Điểm quy đổi: 2 điểm

Yếu : Không thực hiện: Điểm quy đổi: 1 điểm

Sau khi thu nhập thông tin, chúng tôi nhận được bảng kết quả sau

Bảng 2.4. Kết quả thực hiện quản lý nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non

TT Mục tiêu 5 4 3 2 1

TB

SL % SL % SL % SL % SL %

1 Số giáo viên tra cứu trên kho học liệu trường

4 22.2 4 22.2 9 50.0 1 5.6 0 0 3.6

2 Cập nhật phiếu ăn

hàng ngày của trẻ 1 5.6 5 27.8 10 55.6 2 11.1 0 0 3.3 3 Cập nhật chỉ số sức

khỏe của trẻ theo hàng tuần

2 11.1 4 22.2 11 61.1 1 5.6 0 0 3.4

Căn cứ vào kết quả điều tra ở Bảng 2.4, chúng tôi thấy việc thực hiện quản lý nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động GD ở các trường mầm non được thực hiện chưa được sâu sát với mục tiêu đề ra.

Khi phỏng vấn chuyên sâu 9 hiệu trưởng chuyên môn, đa phần câu trả lời nhận được là việc cập nhật thông tin được thực hiện hơi chậm so với mục tiêu đề ra

Với nội dung “Số giáo viên tra cứu trên kho học liệu trường”, đa số các trường cũng chỉ đảm bảo có khoảng 22.2% cập nhật thông tin ở mức độ rất tốt (mức độ 5), có đến 22.2 % mức độ 4 ( tốt) và đặc biệt có đến 50.0% ở mức khá. Với điểm trung bình 13.3, chứng tỏ số giáo viên tra cứu trên kho học liệu trường chỉ ở mức đạt. Điều này cũng xuất phát từ thực trạng kho học liệu của trường chưa được đầy đủ, chưa đáp ứng nhu cầu của giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, rất cần thiết để bổ sung nguồn học liệu phong phú trong việc dạy học cho trẻ.

Đối với nội dung mục tiêu “Cập nhật phiếu ăn hàng ngày của trẻ”, ta thấy câu trả lời tập trung phần lớn chỉ là liên lạc theo cách thức bình thường. Nhà trường thông

thường trao đổi với giáo viên bằng cách thức truyền thống, với 55.6 %, ta thấy đây là con số không hề nhỏ đối với hoạt động quản lý của nhà trường. Chỉ có 01 trường thực hiện liên lạc với giáo viên bằng công nghệ thông tin ở mức độ 5 ( rất tốt). Với điểm trung bình 3.6, chúng tôi nhận thấy, nội dung này các cơ sở giáo dục thực hiện ở mức độ đạt.

Với nội dung “Cập nhật chỉ số sức khỏe của trẻ theo hàng tuần”, với điểm bình quân 3.4 cho thấymặc dù đây là hoạt động cấp thiết và mang tính quan trọng của cơ sở giáo dục mầm non, nhưng chúng tôi lại nhận được 61.1 % câu trả lời ở mức độ khá. Điều này phản ánh một phần hoạt động quản lý hoạt động giáo dục qua ứng dụng CNTT chưa được sâu sát, kịp thời. Việc cập nhật chủ yếu được nhà trường cập nhật theo quý, theo tháng. Điều này dẫn đến tình trạng phụ huynh sẽ khó nắm bắt được tình hình phát triển của con em mình một cách kịp thời, nhất là các bé đang ở độ tuổi mầm non, độ tuổi cần có sự chăm sóc, cân chỉnh một cách nhạy bén nhất trong chế độ chăm sóc và giáo dục các bé.

2.4.1.3. Thực hiện quản lý phương pháp ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non

Để thực hiện điều tra thực trạng công tác quản lý phương pháp ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non, chúng tôi đã thực hiện khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi và thu được kết quả ở bảng 2.5

Số lượng phiếu khảo sát: 18 (9 hiệu trưởng – 9 hiệu phó)

Tiêu chí để xác định mức độ:

Rất tốt: Thực hiện theo tháng . Điểm quy đổi 5

Tốt: Thực hiện theo quý. Điểm quy đổi: 4 điểm

Khá: Thực hiện cuối mỗi học kì (2 lần/năm). Điểm quy đổi: 3 điểm

Trung bình: thực hiện cuối năm học . Điểm quy đổi: 2 điểm

Yếu : Không thực hiện: Điểm quy đổi: 1 điểm

Nội dung khảo sát: Thầy (Cô) hãy xác định mức độ thực hiện công tác quản lý phương pháp (theo bảng) ứng dụng CNTT trong hoạt động GD ở trường mình?

Bảng 2.5. Thực trạng công tác quản lý phương pháp ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non

Nội dung 5 4 3 2 1 ĐTB

SL % SL % SL % SL % SL %

Thầy (cô) của đơn vị trường có giảng dạy bằng giáo án điện tử hay không?

2 11.1 4 22.2 7 33.3 5 27.8 0 0 3.2

Thầy (cô) của đơn vị trường có tổ chức cho trẻ nhận biết các hình ảnh, con vật thông qua đoạn phim hay không?

1 11.1 4 27.8 10 61.1 3 16.7 0 0 3.2

Nhờ có công nghệ thông tin, giáo viên có thể tiếp cận với nguồn tư liệu mở vô cùng phong phú, đa dạng. Đây là cơ sở để tạo nên các bài giảng đầy hấp dẫn, gần gũi và phù hợp với tâm lý trẻ mầm non. Hiệu quả học tập theo đó sẽ tăng lên đáng kể nhờ nguyên lý “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.

Bảng trên cho thấy các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học đã được giáo viên thực hiện nhưng đều ở mức độ 3( khá). Chỉ có hình thức dạy học máy tính qua các phần mềm vui học của trẻ và đánh giá trẻ thông qua các trò chơi trên máy tính là được đánh giá cao nhất, sau đó đến tổ chức các hoạt động bằng giáo án điện tử còn khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học còn rất hạn chế.

Qua khảo sát và trao đổi với đội ngũ giáo viên trong nhà trường tôi thấy rằng việc sử dụng CNTT trong dạy học hầu như mới chỉ được thực hiện ở các giờ dạy chuyên đề giờ thi giáo viên giỏi và trong một số giờ dạy được thanh tra có báo trước. Tỉ lệ số giờ dạy có ứng dụng ở mức rất thấp. Trang thiết bị hiện đại đã đầu tư như máy tính, máy chiếu đa năng có giờ trống, không được khai thác hàng ngày rất cao (chủ yếu là không sử dụng).

Qua những năm học trước cho thấy trong thực tiễn hiện nay các hình thức phổ biến của ứng dụng CNTT vào dạy học bao gồm:

- Dạy học bằng giáo án điện tử hay bài giảng điện tử - Khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học - Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng interner

-Dạy các hoạt đông thông qua các phần mềm vui học Kimatrs, Kipix… - Kiểm tra khảo sát học sinh qua các trò chơi của phần mềm

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)