Cải tiến kiểm tra và đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong đổi mớ

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 79 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Cải tiến kiểm tra và đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong đổi mớ

phương pháp dạy học của giáo viên

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa

Kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên luôn mang lại mục tiêu kép. Biện pháp này vừa tác động đến chủ thể ứng dụng công nghệ thông tin, bao gồm đội ngũ giáo viên đang trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường vừa tác động đến đội ngũ lãnh đạo trong quá trình ứng dụng CNTT để quản lý các các động diễn ra trong môi trường sư phạm. Chính vì thế, để nâng cao khai thác và nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT không thể không cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của quá trình ứng dụng. Thông quá quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ thu được những thông tin từ thực tế để kịp thời điều chỉnh, thay đổi một cách linh hoạt nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan đơn vị.

Ngoài ra, công tác này cũng cần được duy trì thường xuyên và sáng tạo trong cách thức tiến hành nhằm kịp thời tổng kết thực tiễn, chỉnh sửa những bất cập và hợp lý hóa quá trình sử dụng cơ sở vật chất thiết bị, nguồn nhân lực nhằm tối ưu hóa và khai thác triệt để sự hỗ trợ của CNTT trong công tác quản lý. Thực tế cho thấy ở nhiều trường mầm non trên địa bàn, công tác ứng dụng CTNT trong quản lý thường được chú trọng ở khâu triển khai thực hiện mà ít chú ý đến công tác hậu kiểm, đánh giá sự hợp lý và hiệu quả của quá trình triển khai đó. Thực tế đó đã đặt ra vấn đề về tính cấp thiết và ý nghĩa của biện pháp này nhằm tạo ra sự hoàn thiện, đầy đủ trong quy trình ứng dụng CNTT từ khâu lập kế hoạch, điều hành, triển khai thực hiện cho đến công tác hậu kiểm, đánh giá, rút kinh nghiệm và tổng kết.

3.2.5.2. Nội dung

- Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì kết quả ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường. Quá trình lập kế hoạch cần tính đến tính cụ thể và khả thi của các hoạt động kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt, việc đánh giá cần hướng đến những nội dung cụ thể của từng yếu tố có liên quan đến công tác ứng dụng CNTT.

- Khuyến khích mọi thành viên nhà trường, nhất là đối với đội ngũ quản lý tăng cường sử dụng hệ thống thiết bị điện tử trong quá trình theo dõi, kiểm tra như camera, hộp thu điện tử, các phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh.

- Tổ chức thi đua khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao cho nội dung này, đặc biệt trong công tác quản lý ứng dụng CNTT. Việc thi đua khen thưởng cũng là cách để tạo bầu không khí vui tươi, tạo thêm động lực để tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo và có tác động tốt đến quá trình kiểm tra, đánh giá.

- Định hướng để có bước chuẩn bị kịp thời, phù hợp với tốc độ phát triển của CNTT, chẳng hạn như làm quen dần với khai thác, sử dụng và dạy học bằng mã nguồn mở trong công tác kiểm tra, đánh giá.

- Thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm theo hướng giúp công tác kiểm tra, đánh giá không mất nhiều thời gian và đạt hiệu quả cao, có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động động giáo dục trong nhà trường.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

- Lãnh đạo nhà trường có kế hoạch rõ ràng, cụ thể về việc tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì. Việc xây dựng kế hoạch cần tiến hành đầu năm, đầu học kì và có thể cần được điều chỉnh trong quá trình triển khai để phù hợp với những biến động trong thực tế.

- Kết hợp giữa các công cụ kiểm tra, đánh giá hiện đại với các công cụ kiểm tra, đánh giá có tính chất truyền thống, thủ công. Nhất là trong những trường chưa có nhiều thiết bị hiện đại hỗ trợ cho quá trình kiểm tra, đánh giá.

- Kết nối với các cơ quan quản lý và nước trực tiếp đối với đơn vị của mình để kịp thời báo cáo kết quả ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động giáo dục của đơn vị mình, đồng thời tiếp thu và khai thác sự hỗ trợ của các cơ quan đóng trên địa bàn để hỗ trợ cho công tác kiểm tra, đánh giá.

- Đầu tư, mua sắm thêm các công cụ phần mềm tiện ích và các thiết bị hỗ trợ cho công tác kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của giải pháp này trong quá trình quản lý tại đơn vị.

- Để công tác thi đua khen thưởng phát huy được hiệu quả trong quá trình kiểm tra, đánh giá, lãnh đạo cần xây dựng cho được bộ tiêu chí đánh giá rõ ràng, minh bạch và công khai.

* Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Các giải pháp kể trên vừa có tính độc lập tương đối vừa có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Tính độc lập tương đối được thể hiện ở chỗ mỗi giải pháp có mục tiêu, đối tượng, nội dung và cách thức thực hiện riêng biệt. Điều này giúp cho việc đề xuất giải pháp hướng đến tính tổng thể, toàn diện của vấn đề được đặt ra và nghiên cứu. Có giải pháp hướng đến chủ thể quản lý; có giải pháp hướng đến người dạy và người học; có giải pháp tập trung vào cơ sơ vật chất kĩ thuật và các phương tiện phục vụ cho công tác quản lý. Tính độc lập tương đối của các giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đi sâu phân tích và tìm kiếm cách thức thực hiện để khai thác một cách tốt nhất những nhân tố có liên quan đến từng đối tượng được đề cập.

Còn sự quan hệ, liên kết và tương hỗ lẫn nhau giữa các giải pháp được thể hiện ở chỗ chúng có sự xâm nhập và tác động qua lại lẫn nhau. Giải pháp này khi được thực hiện rất cần đến sự “trợ giúp” của các giải pháp khác. Chẳng hạn như biện pháp quản lý mục tiêu ứng dụng CNTT trong dạy học trường mầm non thì không thể tách rời giải pháp Quản lý nội dung ứng dụng CNTT; giải pháp tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mần non luôn đi đôi với biện pháp chỉ đạo đổi mới công tác giảng dạy theo hướng phát triển năng lực; các biện pháp trên muốn thực hiện tốt rất cần sự hỗ trợ của biện pháp tăng cường cơ sở, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

Mối quan hệ giữa các giải pháp được trình bày nêu trên đã đặt vấn đề là cần phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp. Tính đồng bộ vừa đáp ứng sự độc lập riêng lẻ của từng giải pháp được chỉ ra đồng thời giúp phát huy tổng lực hiệu quả và lợi ích từ mối quan hệ tương hỗ giữa các giải pháp.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)