8. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Thực hiện nội dung của ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các
các trường mầm non
Để tìm hiểu thực trạng của các trường mầm non trong việc thực hiện nội dung của ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non, chúng tôi đã thực hiện điều tra bằng bảng hỏi đối với 60 cán bộ giáo viên tại 09 cơ sở trường mầm non và nhận được bảng kết quả (xem cụ thể tại bảng 2.1)
Tiêu chí đánh giá mức độ:
Rất tốt: Từ 80% - 100% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV. – Điểm quy đổi 5 điểm
Tốt: Từ 60% - <80% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 4 điểm
Khá : Từ 40% - <60% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 3 điểm
Trung bình: Từ 20% - <40% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 2 diểm
Yếu: Từ 0% - <20% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 1 điểm
Bảng 2.1.Thực hiện nội dung của ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non Nội dung 5 4 3 2 1 TB SL % SL % SL % SL % SL % Thầy (cô) có sử dụng phần mềm hỗ trợ soạn giáo án? 7 11.7 10 16.7 25 41.7 10 16.7 8 13.3 3 Thầy (cô) có sử dụng máy chiếu trong việc giảng dạy trẻ?
5 8.3 20 33.3 15 25.0 13 21.7 7 11.7 3.1
Thầy (cô) có sử dụng phép tính trên hệ thống để tính chỉ số tăng trưởng của trẻ?
7 11.7 20 33.3 16 26.7 9 15 8 13.3 3.2
Với câu hỏi “Thầy (cô) có sử dụng phần mềm hỗ trợ soạn giáo án?”, chúng tôi nhận được 11.7% câu trả lời ở mức độ 5( rất tốt); 16.7% ở mức độ 4 ( tốt); trong khi đó có 41.7% giáo viên được khảo sát trả lời ở mức độ 3( khá).Với điểm bình quân 3 chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ sử dụng soạn giáo án trong các cơ sở giáo dục mầm non vẫn đang ở mức đạt.
Với câu hỏi “Thầy (cô) có sử dụng máy chiếu trong việc giảng dạy trẻ?” tác giả nhận được 8.3% câu trả lời ở mức độ 5(rất tốt); trong khi đó có 33.3% giáo viên được khảo sát trả lời ở mức độ 4( tốt), đáng chú ý nhất có đến 25.0 % trả lời ở mức độ 3 (khá) và có tới 21.7% giáo viên trả lời ở mức độ 2(trung bình). Với điểm bình quân 3.1, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng máy chiếu trong các tiết dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non vẫn đang ở mức đạt.
Với câu hỏi “Thầy (cô) có sử dụng phép tính trên hệ thống để tính chỉ số tăng trưởng của trẻ?”, tác giả nhận được 11.7% câu trả lời ở mức độ 5( rất tốt); trong khi đó có 33,3% giáo viên được khảo sát trả lời ở mức độ 4( tốt), đáng chú ý nhất có đến 26.7% trả ở mức độ 3( khá). Với điểm bình quân 3.2, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng phép tính trên hệ thống để tính chỉ số tăng trưởng của trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non vẫn đang ở mức đạt.
Qua khảo sát thực trạng trên đã cho thấy, dù chủ trương, quan điểm thực hiện, ứng dụng CNTT trong việc giáo dục trẻ ở các trường mầm non nói chung và huyện Đồng Xuân nói riêng nhưng đến thời điểm hiện tại, số lượng giáo viên thường xuyên sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng cũng như theo dõi sự phát triển của trẻ vẫn còn rất hạn chế, chỉ dao động từ 3 - 3.2 điểm trong thang điểm bình quân, điều này phản ánh rõ thực trạng ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục mầm non huyện Đồng Xuân vẫn đang ở mức đạt.
2.3.4. Thực hiện phương pháp ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non
Để tìm hiểu thực trạng của việc thực hiện phương pháp ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với 60 cán bộ giáo viên tại 09 cơ sở trường mầm non và nhận được bảng kết quả (xem cụ thể tại bảng 2.2)
Tiêu chí đánh giá mức độ:
Rất tốt: Từ 80% - 100% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV. – Điểm quy đổi 5 điểm
Tốt: Từ 60% - <80% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 4 điểm
Khá : Từ 40% - <60% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 3 điểm
Trung bình: Từ 20% - <40% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 2 diểm
Yếu: Từ 0% - <20% số tiết được ứng dụng CNTT so với tổng số tiết dạy trên tuần của GV – Điểm quy đổi 1 điểm
Bảng 2.2.Thực hiện phương pháp ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các
trường mầm non
Nội dung 5 4 3 2 1 TB
SL % SL % SL % SL % SL %
Thầy (cô) có giảng dạy bằng giáo án điện tử hay không
8 11.7 20 33.3 18 30.0 14 23.3 0 0 3,4
Thầy (cô) có tổ chức cho trẻ nhận biết các hình ảnh, con vật thông qua
Nội dung 5 4 3 2 1 TB
SL % SL % SL % SL % SL %
đoạn phim hay không? Thầy (cô) có sử dụng các phần mềm khảo sát trẻ hay không? 7 11.7 16 26.7 22 36.7 6 10.0 0 0 3,0
Bảng trên cho thấy các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học dù được chú trọng, như các chỉ số ở mức độ 5 vẫn còn ở mức rất thấp: “Thầy (cô) có giảng dạy bằng giáo án điện tử hay không?” chỉ có 11.7% đạt mức độ 5(tốt), với điểm bình quân là 3.4 chúng tôi nhận thấy việc giảng dạy bằng giáo án điện tử trong các cơ sở giáo dục mầm non vẫn đang ở mức đạt .
Với câu hỏi “Thầy (cô) có tổ chức cho trẻ nhận biết các hình ảnh, con vật thông
qua đoạn phim hay không?”, chũng tôi nhận được câu trả lời chỉ ở mức độ 5(tốt) chỉ
có 8.3%, trong khi đó tỉ lệ ở mức độ 3 lại rất cao, chiếm 40.0%. Với điểm bình quân 3.3, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức cho trẻ nhận biết các hình ảnh, con vật thông qua đoạn phim trong các cơ sở giáo dục mầm non vẫn đang ở mức đạt.
Với câu hỏi “Thầy (cô) có sử dụng các phần mềm khảo sát trẻ hay không?”, có tới 36.7% giáo viên trả lời ở mức độ 3 đồng với việc sử dụng các phần mềm tính toán chỉ số tăng trưởng của trẻ đa số ở mức khá. Với điểm bình quân 3.0, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng phép tính trên hệ thống để tính chỉ số tăng trưởng của trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non vẫn đang ở mức đạt.