Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên về vai trò và

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 70 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên về vai trò và

và lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

Nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường về ứng dụng CNTT trong trường mầm non và tầm quan trọng của việc quản lý ứng dụng CNTT trong nhà

trường nhằm hướng tới nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục, tính cạnh tranh với các trường mầm non khác trên địa bàn có ảnh hưởng lớn đến quá trình ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong các trường mầm non. Nếu như cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường chưa coi trọng việc ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường thì hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong trường mầm non sẽ không cao.

Nhận thức là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cá nhân có được thái độ và hành động tích cực, đúng đắn với việc thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non. Do vậy, nếu hiệu trưởng có nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non thì hiệu trưởng sẽ có thái độ tự giác, tích cực và nỗ lực hết sức để thực hiện nhiệm vụ này.

3.2.1.2. Nội dung

- Đối với cán bộ quản lý: phải có nhận thức đúng và hiểu rõ vai trò tầm quan

trọng của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về công tác nâng cao nhận thức cho giáo viên về ứng dụng CNTT và xem đây là nhiệm vụ quan trọng để phát huy nội lực, tiềm năng của giáo viên. Cần nắm rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản về ứng dụng CNTT trong giáo dục – đào tạo nói chung, trong giảng dạy nói riêng, đồng thời sử dụng nhiều hình thức tác động để nâng cao nhận thức cho giáo viên.

Ban giám hiệu tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về ứng dụng CNTT trong giảng dạy, phải phát động sâu rộng đến giáo viên và đề ra các yêu cầu cụ thể về số tiết dạy ứng dụng CNTT để việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong nhà trường. Qua phong trào này, giáo viên sẽ thấy được vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Từ đó, giáo viên thấy được trách nhiệm của mình đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường và có nhận thức đúng đắn hơn về ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

- Đối với giáo viên: Giáo viên phải thường xuyên học tập, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, Chỉ thị của ngành thông qua... Nghiên cứu các văn bản của cấp trên, mỗi giáo viên phải cụ thể hóa thành kế hoạch của cá nhân, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, tự giác ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

- Bồi dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ giáo viên, nhân viên với các tiêu chí cho tùng đối tượng như sau:

* Giáo viên:

Đối với giáo viên: phải biết ứng dụng CNTT để thiết kế các hoạt động giáo dục; tìm kiếm các các nguồn thông tin để hỗ trợ trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ;

biết sử dụng máy tính, máy projector, máy ảnh KTS, máy in, máy Scan...để hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục nhằm lôi cuốn trẻ tích cực họat động để khám phá và tiếp nhận kiến thức, kĩ năng trên giờ học, giờ chơi... để nâng cao chất lượng các hoạt động.

- Giáo viên cần học, dự các lớp tập huấn soạn, giảng bài giảng điện tử để nâng cao trình độ tin học của mình.

- GV Cần mạnh dạn, không ngại khó, tự tin khi thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình, khi đó sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác:

- Biết khai thác các tài liệu trên internet trên các trang web để tham khảo các bài của các đồng nghiệp khác đã soạn. Tham khảo các bài giảng elearning, học cách làm qua bạn bè, mạng.

- Tạo cho mình một kho tài liệu các nội dung, kiến thức, hình ảnh liên quan đến nội dung kiến thức bộ môn của mình (Để khi cần ta đỡ mất thời gian tìm kiếm).

* Tổ chuyên môn:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình đưa ứng dụng CNTT trong dạy học- trong sinh hoạt chuyên môn.

- Tổ chức các tiết thao giảng, các chuyên đề có ứng dụng CNTT, họp rút kinh nghiệm cho tiết dạy trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để các tiết sau được tốt hơn.

- Giáo viên có kỹ năng tốt kèm giáo viên còn hạn chế công nghệ thông tin. - Lên kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường.

- Xây dựng trên cơ sở cụ thể về hình thức, kế hoạch và đánh giá kết quả cho 3 đối tượng là: cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên văn phòng.

- Thành lập tổ tin học với các giáo viên, nhân viên đã được đào tạo bồi dưỡng tin học cơ bản, nâng cao.

- Lên kế hoạch cụ thể, phân loại đối tượng: Trình độ, khả năng, vị trí công tác cụ thể của từng cán bộ giáo viên để lựa chọn sắp xếp nội dung bồi dưỡng phù hợp, đạt hiệu quả cao.

- BGH tổ chức điều tra để biết được khả năng tin học của mỗi đồng chí giáo viên rồi phân loại sau đó lên kế hoạch bồi dưỡng (có thể phối hợp với chuyên gia vi tính, hay tổ CNTT của trường mở lớp bồi dưỡng chương trình tin học cho giáo viên).

- BGH cùng các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong dạy học thông qua việc dự giờ thăm lớp, sau đó rút kinh nghiệm tiếp tục đề ra biện pháp khắc phục.

- Cử 1 - 2 giáo viên có kiến thức tốt về tin học làm GV cốt cán để tham gia các lớp bồi dưỡng về máy tính, máy chiếu hay sử dụng phần mềm..., sau đó tập huấn cho các đồng chí giáo viên tại trường trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường.

- Tuyên truyền cho giáo viên hiểu sâu hơn về thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Mua sắm máy tính, máy chiếu, thêm phòng cố định có gắn đầy đủ các thiết bị phục vụ cho các tiết dạy có ứng dụng CNTT.

* Đối với cán bộ quản lý: có kỹ năng tin học cơ bản và nâng cao; có khả năng chỉ đạo ứng dụng CNTT để quản lý các hoạt động trong nhà trường và toả tác dụng.

* Đối với nhân viên: có kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm trong quản lí nhân sự, quản lí tài chính, hồ sơ, sổ sách, bồi dỡng giáo viên...; đầu tư có hiệu quả các phương tiện truyền thông hiện đại.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)