Lập kế hoạch chiến lược cho việc đẩy mạnh quản lý ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 73 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Lập kế hoạch chiến lược cho việc đẩy mạnh quản lý ứng dụng CNTT

trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Lập kế hoạch chiến lược là một trong những chức năng cơ bản của quản lý, chính vì thế để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động giáo dục thì việc lập kế hoạch là một trong những nội dung không thể thiếu, góp phần tạo nên sự thành công của việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động giáo dục. Biện pháp này hướng đến những mục đích sau đây:

- Đổi mới toàn diện, xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ phát triển cả thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

- Xây dựng môi trường GD thân thiện, hiện đại gần gũi với thiên nhiên, sinh thái, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp đáp ứng tối đa nhu cầu hoạt động của trẻ. Đầu tư CSVC, các phòng học, các phòng chức năng, khu vui chơi với đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu đồng bộ, hiện đại đáp ứng mô hình trường MN chất lượng cao, tiến tới đạt chuẩn quốc tế.

- Nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn cho ngũ GV; không chỉ dừng lại ở việc GV được đào tạo kiến thức nền với trình độ sư phạm MN theo quy định mà cần trang bị cho GV những kiến thức kỹ năng sư phạm theo hướng tiếp cận các phương pháp dạy học tiên tiến, tiến tới đủ năng lực triển khai chương trình chuẩn quốc tế.

- Phát triển chương trình GD phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn và mô hình trường MN chất lượng cao và xu hướng hội nhập quốc tế dựa trên nền tảng Chương trình GDMN của Bộ GDĐT. Phát huy thế mạnh của nhà trường đó là lĩnh

vực phát triển vận động, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội. Đặc biệt chú trọng đến việc phát triển năng lực cá nhân, khả năng tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của trẻ.

- Đề ra sứ mệnh của nhà trường đó là giúp cho tất cả trẻ tới trường đều cảm thấy hạnh phúc, có cơ hội sáng tạo và thể hiện tài năng. Là tiền đề để tạo ra những công dân toàn cầu trong tương lai.

3.2.2.2. Nội dung

- Xây dựng kế hoạch chung về việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động giáo dục của đơn vị. Kế hoạch chung cần mang tính chiến lược dài hạn và cho thấy sự đóng góp quan trọng của công tác ứng dụng CNTT trong việc tối ưu hóa các hoạt động quản lý về thời gian, công sức và tính hiệu quae của nó trong việc hướng tới mục tiêu và sứ mạng, tầm nhìn chung của trường mầm non của đơn vị mình.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết ứng dụng CNTT cho công tác quản lý hoạt động giáo dục cho từng năm, từng giai đoạn phát triển. Đây là bước chi tiết hóa ứng với từng giai đoạn, thời điểm. Việc cụ thể hóa giúp lãnh đạo nhà trường dễ dàng triển khai một cách nhịp nhàng cùng với các hoạt động khác cùa nhà trường.

- Việc cập nhật dữ liệu cho các chương trình, phần mềm, nâng cấp phần mềm, chương trình cần thực hiện thường xuyên, ổn định. Nguồn dữ liệu là một trong những “nguyên liệu” đặc biệt quan trong trong quá trình lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch. Nguồn dữ liệu này rất cần được lưu trữ một cách hết sức khoa học để có phát huy hết giá trị của các thông số trong việc hoạch định chiến lược ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nói chung, quản lý các hoạt động giáo dục nói riêng.

- Tích cực chuẩn bị, dự trù kinh phí, kinh phí phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT cần có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo để đảm bảo tốt cho hoạt động này.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

- Quán triệt tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường trong bối cảnh của đất nước, ngành và địa phương để xây dựng chiến lược phát triển nhà trường. Lấy đó là một trong những tiêu chí quan trọng để xây dựng hệ thống nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, trong đó chú trọng đến kế hoạch ứng dụng, vận dụng CNTT để nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

- Chú trọng tính khả thi của kế hoạch chiến lược ứng dụng CNTT. Kế hoạch chiến lược vừa có tính lâu dài vừa có tính phân kì từng giai đoạn để đảm bảo sự linh hoạt trong điều chỉnh và thực hiện trong thực tế.

- Huy động sức mạnh trí tuệ của tập thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên trong toàn trường để xây dựng kế hoạch chiến lược ứng dụng CNTT trong công tác quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường, đồng thời tuyên truyền kết

quả xây dựng kế hoạch chiến lược ấy để tạo sự đồng thuận trong tập thể hội đồng sư phạm. Việc công khai hóa kế hoạch chiến lược của nhà trường còn góp phần tạo điều kiện để mỗi cá nhân trong nhà trường xem việc ứng dụng CNTT là một trong những nhiệm vụ lao động của cá nhân trong quá trình giáo dục và dạy học cho trẻ.

- Thực hiện công tác báo cáo kế hoạch lên cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo và đề xuất các kiến nghị để nhận được sự hỗ trợ về thiết bị và các dự án có liên quan đến đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục.

Tăng cường hiệu lực của các chế định Giáo dục và Đào tạo về ứng dụng CNTT. Chế định GD&ĐT gồm chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển giáo dục, các quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật (các Luật, Luật Giáo dục), văn bản dưới Luật (Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư...), văn bản quản lý của các cấp QLGD (Quy chế, Điều lệ...) và các văn bản chuyên môn, kỹ thuật (Nội dung, Chương trình, Phương pháp giáo dục, Kế hoạch...)

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, giảng dạy, cán bộ quản lý và giáo viên phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để tiếp thu các nguồn tri thức mới vì CNTT thường xuyên thay đổi, nâng cấp về phần cứng cũng như phần mềm. Chính vì vậy, ban giám hiệu cần phải chủ động thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: dựa vào định hướng, kế hoạch phát triển nhà trường, nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế đội ngũ cán bộ GV, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về ứng dụng CNTT trước mắt cũng như lâu dài. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng về CNTT để phục vụ tốt cho hoạt động ứng dụng CNTT trong chuyên môn nghiệp vụ của mình.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại trường: Hiệu trưởng có thể tổ chức bồi dưỡng về CNTT cho đội ngũ GV bằng nhiều hình thức:

+ Mở các lớp Tin học để cán bộ, GV theo học. Sử dụng GV môn Tin học làm nòng cốt để giảng dạy. Bên cạnh đó, còn hướng dẫn cho GV cách sử dụng các phần mềm, sử dụng các thiết bị CNTT phục vụ cho công tác nghiệp vụ, công tác giảng dạy. Chỉ đạo GV Tin học biên soạn chương trình giảng dạy cho thiết thực, phù hợp với từng đối tượng GV. Đồng thời, cũng phải đảm bảo cho GV áp dụng tốt vào chuyên môn của mình.

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn với chủ đề về ứng dụng CNTT để cán bộ, GV tham gia thực hành, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.

- Tạo điều kiện và cử cán bộ, GV tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng: ngoài việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại trường, hiệu trưởng cần cử cán bộ, GV tham dự đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề về ứng dụng

CNTT do ngành tổ chức. Nếu cán bộ, GV nào có khả năng, cần tạo điều kiện giúp đỡ họ đi học dài hạn để nâng cao trình độ về CNTT đáp ứng kế hoạch phát triển lâu dài của nhà trường.

- Chỉ đạo, định hướng việc tự nghiên cứu về CNTT: với sự biến đổi nhanh chóng của CNTT, cán bộ, GV muốn cập nhật kiến thức thì phải biết tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải chỉ đạo đội ngũ cán bộ giáo viên trong việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ về CNTT. Đây là con đường rất cần thiết và có hiệu quả cao.

- Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng như: lớp bồi dưỡng cho đông đảo tập thể giáo viên; huấn luyện theo nhóm nhỏ, theo đặc thù của từng loại đối tượng; kèm cặp riêng cho cá nhân; lớp cơ bản, lớp nâng cao; tự học.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)