8. Cấu trúc luận văn
3.3. Khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi
Mục đích của việc khảo nghiệm tính khả thi của những biện pháp quản lý ứng
dụng CNTT vào hoạt động giáo dục ở trường mầm non huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên trong giai đoạn hiện nay là nhằm đánh giá mức độ tác động của các biện pháp tác động trong sự đối chiếu, so sánh với mục tiêu của đề tài. Qua đó, đồng thời kiểm chứng được giả thuyết mà đề tài ban đầu đã đặt ra. Ngoài ra, khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp tác động còn giúp gợi mở thêm những ý tưởng và xu hướng nghiên cứu mới nhằm mở rộng phạm vi và đối tượng nghiên cứu nhằm tiếp tục đặt ra những giả thuyết mới rộng lớn hơn cả về không gian lẫn thời gian, khách thể có liên quan đến đề tài.
Nội dung khảo nghiệm là các biện pháp đã được đề xuất trong đề tài trong sự đánh giá từ thực tiễn vận dụng các biện pháp. Trong đó, đặc biệt là các giải pháp quản lý được thực hiện trong chính không gian trường học và hướng đến sự kiểm tra, đối sánh với các giả thuyết đặt ra ban đầu. Trong quan trình khảo nghiệm, cần chú ý đến việc triển khai thực hiện các quy trình có trong giải pháp nhằm bảo bảo cho những kết luận được rút ra có tính kiểm chứng không chỉ định tính mà còn định lượng, mang lại độ tin cậy cao.
Công cụ và quy trình tổ chức quá trình khảo nghiệm chủ yếu là hệ thống bản hỏi phục vụ cho quá trình phỏng vấn các đối tượng có liên quan đến việc quản lý ứng dụng CNTT vào hoạt động giáo dục ở trường mầm non huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Trong đó, đặc biệt chú trong đến đối tượng là cán bộ quản lý chuyên môn và giáo viên mầm non trực tiếp đưng lớp trong nhà trường. Ngoài bản hỏi ra, để hỗ trợ cho quá trình khảo nghiệm, chúng tôi đặc biệt quan tâm thực hiện công việc quan sát những kết quả đạt được sau khi chuyển giao các giải pháp tác động cho các đối tượng tác động. Sau khi chuyển giao các biện pháp dưới nhiều hình thức khác nhau, chúng tôi tiến hành quan sát kết hợp với phỏng vấn trong và sau khi thực hiện các biện pháp. Ngoài phỏng vấn, chúng tôi còn quan sát sự chuyển biến hoạt động giáo dục ở trường mầm non sau khi có sự tác động của những biện pháp theo những tiêu chí đã được vạch ra về các mức độ đạt được của kết quả. Cuối cùng những kết quả này được phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh để rút ra những kết luận về tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.
Kết quả khảo nghiệm các giải pháp tác động là cơ sở thực tiễn chứng minh tính
khả thi của các giải pháp cũng như giá trị thực tiễn của đề tài. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã thực hiện điều tra theo phiếu hỏi ở cả 9 đơn vị cơ sở giáo dục mầm non tại Huyện Đồng Xuân với số lượng phiếu khảo sát: 54 (9 hiệu trưởng – 9 hiệu phó – 36 Khối trưởng các khối)
Tiêu chí để xác định mức độ:
Rất tốt –Điểm quy đổi : 5 điểm
Tốt - Điểm quy đổi: 4 điểm
Khá - Điểm quy đổi: 3 điểm
Trung bình - Điểm quy đổi: 2 điểm
Yếu - Điểm quy đổi: 1 điểm
Sau khi thu nhập thông tin, chúng tôi nhận được bảng kết quả sau:
Bảng 3.1. Khảo nghiệm kết quả đề tài
Nội dung 5 4 3 2 1 Điểm
TB SL % SL % SL % SL % SL % Nhận thức của CBQL – GV – CNV của đơn vị về vai trò của CNTT trong giáo dục. 32 59.3 12 22.2 7 13.0 3 5.5 0 0 4.4 Công tác xây dựng và hiệu quả việc thực hiện các kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động giáo dục. 27 50.0 19 35.2 6 11.1 2 3.7 0 0 4.3 Ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy. 29 53.7 19 35.2 4 7.4 2 3.7 0 0 4.4 Hoạt động đánh giá, kiểm tra việc thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy.
27 50.0 18 33.3 5 9.2 3 5.5 0 0 4.2
Kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.1 cho thấy các chỉ số ở mức Tốt, hiệu quả của các
nội dung khảo sát, nghiên cứu của đề tài được tăng lên đáng kể từ 15 – 25% so với thực trạng ban đầu. Cụ thể:
Nhận thức của CBQL – GV – CNV của các cơ sở giáo dục mầm non về vai trò
của CNTT trong giáo dục: 59.3% (32/54). Điểm bình quân được quy đổi ở mức 4.4, là
thang điểm tốt trong hệ thống thang điểm đánh giá tiêu chí.
Công tác xây dựng và hiệu quả việc thực hiện các kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động giáo dục: 50.0% (27/54). Điểm bình quân được quy đổi ở mức 4.3, là thang điểm tốt trong hệ thống thang điểm đánh giá tiêu chí.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy: 53.7% (29/54). Điểm bình quân được quy đổi ở mức 4.4, là thang điểm tốt trong hệ thống thang điểm đánh giá tiêu chí.
Hoạt động đánh giá, kiểm tra việc thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động
giảng dạy: 50.0% (27/54). Điểm bình quân được quy đổi ở mức 4.2, là thang điểm tốt
trong hệ thống thang điểm đánh giá tiêu chí.
Những con số này cho thấy các giải pháp đưa ra ở đề tài bước đầu có những tác động tích cực, có tính khả thi cao.
Quá trình khảo nghiệm cho thấy những kết quả cụ thể như sau:
- Một là, trong hệ thống các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT vào hoạt động giáo dục ở trường mầm non huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên trong giai đoạn hiện nay nói chung, hầu hết các đối tượng tham gia khảo nghiệm đều đánh giá cao vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác quản lý trong việc góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm lý luận về vai trò của công tác quản lý trong nhà trường nói chung, trong công tác giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non nói riêng. Hoạt động quản lý cũng được xem là một trong những động lực chủ yếu trong việc không ngừng nâng cao các hoạt động của nhà trường, trong đó có hoạt động dạy học và các công tác liên quan đến chuyên môn. Nếu công tác quản lý được thực hiện bởi các biện pháp có tính khoa học, thực tiễn và khả thi sẽ tác động vô cùng tích cực đối với các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Chính vì thế, việc thực hiện tốt các hoạt động quản lý bao giờ cần được quan tâm nghiên cứu cả về lý luận cũng như áp dụng những kết quả nghiên cứu lý thuyết vào trong thực tiễn của nhà trường mhiện nay.
- Hai là, hầu hết các đối tượng tham gia quá trình thực hiện các giải pháp đều đánh giá cao về tính thực tế, khả thi và phù hợp về hệ thống các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào hoạt động giáo dục ở trường mầm non huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên trong giai đoạn hiện nay mà tác giả đã đề xuất. Điều này có được từ kết quả phỏng vấn ban giám hiệu, các lực lượng trong nhà trường, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục. Kết quả tổng hợp từ các đợt phỏng
vấn cho thấy hầu hết các nhà quản lý đều cho rằng, rất cần phải thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và phương tiện ứng dụng CNTT vào hoạt động giáo dục. Đặc biệt, các biện pháp tác động đã cho thấy có sự thay đổi về chất lượng, hiệu quả của các hoạt động giáo dục. Đặc biệt, kết quả khảo nghiệm còn cho thấy mỗi giải pháp tác động đều có vị trí, tầm quan trọng như nhau trong việc hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu và và chất lượng của các hoạt động. Kết quả này đặt ra một vấn đề là phải triển khai và thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp để hướng đến kết quả tổng hợp từ nhiều giải pháp cùng một lúc nhằm mnag lại những kết quả tốt nhất trong quá trình thực hiện việc ứng dụng CNTT vào quản lý các hoạt đông giáo dục ở trường mầm non.
- Ba là, đối với địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, kết quả khảo nghiệm
cho thấy, tuy đây là địa bàn còn gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng CNTT, đội ngũ và năng lực khai thác các tiện ích của CNTT trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non còn thiếu và yếu nhưng sau khi thực hiện các giải pháp tác động đã mang lại nhiều kết quả tích cực: nhận thức về tầm quan trọng và xu hướng không thể đảo ngược của việc khai thác và ứng dụng CNTT vào các hoạt động giáo dục được tăng lên đáng kể; các hoạt động giáo dục cho trẻ trong nhà trường đã được “sắc nét” và hiệu quả hơn hẳn; các chỉ số phát triển của nhà trường được tăng lên, độ hài lòng của phụ huynh có con em theo học cũng đã được cải thiện đáng kể. Tất cả các chỉ số đó cho thấy ý nghĩa to lớn của hệ thống giải pháp tác động trong việc cải tạo thực tiễn theo hướng tích cực.
- Bốn là, những biện pháp được các đối tượng phỏng vấn đánh giá cao nhất tập
trung ở biện pháp nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên về vai trò và lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục. Họ cho rằng, chỉ khi nào thay đổi được nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề này thì các biện pháp khác mới có điều kiện phát huy vai trò và hiệu quả của nó. Ngoài ra, lập kế hoạch chiến lược cho việc
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non cũng được
xem là biện pháp căn bản và trực tiếp nhất. Chỉ có lập kế hoạch chiến lược mới kịp thời điều chỉnh quá trình ứng dụng những tiện ích của CNTT trong việc quản lý các hoạt động giáo dục đi đúng mục tiêu. Ngoài ra, hầu hết, những yêu cầu, chỉ dẫn cụ thể trong việc thực hiện các biện pháp đều được các đối tượng phỏng vấn đánh giá cao về tính sát hợp thực tiễn, đảm bảo bởi cơ sở lý luận và phù hợp với tình hình giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Các nội dung ấy hoàn toàn có thể được thực hiện trong thực tế hiện nay.
- Năm là, tất cả các biện pháp mà luận văn đã nêu ra đều đã được thực hiện trong thực tế quản lý các hoạt động giáo dục ở trường mầm non trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên trong thời gian sau khi các biện pháp được hoàn thành về mặt lý thuyết và bước đầu cho thấy tính khả thi và hiệu quả thực tế của những giải pháp này. Tính khả thi được thể hiện qua các kết luận từ quan sát và đối chiếu kết quả tác động trước và sau việc triển khai như sau:
+ Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác quản lý ứng dụng CNTT vào hoạt động giáo dục ở trường mầm non huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã được nâng cao. Sau khảo nghiệm, nhiều trường đã có nhiều thay đổi trong việc thiết lập cơ chế và tăng cường quản lý các hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường.
+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mâm non của đội ngũ quản lý và giáo viên trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường được tăng lên sau khi những nội dung của biện pháp này được thực hiện. Có thể nói, đây là một trong những kết quả quan trọng của mà quá trình khảo nghiệm đã cho thấy kết quả rõ rệt. Có được kết quả bước đầu đó là nhờ thực thi các giải pháp nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, trong đó đặc biệt và việc ứng dụng trong riêng công tác quản lý các hoạt động giáo dục. Kết quả này không chỉ mnag lại những hiệu quả trước mắt mà còn về sau này, khi có sự đồng tư đồng bộ về hệ thống máy móc, trang thiết bị và từ chính yêu cầu của thực tiễn về việc khôn ngừng nnag cao hiệu quả công tác quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Chất lượng và hiệu quả quản lý của các hoạt động giáo dục ở trường mầm non trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên trong khuôn khổ giới hạn của đề tài đã bước đầu được nâng lên. Đây là kết quả khảo nghiệm đáng chú ý nhất. Cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý, năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên trực tiếp đứng lớp đều có sư tiến bộ đáng ghi nhận. Kết quả quan sát và kiểm chứng kết quả học tập và giáo dục của trẻ qua hồ sơ của giáo viên cho thấy các chỉ số phát triển thể chất, tình cảm, nhận thức, trí tuệ đều có những kết quả khả quan sau khi các biện pháp tác động được thực thi đồng bộ trong nhà trường.
Tất cả những kết quả thu được trên đây một lần nữa cho thấy hệ thống biện pháp tác động mà đề tài đã chỉ ra trong luận văn này là có tính khả thi. Ngoài cơ sở lý thuyết thì kết quả thu được này là sơ sở thực tiễn quan trọng để góp phần khẳng định giá trị hiện thực của đề tài; đồng thời tạo ra những khích lệ cho việc mở rộng đối tượng,
phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý các các hoạt động giáo dục ở trường mầm non trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên trong giai đoạn hiện này và trong nhiều năm tới.
Tiểu kết Chƣơng 3
Sự bùng nổ của CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền GD phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại, phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của HS để nâng cao chất lượng đào tạo. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tiếp cận với các nghiên cứu mới nhất về các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tuyên truyền.
Có thể nói tất cả các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học đã được đề xuất nói trên đều có vị trí hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường mầm non trên địa bàn Huyện Đồng Xuân. Mỗi biện pháp có vai trò và vị trí khác nhau. Các biện pháp được đề xuất khi triển khai áp dụng một mặt phải được triển khai một cách kịp thời, đồng bộ, thường xuyên trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn, trong mỗi năm học. Đồng thời, đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh thích hợp phù hợp với đặc điểm của nhà trường nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý cũng như trong hoạt động giáo dục trẻ đã thổi một luồng sinh khí mới mẽ, hiện đại cho việc dạy học của giáo viên bậc học mầm non, làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn, phát huy được óc tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng, phong phú của trẻ nhỏ. Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tiếp cận với các nghiên cứu mới nhất về các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin