Phát huy vai trò của tổ chuyên môn, tổ chức thăm quan học tập kinh

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 76 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Phát huy vai trò của tổ chuyên môn, tổ chức thăm quan học tập kinh

nghiệm của các trường mầm non trong và ngoài tỉnh

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Hoạt động chuyên môn trong trường mầm non chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Do đó vai trò của tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả (chất lượng, mức độ nhận thức) của các bé trong tổ phụ trách của mình

3.2.3.2. Nội dung

Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó. Nhà trường nên nâng cao vị trí vai trò của tổ chuyên môn trong việc ứng ụng CNTT đối với các hoạt động cụ thể:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;

- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;

- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.

- Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần. Và việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn có thể được thực hiện thông qua các ứng dụng CNTT như:

Zalo. Meeting... và phải được minh chứng sau mỗi lần họp online.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

- Luôn gần gũi, tạo niềm tin cũng như tin tưởng các thành viên trong tổ khi thực hiện nhiệm vụ.

- Phải làm cho tổ luôn đoàn kết, có tinh thần tương thân tương trợ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống như dạy thay các đồng nghiệp khi bệnh, khi đi học bồi dưỡng,... Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, quyên góp để giúp đỡ nhau khi gia đình gặp cảnh không may...

- Phát huy được vai trò các nhóm chuyên nghiên cứu trước phân môn để kịp thời phát hiện cái khó, cái hay của từng bài dạy - Luôn chuẩn bị nội dung hợp tổ chu đáo. Chủ động tạo nên tình huống dự kiến tình huống trong giáo viên để các tổ viên phải nêu quan điểm của mình về vấn đề cần thảo luận.

- Thường xuyên tham khảo nhiều tài liệu đã được cung cấp, để áp dụng trong giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn đạt hiệu quả cao.

- Luôn chuẩn bị trước nội dung dự kiến họp tổ chuyên môn thông qua Ban Giám Hiệu để có bổ sung những nhiệm vụ trọng tâm.

- Ngoài các tiết dự giờ theo qui định, đã tăng cường dự giờ thêm những giáo viên có tay nghề còn yếu.

- Luôn thực hiện và chuẩn bị tốt các loại sổ sách kế hoạch tổ chuyên môn phải đề ra được chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, phù hợp, khả thi.

- Quan tâm việc thực hiện thường xuyên các nề nếp theo qui định, chấp hành sát sao các qui chế chuyên môn.

- Trong nội dung sinh hoạt tổ, trọng tâm phải là nội dung sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ.

- Kiểm điểm cá nhân, đôi bạn tay nghề cần phải rút kinh nghiệm hàng tháng. - Khi hội họp cần ghi chép đầy đủ, thảo luận nghiêm túc, trao đổi chân tình các vấn đề chuyên môn sâu sát.

- Lên lớp phải có đồ dùng dạy học để tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh.

3.2.4. Tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện để ứng dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa

Trẻ em trong giai đoạn từ 0-6 tuổi là thời kì phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc. Trẻ tương tác tích cực với những gì diễn ra xung quanh chúng. Vì vậy, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống cũng như các vật liệu khác nhau

để khuyến khích trẻ chơi, khuyến khích trẻ hoạt động cùng nhau. Giáo viên giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh và chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi này rất thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non.

Để đáp ứng được quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì giáo viên phải sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của giáo viên, do đó để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực hơn rất nhiều so với dạy theo phương pháp truyền thống, thụ động. Muốn phát huy hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực theo định hướng đổi mới như hiện nay, thì yếu tố hàng đầu đặt ra đối với cơ sở giáo dục chính là các trang thiết bị hiện đại, phòng học đa phương tiện để trẻ có thể tiếp cận với các phạm trù mới trong dạy học như: máy tính, máy chiếu....

3.2.4.2. Nội dung

Cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng CNTT là điều kiện cần thiết cho việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy. Bên cạnh những thiết bị, hạ tầng CNTT được trang cấp, nhà trường cần phân bổ ngân sách hợp lý, cân đối nguồn thu chi để ưu tiên đầu tư, trang bị đồng bộ các thiết bị, hạ tầng CNTT còn thiếu. Đặc biệt, cần quan tâm việc đầu tư nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống máy tính, mạng LAN, mạng Internet, máy chiếu... để đảm bảo nhu cầu ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV. Khi trang bị mua sắm thiết bị, hạ tầng CNTT cần phải có tầm nhìn xa, phải chú ý đến tính đồng bộ của các thiết bị, việc mua sắm phải phù hợp với tình hình, đặc điểm của nhà trường. Đồng thời cần phải chú ý đến việc mua sắm, trang bị những thiết bị, hạ tầng CNTT hiện đại và hạn chế những thiết bị, hạ tầng CNTT lạc hậu không còn phù hợp.

Nhà trường cần tích cực chủ động đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT. Tranh thủ sự hỗ trợ nguồn kinh phí ở Hội cha mẹ học sinh, các nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trên địa bàn, tìm kiếm cơ hội từ các dự án về CNTT của các cấp, khai thác thêm các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước... để tăng cường mua sắm, trang cấp thiết bị, hạ tầng CNTT, đặc biệt là các thiết bị, hạ tầng CNTT hiện đại, tần suất sử dụng nhiều, phục vụ thiết thực cho việc ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng dạy và học:

- Đầu tư mua sắm mới trang thiết bị CNTT: Mua máy vi tính trong đó có một máy chủ SERVER, máy ảnh KTS, máy scan.

- Trang bị các đĩa mềm, đĩa CD, USB để lưu các dữ liệu. - Đầu tư mua phần mềm ứng dụng trong quản lý và giảng dạy.

- Bảo trì, sửa chữa, nâng cấp thiết bị phần cứng và phần mềm ứng dụng. - Nối mạng Lan toàn trường.

- Truy cập Internet trong các hệ thống máy tính của các phòng chức năng

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

- Nghiên cứu những văn bản của nhà nước quy định về việc mua sắm, đầu tư công để thực hiện theo đúng yêu cầu của nhà nước về vấn đề này.

- Rà soát toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị hiện có của các đơn vị để phân loại mức độ đáp ứng của từng thiết bị; đánh giá khả năng vận dụng nhằm xác định những thiết bị có thể dùng; những thiết bị cần xử lý, thanh lý để mua sắm mới.

- Xây dựng danh mục thiết bị từ việc nghiên cứu chương trình dạy học; nhu cầu của từng đơn vị để xác định đúng mức hiệu quả của thiết trị, tránh lãng phí.

- Lập kế hoạch mau sắm thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện dài hạn và ngắn hạn để tạo thuận lợi cho công tác quản lý và thực hiện.

- Tìm kiếm các nguồn lực tài chính, nhà đầu tư và các nguồn lực xã hội hóa khác để thực hiện công tác mua sắm.

- Chủ động tổ chức tập huấn, học tập cách thức vận hành, di tu, bảo dưỡng hệ thống thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện.

- Khai thác có hiệu quả hệ thống thiết bị dạy học; chú trọng việc tập huấn sử dụng có hiệu quả thiết bị, máy móc đến đội ngủ giáo viên nhằm tối ưu hóa sự hỗ trợ của các phương tiện này trong hoạt động dạy và học.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)