Ưu điểm thực trạng quản lý ứng dụng CNTT ở các trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 64 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.6.1. Ưu điểm thực trạng quản lý ứng dụng CNTT ở các trường mầm non

huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Hệ thống các trường mầm non tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên được các cấp ban ngành quan tâm, đầu tư để nâng cao trang thiết bị lẫn nâng cao chất lượng giáo dục. Đa số giáo viên đều có độ tuổi còn trẻ nên có thời gian, sức khỏe trong hoạt động giáo dục mầm non mang tính đặc trưng.

- Đội ngũ CBQL, giáo viên 100% có trình độ chuẩn và trên chuẩn, đa phần còn rất trẻ, năng động, sẵn sàng tiếp nhận cái mớí, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, có tinh thần trách nhiệm, chấp hành kỷ luật chuyên môn tốt, có ý thức vươn lên trong công tác.. 100% các lớp đã được kết nối Intenet

Tuy nhiên, kết quả trên cho thấy các nội dung quản lý: quy định các loại phương tiện, phần mềm máy tính, nguồn tư liệu, … dùng để tham khảo, thực hiện soạn giảng với phương tiện CNTT được đánh giá ở mức trung bình do hiện nay, chúng được trang bị còn rất hạn chế. Qua khảo sát thực tế, máy tính ở các trường hầu như chỉ được cài đặt chủ yếu hệ điều hành Microsoft Windows, bộ phần mềm Microsoft Office, một số phần mềm để dạy lập trình theo quy định của Bộ GD&ĐT như Turbo Pascal, Free Pascal và một số ít phần mềm thí nghiệm ảo. Nguồn tư liệu tham khảo cũng chưa nhiều, chỉ có một số ít tài liệu về chủ đề ứng dụng tin học trong giảng dạy một số ít chủ đề. Cũng chính vì việc triển khai ứng dụng CNTT vào dạy ở mức độ đơn giản nên việc kiểm tra định kỳ và đột xuất việc ứng dụng CNTT vào dạy của GV chưa được HT chú trọng.

Qua nghiên cứu, tất cả trường đều có kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy nhưng chỉ ở mức độ đơn giản là tăng số lượng và chất lượng các bài trình chiếu. Tuy nhiên, việc tạo điều kiện để nâng cao chất lượng bài giảng sử dụng CNTT như xây dựng kho tư liệu điện tử dùng chung chưa được chú trọng. Thư viện điện tử được ghép và quản lý chung với thư viện sách truyền thống (đơn giản chỉ là một số CD phần mềm hoặc tư liệu cũ), tài liệu tham khảo lạc hậu, chậm bổ sung tài liệu mới. Việc tạo sự động viên, khuyến khích đối với GV trong lĩnh vực này cũng còn rất hạn chế. Trong hiện trạng chung đó, việc các trường tự tổ chức giao lưu, học tập với nhau rất ít; có trường, GV không được tham quan, học tập, trao đổi rút kinh nghiệm, ngay cả việc học tập rút kinh nghiệm ngay trong chính ngôi trường của mình đang dạy. Nhiều GV chưa biết về E-learning. Chỉ tiêu thi đua trong mỗi trường cũng giới hạn ở các con số rất nhỏ so với các chỉ tiêu khác. GV tự xây dựng bài giảng dưới

dạng trình chiếu là chủ yếu. Các tổ chuyên môn chưa thực sự kết hợp được các nguồn lực để xây dựng bài giảng dùng chung. Ở rất nhiều trường, xây dựng trang Web của tổ khối để tạo môi trường giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, tạo điều kiện có thể tham khảo, tự học… vẫn còn là một việc rất khó khăn, chưa thể thực hiện được.

Qua khảo sát, trao đổi trực tiếp với HT, PHT, GV, cán bộ phụ trách tin học, HT đã có quan tâm đến việc tạo điều kiện cho GV bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT, nhưng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của GV. Việc chăm lo, hỗ trợ để tạo điều kiện cho GV được tiếp xúc, sử dụng các phần mềm, thiết bị mới về CNTT cũng gặp nhiều hạn chế do sự thiếu thốn hiện nay về phần mềm, thiết bị CNTT phục vụ cho dạy học và nghiên cứu. Trong các thư viện, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu, tự học về phần cứng, phần mềm máy tính để ứng dụng vào việc dạy học, đổi mới phương pháp dạy là không nhiều. Việc tổ chức, quản lý GV tham gia các lớp bồi dưỡng về CNTT theo chu kỳ; bồi dưỡng, huấn luyện GV sử dụng các phần mềm, thiết bị (máy chiếu, tivi,…), máy tính còn hạn chế. Nguồn tư liệu tham khảo khổng lồ trên internet chưa được khai thác tốt do sự hạn chế về ngoại ngữ của GV. Nhu cầu được bồi dưỡng về ngoại ngữ là một nhu cầu có thật và rất lớn nhưng HT các trường mầm non chưa thể tự mình giải quyết được.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện đồng xuân tỉnh phú yên 1 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)