Tình hình hoạt động cung cấp dịch vụ hànhchính cơng ở một số nƣớc trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính công trên địa bàn thị trấn trâu quỳ, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 52 - 58)

b) Thông tin phản hồ

2.2.1. Tình hình hoạt động cung cấp dịch vụ hànhchính cơng ở một số nƣớc trên thế giớ

thế giới

* Mỹ

Tại Mỹ, để sử dụng các dịch vụ cơng trực tuyến của chính quyền liên bang, cơng dân và doanh nghiệp có thể truy cập qua internet tới Cổng thông tin điện tử tại địa chỉ www.usa.gov. Cổng thơng tin điện tử này có các mục Hỏi đáp, Gửi - nhận email, Trị chuyện, Xuất bản miễn phí… và có mục Liên hệ với Chính phủ.

Cơng dân Mỹ và cơng dân được thừa nhận hợp pháp tại Mỹ trên cơ sở lâu dài được cấp Thẻ An sinh xã hội (Social Security Card) trực tuyến. Thẻ này cũng được cấp cho những người được nhận hợp pháp vào Mỹ trên cơ sở tạm thời có ủy quyền DHS để làm việc và cho những người từ các nước khác (ví dụ: sinh viên quốc tế), được nhận hợp pháp vào Mỹ khơng có sự cho phép làm việc từ DHS, nhưng có một lý

do hợp lệ cần một số an sinh xã hội. Thẻ An sinh xã hội bao gồm ba loại và tất cả các thẻ đều hiển thị tên và số an sinh xã hội của người được cấp. Số an sinh xã hội cũng được cấp cho trẻ em. (Luật liên bang yêu cầu một số an sinh xã hội để có được một lợi ích hay dịch vụ. Người sử dụng lao động sẽ xác minh số An sinh xã hội trực tuyến qua mạng, do đó một số an sinh xã hơi là rất quan trọng bởi vì cơng dân cần nó để có được mơi cơng việc, đồng thời có thể thu thập lợi ích an sinh xã hội và nhận được một số dịch vụ chính phủ khác. Các ngân hàng và các cơng ty tín dụng, cũng u cầu số an sinh xã hội) Mỹ cung cấp dịch vụ trực tuyến Học bổng/Tài trợ cho sinh viên (StudentAid.gov). Sinh viên ở Mỹ có thể nhận thơng tin về việc lập kế hoạch và trả lệ phí học đại học của họ.

Cổng thông tin điện tử của chính phủ liên bang Mỹ cịn hỗ trợ dịch vụ trực tuyến cho các doanh nghiệp ở Mỹ theo các nội dung:

- Bắt đầu một doanh nghiệp - Phát triển kinh doanh - Truy cập tài chính - Bắt đầu xuất khẩu - Mở rộng xuất khẩu - Tìm cơ hội kinh doanh

- Ngồi ra, cổng thơng tin này cịn cung cấp dịch vụ trực tuyến cho một số đối tượng như: Trẻ em, Người cao niên, Du khách tới Mỹ, Nhân viên Liên bang, bên cạnh những đối tượng phổ biến như doanh nghiệp và công dân khác.

* Trung Quốc

Từ khi mở cửa nền kinh tế (1978), cùng với sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, Trung Quốc tiến hành sáu cuộc CCHC với quy mô lớn vào các năm 1981, 1988, 1993, 1998, 2003 và 2008. Kết quả của các lần cải cách này đã thay đổi rõ nét bộ mặt của nền hành chính Trung Quốc. Trong đó, cải cách giai đoạn 1998-2002 được coi là mốc quan trọng trong tiến trình cải cách BMHC nhà nước. Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn này là cơ cấu lại Chính phủ, điều chỉnh lại chức năng của các cơ quan Chính phủ để phù hợp với sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường, bảo đảm thích ứng với q trình hội nhập, đặc biệt là tham gia vào WTO. Qua

cải cách, đã giảm 900 trên tổng số 2000 cơ cấu tổ chức ở 4 cấp chính quyền, Quốc vụ viện (Chính phủ) giảm từ 100 cơ quan (năm 1981) xuống 27 cơ quan (năm 2008), biên chế cơ quan nhà nước giảm từ 7,15 triệu người xuống còn 6,24 triệu người.

Phát huy kết quả các giai đoạn trước, giai đoạn từ cuối năm 2003, Trung Quốc đưa cải cách đi vào chiều sâu để thực sự thay đổi chức năng của chính quyền theo phương châm: biến từ chính quyền vơ hạn (cái gì cũng làm) sang chính quyền hữu hạn (quản lý bằng pháp luật, chỉ làm những việc thuộc chức năng đích thực là QLHC nhà nước). Trung Quốc đã thành lập lập cơ quan quản lý công sản để triệt để tách chức năng QLHC của cơ quan công quyền với quản lý của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2020).

Về cải cách cơ cấu tổ chức BMHC tại nông thôn, thay đổi rõ nét nhất là việc lập ra Uỷ ban làng - tổ chức tự quản - do dân trực tiếp bầu. Theo đánh giá của Trung Quốc, đây là chủ trương đúng đắn, có hiệu quả trong việc góp phần củng cố chính quyền cơ sở. Tương tự như vậy, đối với các đơ thị là mơ hình Tổ dân phố… Đối với các DNNN, mục tiêu cải cách cơ cấu là giảm thiểu số lượng các doanh nghiệp này, bỏ cơ chế chính quyền trực tiếp quản lý doanh nghiệp; sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp. Cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc chỉ còn 189 DNNN do trung ương trực tiếp quản lý (trong tổng số 300.000 doanh nghiệp quốc hữu); về cơ bản khơng cịn doanh nghiệp thuộc bộ. Chính quyền trung ương chỉ tập trung quản lý 7 lĩnh vực là: quốc phịng, ngoại giao, chính sách tài chính, ngân hàng, điện lực, thơng tin, đường sắt. Các lĩnh vực còn lại thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương.

Về cải cách công vụ và cơng chức, Trung Quốc áp dụng rộng rãi hình thức thi tuyển cơng chức. Đến nay, 97% công chức được tuyển dụng vào bộ máy thông qua thi tuyển theo nguyên tắc cơng khai, bình đẳng, cạnh tranh và tự do. Thay chế độ tuyển dụng suốt đời bằng chế độ hợp đồng có thời hạn…

Đẩy mạnh Chương trình tin học hố, từng bước xây dựng chính phủ điện tử. Ở một số khu vực kinh tế phát triển và đơ thị thì những dịch vụ hành chính cơng chủ yếu như đăng ký thuế, hải quan… đã thực hiện thông qua mạng điện tử.

Từ năm 2003 đến nay, Trung Quốc thực hiện nhiều bước cải cách hành chính với mục tiêu đưa cải cách vào chiều sâu nhằm thực sự thay đổi chức năng của chính

quyền theo phương châm: chuyển từ chính quyền vơ hạn (cái gì cũng làm) sang chính quyền hữu hạn (quản lý bằng pháp luật, chỉ làm những việc thuộc chức năng đích thực của quản lý hành chính nhà nước).

Trong lĩnh vực cải cách cơng vụ và cơng chức, Trung Quốc áp dụng rộng rãi hình thức thi tuyển với ngun tắc là cơng khai, bình đẳng, cạnh tranh và tự do, được nhân dân và bản thân cơng chức đồng tình. Đối với cán bộ quản lý, khi cần bổ sung một chức danh nào đó thì thực hiện việc đề cử công khai và tổ chức thi tuyển. Theo đánh giá của các cơ quan nghiên cứu Trung Quốc, đây là biện pháp áp dụng yếu tố thị trường để cải cách cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức.

Một trong những biện pháp được Trung Quốc áp dụng để tinh giản biên chế có hiệu quả là phân loại cán bộ, công chức. Hằng năm, cán bộ công chức được đánh giá và phân ra 3 loại: xuất sắc, hồn thành cơng việc và khơng hồn thành cơng việc. Cơng chức bị xếp vào loại thứ 3 đương nhiên bị thôi việc.

Đặc biệt, phương thức, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng để khai thác nguồn nhân lực cho bộ máy hành chính được cải cách, đổi mới cho phù hợp với thời kỳ hiện đại hóa đất nước. Nội dung, chương trình đào tạo được phân thành 3 loại: đào tạo để nhận nhiệm vụ, áp dụng cho những đối tượng chuẩn bị đi làm ở cơ quan nhà nước; đào tạo cho những người đang công tác trong cơ quan nhà nước, chuẩn bị được đề bạt vào vị trí quản lý; bồi dưỡng các chức danh chuyên môn (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2020)

Hiện nay, tổng số công chức của Trung Quốc vào khoảng 5 triệu người, trong đó 61% tốt nghiệp đại học trở lên. Biện pháp quan trọng nhất để tinh giản biên chế là sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp; chuyển một bộ phận lớn các đơn vị sự nghiệp cơng thành doanh nghiệp để xóa bỏ chế độ bao cấp.

Để xây dựng nội dung và chỉ đạo quá trình cải cách hành chính, Trung Quốc thành lập Ủy ban cải cách cơ cấu trung ương trực thuộc Quốc vụ viện và chịu trách nhiệm chung về chương trình cải cách hành chính ở Trung Quốc. Chủ nhiệm Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban là Phó Chủ tịch nước và các thành viên. Ủy ban có một Văn phịng giúp việc với biên chế 52 người và có một số cán bộ hợp đồng, tổng số không quá 100 (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2020).

* Singapore

Có diện tích nhỏ, dân số ít, tài ngun thiên nhiên khơng có gì, nhưng quốc đảo này là một hình mẫu phát triển kinh tế đầy năng động trong nhiều năm qua và cũng được coi là “một con hổ” của châu Á. Sự thần kỳ trong quản lý và phát triển kinh tế của nước này xuất phát từ việc CCHC được quan tâm thực hiện từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX và có chính sách thu hút nhân tài rõ ràng, đúng đắn. Vào những năm 80, giới lãnh đạo Singapore đề ra phong trào “hướng tới sự thay đổi” mà trọng tâm là đổi mới cơ chế quản lý để thích ứng với sự thay đổi. Đến năm 1991 khởi động chương trình cải cách mang tên “Nền công vụ thế kỷ 21” nhằm xây dựng nền cơng vụ có hiệu quả, hiệu lực với lực lượng cơng chức liêm chính, tận tuỵ, có năng suất lao động và chất lượng dịch vụ cao. Một số biện pháp đồng bộ đã được áp dụng, đó là:

- Áp dụng bộ quy chuẩn ISO 9000 trong BMHC, coi đó vừa là cơng cụ cải tiến lề lối làm việc, vừa là công cụ đánh giá hiệu quả, phân loại công chức.

- Đưa tinh thần “doanh nghiệp” vào hoạt động của BMHC mà cốt lõi là lấy hiệu quả làm thước đo.

- Thành lập Uỷ ban hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tìm hiểu, đánh giá và đề xuất phương án giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp.

- Đề ra Chương trình xố bỏ cách làm việc quan liêu, nhiều tầng nấc của BMHC với mục tiêu là việc gì cũng phải có cơ quan chịu trách nhiệm.

-Thường xuyên rà soát để loại bỏ những quy định lỗi khơng cịn phù hợp.

- Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, coi đó là giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nền cơng vụ có hiệu quả. Từ năm 1983 đến nay, Singapore đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho công nghệ thông

tin, tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức để áp dụng công nghệ mới, hiện đã cung cấp dịch vụ công thông qua Internet và dự kiến tiến tới giải quyết công việc của dân qua điện thoại di động trong mọi thời điểm. Theo đánh giá của giới chuyên môn, hiện nay Singapore đứng ở nhóm những nước dẫn đầu về tốc độ phát triển chính phủ điện tử và đang bước sang giai đoạn “phát triển cơng dân điện tử”.

Nhà nước đã có chính sách cụ thể trong việc trả lương xứng đáng cho cán bộ, cơng chức, qua đó hạn chế tối đa nạn tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ, tạo đà cho cán bộ công chức dành hết tâm sức cho công việc được giao.

Có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài ngoại quốc rất bài bản, từ hàng chục năm nay, Singapore đã xác định rằng, người tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế với bước đột phá là việc sử dụng nhân tài ngoại quốc trong bộ máy nhà nước. Một Bộ trưởng của Singapore đã tuyên bố, Singapore tích cực tham gia vào “cuộc chiến tồn cầu để giành giật nhân tài”, còn cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu từng khẳng định: “Nhân tài nước ngồi là chìa khố bước tới tương lai”, chính vì thế, “các cơng ty cần các nhân tài hàng đầu để cạnh tranh trên toàn cầu”. (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2020)

* Thái Lan

Trong tổng thể cải cách bộ máy nhà nước: khu vực cơng của Chính phủ Thái Lan bao gồm 4 loại cơ quan: các cơ quan cung ứng dịch vụ công; tổ chức công quyền/các bộ; các tổ chức tự chủ; doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm về các dịch vụ công liên quan đến hoạt động thương mại, cung ứng cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân; các hoạt động cá nhân mà các tổ chức tư nhân khác không sẵn sang hoặc hoặc không đủ khả năng cung ứng.

Cải cách thể chế dựa trên cơ sở Hiến pháp năm 1997, Thái Lan thơng qua luật hành chính cơng sửa đổi năm 2002.

Cải cách phương thức điều hành chính phủ, thơng qua một loạt nỗ lực trên các phương diện, Thủ tướng Thaksin đã áp dụng cách tiếp cận này, ban hành các quyết định tức thời nhằm quản lý tình trạng khủng khoảng mà khơng cần đến sự cho phép của Quốc hội hay toàn Nội các trong bối cảnh khẩn cấp:

- Sáng kiến Một cửa: Sáng kiến này được thực hiện với phiên bản ví dụ như liên thơng – nhiều cơ quan tập trung một chỗ để cung cấp dịch vụ; giảm bớt các thủ tục không cần thiết, thực hiện một số thủ tục qua Internet.

- Giảm tính rườm rà của thủ tục: Luật hành chính cơng cung cấp khung cơ bản cho ủy quyền một cách hệ thống.

Để quản lý quá trình cải cách, ủy ban Phát triển khu vực cơng, do Phó Thủ tướng chỉ đạo, thành lập theo Luật hành chính cơng sửa đổi năm 2002 để thay đổi ủy ban cải cách hành chính khu vực cơng, ủy ban này thực hiện chức năng thiết kế lại và cấu trúc lại vai trò trách nhiệm của các cơ quan chính phủ, thúc đẩy và hỗ trợ sự thay đổi phương thức thực thi và quản lý thực thi công vụ, cũng như điều hành và đánh giá về sự phát triển của khu vực cơng, ủy ban này có trách nhiệm trình báo cáo đánh giá lên để Nội các và Quốc hội thông qua. (Tin tức hỗ trợ bồi dưỡng, 2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính công trên địa bàn thị trấn trâu quỳ, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w