Xã hội hoá giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 33)

3.2.165.ì.2.2.1. Xã hội hóa

3.2.166.Khái niệm xã hội hóa đã được các nhà xã hội học sử dụng để mô tả những phương cách mà con người học hỏi, tuân thủ theo các chuẩn mực, các giá trị, các vai trò xã hội đã đề ra và chính quá trình xã hội hóa này tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Khái niệm “xã hội hóa ” chủ yếu được xem xét và hiểu biết ở bình diện xã hội học. Đây là một lý thuyết khoa học về sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Lý thuyết này được đề xuất từ những năm cuối thế kỷ XIX, mà người dùng thuật ngữ này đầu tiên là Emile Durkheim (1858 - 1917) - nhà xã hội học Pháp.

3.2.167.Theo từ điển xã hội học: “Xã hội hoá là quá trình tương tác giữa cá nhân

và xã hội, trong đó cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức, kỹ năng và phương pháp cần thiết để hội nhập với xã hội Xã hội hóa là quá trình tương tác giữa cá nhân và

xã hội (Tập thể), trong đó cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức, những kỹ năng và những phương thức cần thiết để hội nhập với xã hội.

3.2.168. XHH là quá trình hội nhập của một cá nhân vào xã hội hay một trong các nhóm của xã hội thông qua quá trình học các chuẩn mực và các giá trị xã hội. Đó cũng là quá trình tiếp thu và phê phán các giá trị chuẩn mực và khuôn mẫu hành động mà trong đó, mỗi thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì được năng lực hành động xã hội.

3.2.169. Khái niệm trên đây đã nêu lên nội dung cơ bản thuộc phạm trù XHH. Từ đó, ta có thể rút ra:

3.2.170. XHH là quá trình học tập suốt đời của cá nhân. Trong đó, cá nhân với tư cách là chủ thể hành động không chỉ tiếp thu mà còn làm phong phú thêm các quan hệ xã hội, các giá trị vật chất và tinh thần dưới hình thức cá nhân. Yếu tố xã hội là quan trọng nhất nhưng không phải là cơ sở duy nhất để tạo nên cái độc đáo có một không hai trong nhân cách, có thể gây mâu thuẫn nảy sinh một cách tự phát hay được tạo ra một cách có ý thức thông qua những yêu cầu khách quan. Do đó, cá nhân chỉ phát triển khi có sự định hướng cả về nhận thức lẫn hành động của xã hội và giáo dục.

3.2.171. XHH có mục tiêu chủ yếu là: huy động sức mạnh của toàn xã hội, tạo ra nhiều nguồn lực đa dạng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, ytế, thể thao làm cho các lĩnh vực này thực sự gắn bó với dân, do dân và vì dân để nâng cao chất lượng cuộc sống.

3.2.172. Cần phân biệt rõ hai khái niệm xã hội hóa và giáo dục như sau:

3.2.173. Xã hội hóa 3.2.174. Giáo dục

- Là toàn bộ quá trình học tập theo

nghĩa rộng nhất, cho dù quá trình đó diễn ra có ý thức, có kế hoạch như mong muốn hay không, ở đâu và lúc nào đi nữa.

- Là quá trình học tập của cá nhân diễn ra trong suốt cuộc đời để hòa nhập vào xã hội.

- Có quan hệ chủ yếu là cá nhân - xã hội. Cá nhân phải hội nhập tự giác, tích cực vào cộng đồng xã hội. - Là quá trình cá nhân học tập các

chuẩn mực của nhóm và xã hội để hòa nhập vào cộng cộng xã hội loài người.

- Là công tác có chủ định, có kế hoạch, hướng vào các mục tiêu xác định và diễn ra trong các thiết che đặc thù như ở nhà trường.

- Là quá trình học tập của cá nhân diễn ra mang tính giai đoạn.

- Có quan hệ chủ yếu là người dạy - người học. Là quá trình truyền đạt và lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm sống.

- Là quá trình hình thành những tri thức khoa học của thế giới, lý tưởng đạo đức, hình thành nhân sinh quan nhằm phát triển cả đức - trí - thể - mỹ cho con người.

3.2.175.

3.2.176. Nhưng trong thực tế, không ít cán bộ, kể cả quần chúng còn có nhận thức chưa đầy đủ về bản chất và nội dung XHH. Có người cho rằng XHH có nội dung chủ yếu là huy động tiền của trong nhân dân, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Quan điểm phiến diện, lệch lạc này cùng với sự buông lỏng trong quản lý đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, làm cho người dân hiểu XHH đồng nhất với việc thu tiền, làm giảm đi sự tâm huyết với giáo dục trong việc thực hiện công tác XHH. Lại có người cho rằng: XHH có nghĩa là: Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hiểu như vậy là vô tình hạ thấp vai trò quản lý của Nhà nước.Hoặc một số ý kiến chưa thấy hết tàm quan trọng của sự phối họp liên thông, liên ngành dẫn tới tư tưởng cục bộ hay địa phương chủ nghĩa trong giáo dục.

3.2.177. Ngày 21/8/1997, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 90-CP về phương hướng và chủ trương XHH các công tác giáo dục, y tế, văn hóa (đã được Chính phủ thông qua tại phiên họp thường kỳ tháng 3/1997), khẳng định nội dung cốt lõi của

XHH bao gồm:

- Tuyên truyền, vận động sự tham gia đóng góp rộng rãi của nhân dân và của toàn xã hội.

- xây dựng cộng đồng trách nhiệm giữa các tổ chức Đảng, Nhà nuớc, các đoàn thể quần chúng, các đơn vị kinh tế, cơ sở doanh nghiệp.

- Đa dạng hóa các hình thức công tác thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội, tạo điều kiên cho các tầng lóp nhân dân được bình đẳng và chủ động tham gia các công tác xã hội.

- Đa dạng hóa các nguồn đầu tư về nhân lực và vật lực đang tiềm tàng trong nhân dân.

- Thực chất nội dung XHH là quá trình vận động quần chúng nâng cao tính tích cực và tự giác, phát huy sức mạnh của quần chúng vì sự nghiệp giáo dục. Đây cũng là quá trình đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và cơ chế quản lý của Nhà nước để đa dạng hóa các hình thức công tác giáo dục.

3.2.178. Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh cách mạng nói chung và giáo dục nói riêng đã luôn coi trọng việc huy động toàn xã hội tham gia giáo dục. Kể từ khi đất nước đổi mới đến nay, thuật ngữ “xã hội hóa” được dùng chính thức trong các văn kiện của Đảng. Khái niệm xã hội hóa đã hàm chứa một tư tưởng chiến lược, một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự phát triển của đất nước ở một giai đoạn mới trong nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

3.2.179. Như vậy, bản chất của XHH là cách làm, cách thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng bằng con đường giác ngộ; tạo ra sự phối hợp liên ngành một cách có kế hoạch dưới sự chỉ đạo và quản lỷ thống nhất của Nhà nước, làm cho việc giải quyết các vấn đề xã hội thực sự của dân, do dân và vì dân.

3.2.180. Xã hội hóa được định nghĩa như một quá trình, trong đó suốt cả đời cá nhân con người học hỏi và biến thành của mình những yếu tố xã hội - văn hóa của môi trường của mình, thu nhận chúng vào cơ cấu cá nhân của mình dưới ảnh hưởng của những kinh nghiệm và những tác nhân xã hội quan trọng và do đó mà thích nghi với môi trường xã hội mà mình phải sống trong đó. Có thể hiểu xã hội hóa một cách đầy đủ theo nghĩa sau: “Xã hội hóa là quả trình cả nhân nhờ công tác, tiếp thu giảo dục, giao

lưu...mà học hỏi được cách sống trong cộng đồng, trong đời sống xã hội và phát triển được khả năng đảm nhiệm các vai trò xã hội với tư cách vừa là cá thể vừa là một thành viên của xã hội ’’.

3.2.181. Từ khái niệm xã hội hóa cá nhân, ngày nay chúng ta mở rộng khái niệm xã hội hóa một loại hình công tác, một lĩnh vực công tác, ví dụ như: Xã hội hóa công tác

giáo dục - thường gọi tắt là xã hội hóa giáo dục.

1.2.2.2. Xã hội hóa giáo dục

3.2.182. Xã hội hóa giáo dục được hiểu theo nhiều cách với nội hàm liên quan đến giáo dục cộng đồng, xã hội học tập, giáo dục suốt đời, phi tập trung hóa. Theo đó các nội hàm liên quan được hiểu như sau:

3.2.183.Xã hội học tập (XHHT) có nghĩa là tất cả mọi người trong xã hội đều làm

giáo dục, giáo dục lẫn nhau và tất cả mọi người đều được giáo dục. Xã hội học tập đảm bảo được quyền lợi học tập của con người, đưa giáo dục trở thành một phần của không thể thiếu của nhân quyền. XHHT hướng tới sự phát triển của nhân cách, tôn trọng quyền tự do của con người và những quyền cơ bản tối thiểu của con người. XHHT giúp cho giáo dục trở thành trách nhiệm của tất cả mọi người. UNESCO đã bày tỏ rõ quan điểm về giáo dục trong thế kỷ 21 đó là mọi người đều được giáo dục và mọi người đều làm giáo dục.

3.2.184.Giáo dục cộng đồng (GDCĐ) hiểu theo một ý nghĩa rộng lớn hơn là việc

giáo dục cần phải đáp ứng được mọi lợi ích của cộng đồng. GDCĐ hướng tới sự cải thiện của chất lượng sống con người. Nếu như hiểu theo một ý nghĩa hẹp hơn thì GDCĐ bao hàm ý nghĩa chỉ toàn bộ những công tác giáo dục về văn hóa, giải trí, xã hội được tổ chức ngoài hệ thống giáo dục bên trong nhà trường chính quy. GDCĐ được áp dụng cho tất cả mọi người và mọi lứa tuổi có mong muốn được cải thiện cuộc sống. GDCĐ cần được sự chăm sóc và trách nhiệm nuôi dưỡng từ tất cả mọi người, cả cộng đồng chung tay vun đắp. GDCĐ sẽ từng bước giúp cho tất cả mọi người đều có cơ hội được học tập, tiếp cận với nền giáo dục hiện đại để phát triển tri thức của từng cá nhân. Tuy nhiên chính những người được giáo dục cũng cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ giáo dục người khác nhằm hướng tới mục tiêu chung là phát triển giáo dục đất nước.

3.2.185.Phi tập trung hóa giáo dục gồm có: Thực hiện phân chia rõ quyền hạn

cũng như trách nhiệm từ cấp trung ương cho tới địa phương. Các quyền hạn được chỉ đích danh, rõ ràng từ các cấp cao nhất cho tới các cấp thấp hơn; Huy động toàn cộng đồng từ các tổ chức phi chính phủ lẫn các tổ chức quần chúng đều cần tham gia vào việc phát triển giáo dục; Rất nhiều nước phát triển đều tham gia mô hình này như: Đức, Mỹ, Anh,...

3.2.186. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng quan điểm về xã hội hóa giáo dục không thực sự thống nhất cả về tư tưởng cũng như tên gọi của nó ở tất cả mọi nơi. Tại Việt Nam, XHHGD chính thức được thực hiện từ nghị quyết 90CP của chính phủ được ban hành ngày 21/8/1997. Quyết định này của chính phủ hướng tới chủ trương về xã hội hóa tất cả những công tác về căn hóa, y tế, giáo dục. Từ những quan điểm trên, có thể thấy rằng xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay được áp dụng để chuyển giao các công

việc, trách nhiệm giáo dục trước đây vốn chỉ thuộc về nhà nước sang các tổ chức và nguồn lực khác trên toàn xã hội cà ngoài nhà nước. Đưa giáo dục trở thành nhiệm vụ 3.2.187. của cả quá trình cổ phần hóa, tư nhân hóa. Các cơ sở giáo dục của nhà nước cũng dần được chuyển giao cho các tổ chức dân lập, tư nhân. Có thể nói XHHGD là một bước đột phá, bước tiến lớn trong ngành giáo dục, nó giải quyết được tình trạng thiếu hụt tài chính từ ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu giáo dục. Giảm bớt sự can thiệp của nhà nước đến việc giáo dục nhưng lại giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.

3.2.188.Khái niệm về xã hội hóa giáo dục

3.2.189. Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương giáo dục được thực hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ những quốc gia nghèo, kém phát triển mà ngay cả ở các quốc gia phát triển, công tác xã hội hóa giáo dục càng được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả. Tuy nhiên, qua các giai đoạn và tùy từng quốc gia, dân tộc, thuật ngữ xã hội hóa giáo dục có nhiều cách hiểu với những nội hàm ít nhiều liên quan đến các khía cạnh như: phi tập trung hóa (decentralization); giáo dục suốt đời (longlife education); xã hội học tập (learning society); giáo dục cộng đồng (comunity education)...

3.2.190. Xã hội học tập là giáo dục cho mọi người và mọi người làm giáo dục. Một xã hội học tập trước hết là phải bảo đảm quyền được giáo dục cho mọi người, coi quyền được giáo dục là một bộ phận không thể thiếu được của nhân quyền; giáo dục phải hướng tới sự phát triển đầy đủ nhân cách, củng cố sự tôn trọng quyền con người và quyền tự do cơ bản khác; đồng thời, chăm lo cho giáo dục là trách nhiệm của mọi người. Quan điểm của UNESCO về giáo dục của thế kỷ XXI là: Xã hội học tập là giáo dục cho mọi người và mọi người làm giáo dục.

3.2.191. Giáo dục cộng đồng theo nghĩa rộng là công tác giáo dục phải đáp ứng mọi lợi ích của cộng đồng hướng vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo nghĩa hẹp, giáo dục cộng đồng chỉ toàn bộ các công tác xã hội, giải trí, văn hóa, giáo dục được tổ chức bên ngoài hệ thông nhà trường chính quy cho mọi người ở mọi lứa tuổi, có dự định cải thiện cuộc sống của cộng đồng. Đồng thời, chăm sóc cho sự phát triển của giáo dục là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển giáo dục được hiểu là: tạo cơ hội cho mọi người có quyền được học tập, được tiếp cận với giáo dục để phát triển tri thức cá nhân; nhưng mặt khác họ cũng phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với giáo dục cũngnhư sự phát triển giáo dục của đất nước.

3.2.192. Phi tập trung hóa giáo dục bao gồm hai nội dung: một là, thực hiện phân quyền hạn và trách nhiệm từ trung ương xuống địa phương, từ các cơ quan quản lý cấp trên xuống cơ quan quản lý cấp dưới; hai là, huy động sự tham gia của cộng đồng, của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quần chúng vào phát triển giáo dục. Các nước

thực hiện theo mô hình này gồm: Anh, Mỹ, Đức...

3.2.193. Qua đó có thể thấy, quan niệm về xã hội hóa giáo dục không phải có sự thống nhất hoàn toàn từ tên gọi đến nội dung. Tuy nhiên, có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản trong thực hiện xã hội hóa giáo dục như sau:

- Giáo dục luôn là việc làm cần thiết của chính phủ, chính quyền ngay cả khi tư nhân được chính phủ ủy nhiệm phục vụ cho cộng đồng, nhân dân.

- Xã hội hóa giáo dục là nhằm bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn xã hội nhằm hướng tới sự phát triển chung của giáo dục.

- Xã hội hóa giáo dục phải là lợi ích chung của cộng đồng.

3.2.194.Ở Việt Nam, xã hội hóa giáo dục được chính thức đưa ra và thực hiện từ Nghị quyết số 90-CP, ngày 21-8- 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các công tác giáo dục, y tế, văn hóa, trong đó nêu rõ: “Xã hội hóa các công tác giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân. Xã hội hóa là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các công tác giáo dục, y

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 33)

w