Vai trò, vị trí của trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 37)

cơ sở

thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo nhằm bảo đảm thực hiện công bằng trong giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số lâu nay luôn là một bài toán với lời giải khó đối với các nhà quản lý giáo dục. Từ khi có hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) ra đời ở vùng dân tộc thiểu số đến nay, với việc phát triển nhanh về quy mô, số lượng và cải thiện đáng kể chất lượng giáo dục toàn diện, hệ thống trường này đã khẳng định được vai trò to lớn trong việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục bền vững ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

3.2.211.Xuất phát từ thực tiễn đó, ngày 02 tháng 8 năm 2010 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và công tác của trường PTDTBT kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT, theo đó các trường Tiểu học, Trung học cơ sở và trường liên cấp tiểu học và Trung học cơ sở ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Quy chế được chuyển đổi thành trường PTDTBT. Từ khi có quy chế tổ chức và công tác, hệ thống trường PTDTBT phát triển nhanh cả về quy mô và số lượng, tính đến năm học 2016 - 2017 cả nước có 1.013 trường PTDTBT và khoảng 159.212 học sinh bán trú.

3.2.212.Công tác tổ chức dạy và học ở trường PTDTBT luôn phải tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ: Nhiệm vụ dạy học như các trường phổ thông có cùng cấp học theo quy định và nhiệm vụ thực hiện các công tác đặc thù. Hệ thống các trường PTDTBT đều coi nhiệm vụ thực hiện các công tác đặc thù là giải pháp quan trọng để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục bền ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi. về cơ bản, các trường PTDTBT có các vai trò như sau:

- Tổ chức ăn ở, sinh ho ạt cho học sình: Mọi công tác liên quan đến sinh hoạt của

học sinh đều do nhà trường quản lý. Công tác tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú đã được các nhà trường thực hiện theo các phương châm "ba tập trung” (nhà ở tập trung, ăn tập trung và quản lý tập trung); “sáu hơn ở nhà” (ăn ngon hơn, vui hơn, an toàn hơn, lao động tốt hơn, ở tốt hơn và học tập tốt hơn) và thực hiện “ba đủ” cho học sinh (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở).

- Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với học sinh dân tộc thiểu sổ: Tổ chức dạy

học phân hóa theo năng lực học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù họp với học sinh dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng của trường PTDTBT giúp cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức phù hợp với khả năng tư duy, chất lượng giáo dục từ đó được nâng lên cả về lượng và chất.

- Tổ chức các nội dung giáo dục đặc thù: Tổ chức các nội dung giáo dục đặc thù ở

đắn cho học sinh dân tộc thiểu số. Các công tác này đã góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, thúc đẩy học sinh thực hiện tốt công tác chuyên cần, khắc phục cơ bản được tình trạng bỏ học.

- Tổ chức các công tác giáo dục ngoài giờ chính khoá: Tổ chức các công tác giáo

dục ngoài giờ chính khóa trong trường PTDTBT nhằm tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, văn hoá truyền thống, kỹ năng sống...để thu hút học sinh dân tộc thiểu số vào các công tác có ích, từng bước thay đổi những tập tục, lối nghĩ, nếp sống lạc hậu.

- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu sổ: Tăng cường tiếng Việt cho

học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chuyên môn đặc thù quan trọng ở trường PTDTBT hiện nay. Đây được coi như là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 37)

w