Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 85 - 86)

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.785. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa giúp các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở phân tích được cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài và thuận lợi, thách thức của môi trường bên trong nhà trường về xã hội hóa. Đồng thời xác định được mục tiêu, thời gian, các nhu cầu của các cơ sở giáo dục về xã hội hóa. Từ đó, cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cần tiến hành để chỉ đạo, tổ chức thực hiện, huy động, vận động, các LLXH tham gia vào giáo dục.

3.2.786. Kế hoạch hóa giúp cho các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền, các LLXH, và nhân dân hiểu rõ nhu cầu, cách thức tiến hành và kết quả sẽ mang lại của việc tham gia đóng góp. Giúp cơ sở giáo dục xác định được các mục tiêu cần đạt, chủ động triển khai các nguồn lực một cách hiệu quả với các biện pháp cụ thể như đã đề ra. Đồng thời còn giúp cho việc thực hiện được tính dân chủ, công khai, minh bạch.

3.2.787. Công tác xây dựng kế hoạch bao gồm xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện càn thiết để thực hiện kế hoạch. Đối với công tác XHHGD ở nhà trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở, từ nhận thức đúng đắn về chủ trương công tác XHHGD, người Hiệu trưởng cần phải biết cụ thể hóa trong xây dựng kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn, phù hợp với yêu cầu nhà trường và điều kiện thực tế ở địa phương, đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả thiết thực của công tác XHHGD.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

3.2.788. Các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND đưa kế hoạch về XHHGD và

quản lý XHHGD vào các chủ trương vào Nghị quyết để có sự tập trung đầu tư nguồn lực, quan tâm chỉ đạo phát triển giáo dục góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.2.789. Nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước về hoạch định các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của ngành GD&ĐT và của nhà trường phải phù hợp với nghị quyết về phát triển GD&ĐT của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát huy khả năng hoạch định kế hoạch về XHHCTGD và quản lý XHHCTGD, thẩm định phê duyệt kế hoạch và tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh

nghiệm.

3.2.790. Đe việc xây dựng kế hoạch công tác XHHGD được thực hiện tốt, người Cán bộ quản lý GD hoặc Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở cần tuân thủ các bước sau:

3.2.791. + Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch hóa công tác XHHGD

3.2.792. Hiệu trưởng phải thấy được tầm quan trọng của công tác XHHGD để từ đó tìm ra những biện pháp thực hiện công tác XHHGD có hiệu quả tối ưu.

3.2.793. + Giai đoạn kế hoạch hóa công tác XHHGD

3.2.794. Kế hoạch hóa công tác XHHGD sẽ giúp cho Hiệu trưởng điều khiển và thực hiện một cách toàn diện, cân đối, có trọng tâm và mang lại hiệu quả cao. Các kế hoạch quản lý công tác XHHGD bao gồm: Kế hoạch theo năm học; kế hoạch theo học kỳ, theo tháng; kế hoạch cho các đoàn thể trong nhà trường...

3.2.795. Dựa vào kế hoạch được xây dựng, người Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ, chỉ tiêu cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường thảo luận, thống nhất thực hiện. Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các nội dung kế hoạch, thông qua kế hoạch với cấp có thẩm quyền và ban hành kế hoạch XHHGD.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w