Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 49 - 52)

3.2.275.Kinh tế - xã hội là yếu tổ khách quan có tác động to lớn đến vấn đề xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở. Từ việc xác định các giá trị chuẩn mực, xây dựng, hoạch định chính sách cho đến các nguồn lực dành cho các công tác tổ chức trường lớp, cơ sở vật chất, đời sống giáo viên.

3.2.276.Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương hay cả nước có ảnh hưởng, tác động đến việc hình thành, xây dựng các nội dung quản lí, trong đó có chất lượng xã hội hóa giáo dục. Những nơi có trình độ kinh tế - xã hội phát triển sẽ có điều kiện dành nhiều nguồn lực hơn cho xã hội hóa giáo dục. Việc đầu tư các nguồn lực cũng đặt ra yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý, thực hiện các biện pháp tổ chức, điều hành cơ sở linh hoạt, thúc đẩy sự hòa hợp giữa mọi người trong tổ chức, nâng cao hiệu suất, chất lượng công tác của các cơ quan hành chính góp phần đáp ứng tot hơn những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và của nhân dân. Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường đã tác động, đưa ra những yêu cầu mới đối với giáo dục nói chung và xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở nói riêng.

3.2.277.Phát triển kinh tế thị trường luôn đặt vấn đề hiệu quả lên hàng đầu, đòi hỏi các cơ sở giáo dục, công tác xã hội hóa giáo dục không ngừng cải tiến lề lối làm việc, đội ngũ cán bộ, giáo viên phải có năng lực, trình độ, có trách nhiệm với công việc, tận tụy và phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân với tư cách là những khách hàng của nền giáo dục. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ là điều kiện, môi trường làm nảy sinh những biểu hiện tiêu cực của đội ngũ công chức, viên chức như: tham nhũng, bè phái gây mất đoàn kết... gây ra nhiều thách thức cho việc xây dựng và phát triển xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở.

1.5.1.2. Nhận thức của các lực lượng xã hội

3.2.278.Cùng với sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân về giáo dục đã có những chuyển biến rõ rệt. Phần lớn mọi người đều nhận thức được muốn phát triển giáo dục không có cách nào khác ngoài huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia vào giáo dục. Trong công tác xã hội hóa giáo dục đã có những thay đổi về mặt nhận thức như sau:

3.2.279.Một là, hầu hết cấp ủy đảng, chính quyền, các lực lượng xã hội và nhân

dân đều khẳng định xã hội hóa giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

mình trong việc lãnh đạo, tập hợp các nghành, các lực lượng tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Mặc khác, các cấp ủy chính quyền nhận thức rõ vai trò của mình trong việc tập hợp, tổ chức các lực lượng để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, bảo đảm triển khai đạt hiệu quả các chương trình giáo dục.

3.2.281.Ba là, đối với các lực lượng xã hội và nhân dân đã có sự chuyển biến rõ

ràng trong nhận thức. Mặc dù trước đây với quan điểm lạc hậu, nhiều gia đình không cho con em đi học, ở nhà để lao động sản xuất.. .Thì hiện nay, đại bộ phận xã hội đã ý thức rõ vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của mình trong việc tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tham gia vào quá trình học tập nhằm xây dựng, phát triển nền giáo dục quốc dân. Chính từ sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đại bộ phận nhân dân trong xã hội đã góp phần thực hiện thành công xã hội hóa giáo dục trong thời gian qua.

3.2.282.Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận các cấp ủy, chính quyền địa phưong, cán bộ quản lý ngành giáo dục và người dân nhận thức chưa thật đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục. Nhiều nơi, nhiều người cho rằng xã hội hóa giáo dục đơn thuần là xây dựng phong trào vận động nhân dân, các tổ chức đóng góp tiền của để xây dựng cơ sở, trang thiết bị...; Một số người không nhận thức được việc huy động lực lượng toàn xã hội vào xã hội hóa giáo dục sẽ hỗ trợ cho công tác điều hành, chỉ đạo, quản lý của Nhà nước, chứ không phải là sự làm thay cho chính quyền. Do đó tư tưởng “khoán trắng” công tác giáo dục cho trường học, không quan tâm đến chỉ đạo xã hội hóa công tác giáo dục. Ngoài ra, một số ngành hữu quan nhận thức cũng chưa thật sự đầy đủ, chưa quan tâm tạo điều kiện để các trường ngoài công lập phát triển như các trường công lập về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình...đảm bảo chất lượng đầu vào và đầu ra của các trường này. Một số người lại quá nhấn mạnh đến việc đa dạng hóa các hình thức giáo dục, đặc biệt họ cho rằng xã hội hóa giáo dục là phát triển các trường ngoài công lập. Đặc biệt không ít người chưa nhận thất hết tầm quan trọng của sự phối hợp liên ngành để phát huy tính tịch cực tham gia của các tổ chức xã hội, của quần chúng nhân dân trong quá trình phát triển giáo dục nước nhà.

3.2.283.Nhìn chung, bên cạnh nhưng mặt tích cực về nhận thức của các lực lượng

xã hội thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân, các cấp ủy chính quyền địa phương, cơ quan quản lý...vẫn còn nhận thức chưa đúng chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về xã hội hóa giáo dục. Chính vì vậy, khi thực hiện xã hội hóa giáo dục ở một số địa phương đã không bao quát hết được nội dung của các chủ trương dẫn đến hiệu quả xã hội hóa giáo dục chưa cao và không xây dựng được môi trường phát triển giáo dục bền vững.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w