mục tiêu cơ bản sau:
3.2.214.Một là, cộng đồng hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội
hóa giáo dục.
3.2.215.Hai là, đa dạng hóa các loại hình giáo dục.
3.2.216.Ba là, đa phương hóa thu hút các nguồn lực cho giáo dục: Nhà nước - nhân
dân, Trưng ương - địa phương, ngành giáo dục - các ngành hữu quan, trong nước - ngoài nước.
3.2.217.Bốn là, thể chế hóa thành các quy định, chế tài đối với nghĩa vụ, trách
nhiệm của các lực lượng xã hội đối với việc tham gia vào giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở.
1.3.3. Đặc điểm của công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dântộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở
3.2.218.• Đặc trưng của các trường trường PTDTBT
3.2.219. Xuất phát từ thực tiễn đó, ngày 02 tháng 8 năm 2010 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và công tác của trường PTDTBT kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT, theo đó các trường TH, THCS và trường liên cấp tiểu học và THCS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Quy chế được chuyển đổi thành trường PTDTBT. Từ khi có quy chế tổ chức và công tác, hệ thống trường PTDTBT phát triển nhanh cả về quy mô và số lượng, tính đến năm học 2016 - 2017 cả nước có 1.013 trường PTDTBT và khoảng
159.212 học sinh bán trú.
3.2.220. Công tác tổ chức dạy và học ở trường PTDTBT luôn phải tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ: Nhiệm vụ dạy học như các trường phổ thông có cùng cấp học theo quy định và nhiệm vụ thực hiện các công tác đặc thù. Hệ thống các trường PTDTBT đều coi nhiệm vụ thực hiện các công tác đặc thù là giải pháp quan trọng để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục bền ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi. về cơ bản, các trường PTDTBT có các vai trò như sau:
- Tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho học sinh: Mọi công tác liên quan đến sinh hoạt của học sinh đều do nhà trường quản lý. Công tác tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú đã được các nhà trường thực hiện theo các phương châm "ba tập trung” (nhà ở tập trung, ăn tập trung và quản lý tập trung); “sáu hơn ở nhà” (ăn ngon hơn, vui hơn, an toàn hơn, lao động tốt hơn, ở tốt hơn và học tập tốt hơn) và thực hiện “ba đủ” cho học sinh (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở).
- Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số: Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng của trường PTDTBT giúp cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức phù họp với khả năng tư duy, chất lượng giáo dục từ đó được nâng lên cả về lượng và chất.
- Tổ chức các nội dung giáo dục đặc thù: Tổ chức các nội dung giáo dục đặc thù ở trường PTDTBT là công tác quan trọng để thu hút và tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh dân tộc thiểu số. Các công tác này đã góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, thúc đẩy học sinh thực hiện tốt công tác chuyên cần, khắc phục cơ bản được tình trạng bỏ học.
- Tổ chức các công tác giáo dục ngoài giờ chính khoá: Tổ chức các công tác giáo dục ngoài giờ chính khóa trong trường PTDTBT nhằm tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, văn hoá truyền thống, kỹ năng sống...để thu hút học sinh dân tộc thiểu số vào các công tác có ích, từng bước thay đổi những tập tục, lối nghĩ, nếp sống lạc hậu.
- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số: Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chuyên môn đặc thù quan trọng ở trường PTDTBT hiện nay. Đây được coi như là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
3.2.221.• Đặc điểm của công tác xã hội hóa giáo dục các trường trường PTDTBT
3.2.222.Xã hội hóa giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở là một bộ phận của xã hội hóa giáo dục nói chung. Vì vậy, cần có sự nhìn nhận xem xét vấn đề này trong mối quan hệ khăng khít, gắn bó với xã hội hóa giáo dục. Xã hội hóa giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở cũng phản ánh bản chất của luận đề “Giảo dục cho tất cả mọi người; tất cả
cho sự nghiệp giáo dục ’’(Education for, All for Education EFA-AFE). Bản chất của xã
hội hóa giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở ở các trường phổ thông dân tộc bán trú là lôi cuốn mọi lực lượng xã hội phát triển giáo dục để thực hiện giáo dục cho mọi học sinh trong độ tuổi. Từ đặc thù của giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở mà xã hội hóa giáo dục có những đặc điểm sau:
3.2.223.Thứ nhất, giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở là bậc học quan trọng
trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Vì vậy, phải thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục học sinh trên cơ sở của sự phát triển đa dạng và ổn định, phải đổi mới phương thức nuôi dạy bằng những cải cách cơ bản và toàn diện.
3.2.224.Thứ hai, xét về phân đoạn của quá trình xã hội hóa thì xã hội hóa ở giai
đoạn Tiểu học và Trung học cơ sở là giai đoạn xã hội hóa bản lề. Xã hội hóa giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở thực chất là một quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh từ 6 - 14 tuổi. Nó diễn ra theo con đường xã hội hóa cá nhân, trong đó học sinh tiếp thu các chuẩn mực, giá trị xã hội và có sự luyện tập, học hỏi dưới sự hướng dẫn dẫn của giáo viên và những người lớn khác. Qua đó, học sinh tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống quan hệ xã hội với người khác.
3.2.225.Thứ ba, học sinh ở tuổi từ 6 - 14 là đối tượng quan tâm của nhiều ngành
(Giáo dục, y tế, ủy ban DS - GD - TE, phụ nữ...), nhiều lực lượng (gia đình, nhà trường, xã hội), nhiều chương trình cùng đồng thời thực hiện việc chăm sóc, giáo dục. Vì vậy, việc tham gia vào giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở là một trong những nhiệm vụ của các ngành, các lực lượng xã hội. Phải tiếp cận quan điểm đa ngành mới đảm bảo cho việc thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở.
3.2.226.Thứ tư, giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở có nhiều loại hình, nhiều
chương trình mang tính xã hội cao như: Các hình thức công lập, bán công, dân lập, tư thục.. .Nên việc huy động các lực lượng tham gia vào xã hội hóa giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở có nhiều điều kiện thuận lợi, nhất là trong việc thực hiện đa dạng hóa các loại hình, đa phương hóa các nguồn lực.
3.2.227.Thứ năm, giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở là bậc học bắt buộc nên sự
tồn tại, phát triển phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cấp quản lý và vào nhận thức của nhân dân.
3.2.228.Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục bền vững ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo nhằm bảo đảm thực hiện công bằng trong giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số lâu nay luôn là một bài toán với lời giải khó đối với các nhà quản lý giáo dục. Từ khi có hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) ra đời ở vùng dân tộc thiểu số đến nay, với việc phát triển nhanh về quy mô, số luợng và cải thiện đáng kể chất luợng giáo dục toàn diện, hệ thống truờng này đã khẳng định đuợc vai trò to lớn trong việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục bền vững ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi.