Các yếu tổ chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 52 - 54)

1.5.2.1. Nhận thức của nhà trường (Cán bộ - Giáo viên)

3.2.284.Đội ngũ có vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của sự nghiệp giáo dục. Năng lực nhận thức và trình độ của các cán bộ, giáo viên được biểu hiện qua mức độ như: nắm vững kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn, chức trách, quyền và nghĩa vụ của bản thân và hệ thống các quy tắc xử sự với cấp trên, đồng nghiệp và với nhân dân... Năng lực nhận thức và trình độ còn biểu hiện thông qua mức độ tự giác thực hiện các quy chế, các quy định làm việc của cơ quan, các quy tắc, chuẩn mục ứng xử. Nếu cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên nhận thức rõ và có ý thức tuân thủ, bảo vệ và duy trì những quy định đó trong công tác giáo dục thì chất lượng giáo dục sẽ không ngừng được nâng cao. Vì vậy, để góp phần xây dựng và phát triển công tác xã hội hóa giáo dục, thì nhân thức của cán bộ, giáo viên trong nhà trường góp vai trò rất quan trọng.

1.5.2.2. Năng lực quản lý của nhà trường

3.2.285. Trong công tác xã hội hóa giáo dục nói chung và xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở nói riêng, năng lực quản lí của nhà trường đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường và địa phương. Điều 16 - Luật Giáo dục - Năm 2005, có nêu:

“Cán bộ QLGD giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các công tác giáo dục. Cán bộ QLGD phải không ngừng học tập, rèn lưyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, frinh độ chuyên môn, năng lực quản ỉỷ và trách nhiệm cá nhân ”.

3.2.286. Xây dựng và phát triển công tác xã hội hóa giáo dục còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tổ chức, khả năng nhận thức, điều hành các công tác đơn vị của người lãnh đạo, quản lý. Nếu như người lãnh đạo nhận thức rõ tầm quan trọng, sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển giáo dục, có sự quan tâm và nỗ lực thiết thực cho việc xây dựng và phát triển toàn diện các yếu tố trong nhà trường, đồng thời có năng lực tổ chức, phân công, điều hành các công việc bảo đảm sự đoàn kết, dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi công tác,... thì công tác giáo dục và xã hội hóa giáo dục sẽ không ngừng được tăng cường và đảm bảo thực hiện. Ngược lại, người lãnh đạo quan liêu, tiêu cực, cửa quyền, tổ chức điều hành thiếu dân chủ, không được cấp dưới ủng hộ, gây mất đoàn kết trong nội bộ thì sẽ không thể phát huy tác dụng của công tác xây dựng và phát triển giáo dục và xã hội hóa giáo dục, làm ảnh hưởng tới kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhà trường nói chung và nghành giáo dục nói riêng. Do đó, cần đề cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ quản lí trong việc xây dựng, nâng cao công tác giáo dục và xã hội hóa giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

3.2.288. Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác XHHGD ở trường TH và THCS, chúng tôi nhận thấy rằng, XHHGD là việc tăng cường tính xã hội của giáo dục, gắn nhà trường với cộng động xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo xã hội phát triển. Để đạt được mục tiêu của nó, phải có sự quản lý của chủ thể quản lý. Nghĩa là phải có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý đến tượng quản lý nhằm tạo ra sự phối hợp các lực lượng xã hội tham gia vào các công tác giáo dục của nhà trường trên địa bàn dân cư.

3.2.289. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các công tác của nhà trường. Là người thực hiện các chủ trương về mục tiêu, dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường, giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường. Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, tài chính, tài sản của nhà trường. Trong công tác XHHGD, nhà trường đóng vai trò chủ động và sánh tạo, trung tâm và nòng cốt.Toàn bộ trách nhiệm đặt lên vai người hiệu trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi công tác của nhà trường. Muốn đạt được những yêu cầu đề ra, người Hiệu trưởng phải có năng lực quản lý tốt các công việc nhà trường từ công tác chuyên môn đến nhân sự, tổ chức, tài chính ... Chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường là cái cơ bản nhất để tạo nên niềm tin của nhân dân, của các tổ chức đoàn thể đối với nhà trường và người hiệu trưởng. Có như vậy, người Hiệu trưởng trường TH và THCS mới thành công trong công tác XHHGD.

3.2.290. Nhìn chung, chương 1 về cơ bản đã nêu tổng quan vấn đề nghiên

cứu, khẳng định một số khái niệm cơ bản về công tác quản lý xã hội hoá giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở; bản chất và vai trò của quản lý, một số nội dung cơ bản cho đến những yếu tố tác động đến việc thức thực hiện quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay. Do đó, muốn thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hoá giáo dục thì phải tăng cường sự phối hợp, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia làm giáo dục, đồng thời mang lại những lợi ích từ giáo dục đến với mọi người dân. Xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng sự phát triển của xã hội và nhu cầu của nhân dân.

3.2.291. Tóm lại, XHHGD là xu hướng phát triển tất yếu phù hợp quá trình XHH, quốc tế hóa nền kinh tế, phù hợp với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận động trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Thực hiện XHHGD đảm bảo cho giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội, đảm bảo huy động mọi nguồn lực của xã hội để giáo dục nói chung, giáo dục TH và THCS nói riêng, phát triển đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước.

pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi ở chương tiếp theo.

3.2.293. CHƯƠNG 2

3.2.294. THựC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA

GIÁO DỤC

CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN Tộc BÁN TRÚ TIỂU HỌC VÀ TRUNG

3.2.295. HỌC Cơ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w