Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 40 - 49)

trú Tiểu học và Trung học cơ sở

1.4.1. Quản lí công tác huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở

3.2.229. Môi trường đề cập ở đây là môi trường nhà trường, gia đình và xã hội.Yêu cầu là phải dựa vào lực lượng của toàn xã hội để đảm bảo cho các môi trường trên được lành mạnh, có tính tích cực và nhất là có tính thống nhất trong tác động đến việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ.

3.2.230. Trước hết, cần huy động các lực lượng xã hội để xây dựng môi trường nhà trường, từ cảnh quan, cơ sở hạ tầng đến nề nếp, kỷ cương... Nhà trường phải giữ vai trò chủ động trong việc cùng với gia đình và xã hội tạo ra môi trường trên.

3.2.231. Gia đình là nơi nuôi dưỡng con người, là một môi trường quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách. Các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội có trách nhiệm giúp đỡ gia đình có những điều kiện tối thiểu cần thiết cho việc giáo dục con em mình.

3.2.232. Môi trường xã hội có tác động rất lớn đến việc giáo dục thế hệ trẻ: Ở nước ta hiện nay, cần khai thác mặt tốt của môi trường xã hội, đồng thời, hạn chế các mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, cần huy động toàn xã hội, từ tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể đến cá nhân tham gia vào việc xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh.

3.2.233. Các môi trường trên đồng thời tác động vào thế hệ trẻ sẽ làm cho giáo dục như là được kéo dài thời gian và mở rộng không gian, làm cho thế hệ trẻ lúc nào cũng được giáo dục, ở đâu cũng được giáo dục.

3.2.234. Trong nội dung quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở, vấn đề quan trọng cần được đề cập đầu tiên là môi trường nhà trường. Vì vậy, XHHGD ở các trường phổ thông dân tộc bán trú

Tiểu học và Trung học cơ sở trước hết là huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng môi trường nhà trường, từ khung cảnh sư phạm, cơ sở vật chất của Nhà trường, đến nền nếp kỷ cương, không khí học tập, quan hệ trong sáng, tình cảm giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, thầy trò với nhân dân địa phương để tạo ra môi trường thuận lợi cho việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.

3.2.235. Xây dựng môi trường gia đình là bước tiếp theo, đóng vai trò nền tảng và cái nôi cho sự phát triển của công tác xã hội hóa giáo dục nói chung và ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở nói riêng. Do đó, để thực hiện tốt công tác này, các bậc phụ huynh cần phải thực sự là tấm gương sáng trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách và lối sống cho con mình. Ket hợp với gia đình trong giáo dục HS và xã hội hóa giáo dục là con đường, đồng thời là biệt pháp cơ bản, quyết định đến sự thành công của công tác xã hội hóa ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở.

3.2.236. Bên cạnh đó, với việc môi trường xã hội đang biến động nhanh chóng và mạnh mẽ, có tác động rất lớn đến việc giáo dục thế hệ trẻ. Môi trường xã hội có nhiều yếu tố tích cực như kinh tế phát triển, giao lưu quốc tế được mở rộng, dân chủ hóa được đề cao..., cần khai thác mặt thuận lợi đó với việc hình thành nhân cách học sinh. Nhưng các mặt tiêu cực của nền kinh tế thi trường, như làm mất dần các bữa ăn truyền thống trong gia đình, chỉ mải làm ăn kinh tế không chú trọng hướng dẫn giáo dục con cách chế biến các món ăn, quen ăn các món ăn làm sẵn, món ăn nhanh... đang ảnh hưởn không tốt đến việc giáo dục học sinh. Vì thế cần phải huy động lực lượng của toàn xã hội vào việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục tích cực, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống, đề cao các giá trị xã hội chân chính, xây dựng nếp sống văn minh, tạo ra dư luận xã hội đúng đắn.

3.2.237. Các môi trường, gia đình và xã hội đồng thời tác động vào thế hệ trẻ sẽ làm cho thế hệ trẻ được giáo dục ở mọi nơi mọi lúc, chất lượng cuộc sống của trẻ được nâng cao hơn. Từ đó những chủ nhân của thế kỷ XXI sẽ được chuẩn bị chu đáo hơn, đầy đủ hơn cả về thể lực, sức khỏe, trí tuệ. Ngược lại, chính lớp trẻ được giáo dục chu đáo này sẽ là nguồi làm trong sạch và lành mạnh hơn các môi trường trên. Trên cơ sở quy mô, loại hình trường, lớp, học sinh, các cơ sở GD phải tiến hành lập kế hoạch XHHGD cho đơn vị mình. Ngoài sự chỉ đạo chung của ngành, nhà trường, địa phương phải xây dựng kế hoạch XHHGD trong giai đoạn thời gian dài hạn (trên 5 năm), trung hạn (3 - 5 năm) và ngắn hạn (1 năm) để đảm bảo phát triển công tác XHH mà Bộ GD&ĐT quy định.

3.2.238. Trước hết cần lập kế hoạch XHHGD ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở cho toàn huyện, sau đó cụ thể hóa cho từng xã, từng trường, cấp học, lớp học. Lĩnh vực nào cần XHH trước, xã nào, trường nào cần chú trọng

ưu tiên. Trong kế hoạch phải nêu rõ XHH cần những nội dung nào, dự trù về mức kinh phí, nguồn kinh phí, quá trình, thời gian thực hiện, người thực hiện. Kế hoạch công tác XHHGD ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở cần được thông qua Hội đồng huyện, Phòng giáo dục, hội đồng xã và được lãnh đạo các nhà trường duyệt để đưa vào thực hiện.

1.4.2. Quản lí công tác tổ chức các lực lượng xã hội cùng tham gia thực hiện xã hội hóa ở các trường pho thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở

3.2.239. Trên cơ sở kế hoạch đã lập, lãnh đạo chính quyền, Phòng giáo dục, nhà trường chỉ đạo các bộ phận có liên quan đến công tác XHHGD thực hiện kế hoạch đã đặt ra qua các biện pháp cụ thể sau:

- Phân công trong Ban giám hiệu quản lý công tác XHHGD trong xây của đơn vị (Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung, phó hiệu trưởng phụ trách csvc, chuyên môn).

- Phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiên công tác XHHGD.

- Xây dựng và ban hành các quy định về công tác XHHGD và quản lý tốt công tác XHHGD.

- Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện được kế hoạch XHHGD (Tài chính, thời gian, con người, điều kiện thực hiện).

- Tổ chức các công tác bồi dưỡng, đào tạo cho lực lượng tham gia quản lý công tác XHHGD ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở. 3.2.240. Các lực lượng xã hội có thể tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình giáo dục từ xác định mục tiêu, góp ý kiến vào nội dung, phương pháp, phương tiện, sưu tầm tư liệu... đặc biệt là tham gia giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng được yêu cầu sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Mặt khác, tiến hành giáo dục cho mọi người, thực hiện quyền cơ bản của con người để mọi người được học thường xuyên, suốt đời, tiến tới xây dựng một xã hội học tập như kết luận tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 khóa IX: “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng hình thức giáo dục

chỉnh quy và không chính quy, giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập ”.

3.2.241. Xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở là một phương thức để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để làm được điều này, xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở phải huy được toàn xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục.

3.2.242. Như chúng ta đã biết, học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở là đối tượng của nhiều ngành, nhiều lực lượng quan tâm. Vì vậy, việc huy động các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho việc thực hiện được mục tiêu giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở. Hình thức cả cộng động cùng tham gia giáo dục thế hệ trẻ, đòi hỏi có sự phối hợp chắt chẽ giữa nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục và các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội cần được nghiên cứu và ưu tiên thực hiện trước một bước. Bên cạnh đó, trong giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe ở trường học, cần huy động các lực tham gia vào quá trình giáo dục cùng với như huy động các bậc cha mẹ trực tiếp tham gia hướng dẫn, rèn luyện những kỹ năng sống tích cực cho học sinh.

1.4.3. Quản lí công tác huy động các lực lượng tham gia vào xây dựng, phát triển hệ thống trường, lớp và các loại hình giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở

3.2.243.Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo huyện, phòng giáo dục và nhà trường cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch thông qua các biện pháp như:

- Thành lập Ban chỉ đạo công tác XHHGD ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở.

- Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện kế hoạch.

- Hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch.

- Động viên, khuyến khích nhằm điều chỉnh công tác của cấp dưới để có thể thực hiện được kế hoạch đặt ra.

3.2.244. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc đa dạng hóa các hình thức học tập và các loại hình nhà trường, phát triển quy mô giáo dục là một yêu cầu tất yếu. Xu thế phát triển của các quốc gia trên thế giới là tiến tới nền kinh tế tri thức, vì thế, việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo cùng với việc tạo ra một phong trào học tập sẽ làm cho cộng đồng gắn bó, chăm lo cho giáo dục và giáo dục vì lợi ích của cộng đồng. Việc các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục, đa dạng hóa các loại hình trường lóp và các hình thức học tập góp phần làm cho mọi người có thể học tập thường xuyên, học tập suốt đời là một trong những nội dung quan trọng của XHHGD.

3.2.245.Thực tế cho thấy, mặc dù đã được quan tâm đầu tư về điểm trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở, song vẫn chưa đáp ứng được yều cầu và đòi hỏi của công tác của nhu cầu xã hội. Do đó, trong công tác quản lí xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở cần được đa dạng hóa, điều này thể hiện ở nội dung đa dạng hóa các hình thức trường, lớp: Đối với nội dung này, công

tác quản lí cần huy động được các lực lượng xã hội và cá nhân có thể tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục bằng cách tổ chức các cơ sở giáo dục bán công, dân lập, tư thục. Đa dạng hóa các loại hình giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở còn bao gồm cả việc phát huy tối đa vai trò của gia đình, cần tổ chức giáo dục theo hướng có mạng lưới đến mọi gia đình, trong toàn xã hội, bên cạnh hệ thống trường, lớp. Sự tham gia của các lực lượng xã hội vào quá trình đa dạng hóa các hình thức học tập và các loại hình trường, lớp sẽ góp phần làm cho mọi học sinh được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục toàn diện. Chính sự tham gia của các lực lượng vào giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở sẽ làm cho giáo dục gắn bó với cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích của cộng đồng.

1.4.4. Quản lí công tác huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở

3.2.246. Trong những năm qua, mặc dù đầu tư của Nhà nước cho giáo dục không ngừng tăng, nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển giáo dục cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, việc huy động các lực lượng xã hội trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục rõ ràng là một yêu cầu chính đáng. Các lực lượng xã hội có thể đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực để xây dựng trường, lớp, tăng cường trang thết bị giáo dục cho nhà trường, giúp đỡ học sinh nghèo, con em gia đình chính sách, phát hiện và bồi dưỡng tài năng, góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên. Điều đáng lưu ý là việc quản lý sử dụng các nguồn lực cho hiệu quả, minh bạch, có như vậy, việc thực hiện nội dung này mới đi đúng quỹ đạo, đảm bảo ý nghĩa XHHGD và chất lượng giáo dục.

3.2.247. Đó là việc huy động toàn xã hội đóng góp nguồn lực vật chất (nhân lực, vật lực, tài lực), nguồn lực tình thần (sáng kiến kinh nghiệm, góp ý tư vấn). Nguồn lực vừa có ý nghĩa về vật chất và tinh thần (thông tin và công nghệ thông tin), thực hiện đa dạng hóa các nguồn đầu tư vật chất cho giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở để phục vụ cho việc đổi mới, hoàn thiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, cải thiện nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh bán trú.

3.2.248. Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở cần những nguồn lực cơ bản như:

- Nhân lực là nguồn lực quý giá nhất. Bởi vì, con người vừa là động lực, vừa là

mục tiêu của mọi sự phát triển, huy động nguồn nhân lực là việc rất quan trọng trong xã hội hóa giáo dục, nhất là đối với giáo viên Tiểu học và Trung học cơ sở. - Tài lực là nguồn lực cũng rất quan trọng và cần thiết. Thiếu nguồn tài lực là thiếu

tiền đề vật chất cho sự phát triển giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở.

3.2.249. Ở đây, cần nhấn mạnh một điều rằng, xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở không thể chỉ dừng lại ở nội dung này mà phải thực hiện đồng bộ các nội dung khác để xã hội hóa giáo dục TH và THCS thực sự trở thành “chìa khóa ”, góp phần mở rộng cánh cửa giáo dục PT trên các bình diện quy mô, chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội.

3.2.250. XHHGD không có nghĩa là buông lỏng sự quản lý của Nhà nước mà trái lại, vai trò quản lý giám sát, điều hành của Nhà nước luôn được tăng cường thông qua các văn bản pháp luật, các quy chế quản lý. Trong khuôn khổ chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, mọi cá nhân, tổ chức được tự do công tác XHHGD có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ.

1.4.5. Quản lí công tác huy động vai trò của cộng đồng tham gia công tác xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w