Lý luận về công tác xã hội hóa giáo dụ cờ các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 34 - 35)

bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở

3.2.209. XHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.Chủ trương đó đã trở thành một cuộc vận động lớn mang lại hiệu quả thiết thực.Điều quan trọng nhất trong công tác XHHGD là tạo một cơ chế, phối hợp tối ưu giữa chính quyền; địa phương và ngành GD&ĐT.Giáo dục là một nhu cầu không thể thiếu của xã hội.XHHGD là trả lại đầy đủ tính chất xã hội của giáo dục cho giáo dục. XHHGD để khơi dậy truyền thống hiếu học lẫn tiềm năng của con người, phát triển sự nghiệp giáo dục và tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Đảng ta đã xác định: “giáo dục là sự nghiệp

của quần chúng”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm giảo dục”.

- XHHGD làm cho giáo dục nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của giáo dục cũng như về thực trạng giáo dục của từng địa phương; đồng thời nhận thức rõ hơn về

trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục và chỉ có sự tham gia của toàn xã hội mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả.

- XHHGD sẽ huy động được nhiều nguồn lực như: nhân lực, vật lực, tài lực cho sự phát triển giáo dục. Huy động nguồn nhân lực là chiến lược dựa vào con người, tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi cá nhân, các lực lượng phát huy năng lực, chủ động tự giác cống hiến vào các hoạt động giáo dục. Huy động nguồn vật lực là tạo ra sự hỗ trợ các điều kiện vật chất và tinh thần cho các hoạt động giáo dục.Huy động nguồn lực phát triển giáo dục là điều kiện cần thiết.Hàng năm, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đều tăng những vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành. Vì thế, việc huy động được nhiều nguồn tài chính trong nhân dân, trong xã hội để phát triển giáo dục là yêu cầu của XHHGD.

- XHHGD góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. Chính XHHGD tạo nên những điều kiện thuận lợi về cả tinh thần và vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục cũng như góp phần hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp... tạo chuyển biến tích cực chất lượng giáo dục.

- XHHGD tạo ra một xã hội học tập, một động lực thực hiện mục tiêu giáo dục. XHHGD tạo điều kiện và cơ hội học tập cho mọi người để từ đó hình thành nên một xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. - XHHGD sẽ tạo điều kiện thực hiện dân chủ hóa và công bằng trong giáo dục. Thực hiện dân chủ hóa là nhằm xóa bỏ tính khép kín của hệ thống giáo dục nhà trường để xây dựng nền giáo dục đại chúng của dân, do dân và vì dân.Phải thật công bằng, minh bạch trong việc thực hiện các chính sách, chế độ và mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường cũng như trong ngành giáo dục. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: Xã hội hóa giáo dục gẳn liền với dân chủ hóa giáo dục. Chỉ

có thể thực hiện xã hội hóa giáo dục khi xa hội có một nền dân chủ, hiện thân nhân văn và nền dân chủ này được quán triệt trong đời sống giáo dục; mọi người dân có quyền được đi học, học được (tức là lĩnh hội một nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh, khả năng của mình) và phát triển tài năng [2, 6].

- XHHGD tạo nên sức mạnh tổng hợp để giáo dục phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển KT-XH. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt và có mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực khác của quá trình phát triển xã hội. Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục xuất phát từ mục tiêu phát triển KT-XH, kế hoạch phát triển giáo dục nằm trong kế hoạch phát triển KT-XH.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 34 - 35)

w