các ngành, các lực lượng xã hội ở địa phương, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường trung học cơ sở về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.764. Tăng cường, đẩy mạnh các công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục và tầm quan trọng của công tác xã hội hoá công tác giáo dục. Xây dựng, nâng cao nhận thức đúng đắn trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, cán bộ quản lý giáo dục, giao viên và cho các lực lượng xã hội về giáo dục, XHHGD và quản lý XHHGD trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở. Qua nghiên cứu, cho thấy thành công hay thất bại của việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, có nguyên nhân từ nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và cho các lực lượng xã hội, bởi nhận thức sẽ quyết định hành động. Nhận thức đúng, hành động sẽ tránh được những sai lầm. Để góp phần nâng cao nhận thức nói chung, ngành Giáo dục và Đạo tạo phải phát huy vai trò chủ đạo trong tuyên truyền, vận động, phối hợp làm cho mọi người hiểu được vai trò to lớn, có ý nghĩa quyết định của XHHGD đối với sự phát triển của giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội, làm cho mọi người hiểu đúng, hiểu đầy đủ và toàn diện về xã hội hoá giáo dục là một phương hướng có tính chiến lược lâu dài của Đảng ta. Giúp mọi cán bộ, quần chúng nhất là cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, LLXH điều chỉnh những nhận thức lệch lạc, phiến diện và sai lầm về XHHGD và quản lý XHHGD. Nhận thức phải được nâng dần từ thấp đến cao, từ tự giác đến chủ động tham gia các công tác xã hội hoá giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở địa phương.
3.2.765. Ngoài ra việc nâng cao nhận thức trong xã hội về giáo dục, về XHHGD sẽ góp phần quan trọng chuyển đổi hành vi theo nhận thức đó. Mặc dù trong thời gian qua, công việc này đã có một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, người Hiệu trưởng cần phải tăng cường công tác tuyên truyền vận động về vai trò, ý nghĩa và tầm trọng của giáo dục nói chung và công tác XHHGD nói riêng cho các ban ngành, các lực
lượng xã hội, cán bộ, giáo viên, học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở để nâng cao nhận thức. Từ đó, các tổ chức, cá nhân tham gia làm giáo dục một cách tự giác có trách nhiệm cao. Vận động tuyên truyền làm cho các cấp, các ngành, mọi nhà, mọi người hiểu rõ vị trí, vai trò của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước; hiểu được quan điểm, đường lối chiến lược của Đảng là phát triển GD&ĐT bằng con đường XHHGD; hiểu rõ nội dung của XHHGD để góp phần thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT và là hướng đi mang tính chiến lược phát triển đất nước.
3.2.1.1. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
3.2.766. * Nội dung cần tập trung tuyên truyền
a. Tuyên truyền về vai trò của giáo dục - đào tạo đổi với xã hội
3.2.767. Cần tiếp tục tuyên truyền các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhất là các văn kiện Đại hội Đảng các cấp, các nghị quyết của chính phủ, Bộ, Ban, Ngành.
3.2.768. Nâng cao nhận thức về XHHGD trong cơ quan Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị. Công tác tuyên truyền phải chú trọng đến nội dung của XHHGD, trước hết huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục với 3 yếu tố: nhà trường - gia đình - xã hội.
3.2.769. Tuyên truyền trong cán bô, giáo viên, nhân viên và học sinh ngành giáo dục về XHHGD để nâng cao nhận thức trong ngành. Trong quá trình thực hiện, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và học sinh phải giữ vai trò chủ động, nòng cốt trong việc huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn.
b. Tuyên truyền về tầm quan trọng công tác xã hội hóa giáo dục nói chung và xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở nói riêng
3.2.770. Tăng cường việc học tập, tuyên truyền các Nghị quyết 90-CP ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương XHH các công tác giáo dục, y tế, văn hóa; Nghị quyết 05/2005/CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh XHH các công tác giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đoi với các công tác trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND tỉnh Quảng Ngãi về chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường và giám định tư pháp; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tư Nghĩa lần thứ XX, XXI, cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, các lực lượng xã hội, cán bộ, giáo viên, học
sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở. 3.2.771. * Tổ chức thực hiện
3.2.772. Đổi với các nhà quản lỷ giáo dục, giáo viên:
- Đe nâng cao nhận thức trong cán bộ, quần chúng về vai trò của giáo dục và tầm quan trọng của xã hội hoá công tác giáo dục và quản lý XHHGD, phải bằng nhiều con đường, nhiều hình thức tác động đến nhận thức của mọi người. Các trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở phải tích cực tham mưu với lãnh đạo Đảng và chính quyền để tổ chức các buổi học tập, thảo luận triển khai Nghị quyết, các buổi họp chuyên đề về giáo dục, thông qua diễn đàn. - Đại hội giáo dục cấp huyện, cấp xã và thị trấn; thông qua đại hội khuyến học,
phối họp ngành hữu quan tuyên truyền, vận động công tác xã hội hoá công tác giáo dục, trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền thanh, truyền hình, báo chí,... Để thực hiện tốt biện pháp này, một mặt phòng giáo dục phải giữ vai trò chủ đạo trong tham mưu là những hạt nhân trong công tác tuyên truyền, một mặt cần tạo điều kiện nhân lực, phương tiện và kinh phí cho việc tuyên truyền vận động. Tuy nhiên để công tác tham mưu và nội dung tuyên truyền có hiệu quả, các nhà quản lý giáo dục phải có những cơ sở mang tính thuyết phục. Chẳng hạn như về phía nhà trường, các nhà quản lý giáo dục phải có những công trình, đề án hoặc những thành tích ban đầu về XHHGD để dễ thu hút được chú ý của cộng đồng xã hội. Có thể tổ chức các hội nghị, các cuộc hội thảo về vai trò của giáo dục và xã hội hóa công tác giáo dục làm cho cán bộ quần chúng hiểu đầy đủ, đúng đắn, sâu rộng hơn về bản chất và ý nghĩa của xã hội hoá công tác giáo dục. Việc tuyên truyền vận động thường xuyên trong xã hội hoá công tác giáo dục là yếu tố tiên quyết đảm bảo thành công. Việc biểu dương những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến nhiều khi có tác dụng lớn cho công tác tuyên truyền, vận động.
3.2.773. Đổi với các cấp ưỷ Đảng, chỉnh quyền địa phương:
- Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các lực lượng xã hội để khẳng định XHHGD là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và là giải pháp mang tính chiến lược của Đảng, Nhà nước ta.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình thực hiện công tác công tác XHHGD nói chung và giáo dục phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở nói riêng. Chính quyền các cấp thực hiện tốt chức quản lý Nhà nước về phát triển sự nghiệp GD ở từng địa phương; chỉ đạo phối hợp với Mặt trận, đoàn thể, Hội đồng GD, các cơ sở GD xây dựng kế hoạch cụ thể, công tác tuyên truyền còn phải chú ý huy động xã hội tham gia vào quá trình giáo dục, huy động trí tuệ của những
nguời có tâm huyết với giáo dục tham gia, xây dựng xã hội học tập.
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền dưới nhiều hình thức: Tổ chức hội nghị chuyên đề, các công tác văn hóa-văn nghệ, thể dục, thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ, qua hệ thống truyền thanh, tài liệu, báo chí, nói chuyện...nhằm khắc sâu mục tiêu của GD&ĐT, nội dung XHHGD đến mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp...
- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện tuyên truyền trong nhà trường nhất là thông qua Hội PHHS. Bằng hình thức văn bản, bằng con đường truyền thanh Xây dựng kế hoạch cụ thể và có các hình thức tuyền truyền phù hợp, huy động các đoàn thể cùng tham gia và sẽ trở thành một tỏng những nội dung quan trọng, thường kỳ trong công tác của nhà trường.
- Xác định công tác tuyên truyền là một nội dung khó, do đó đòi hỏi phải tổ chức thường xuyên, liên tục, lâu dài, sáng tạo và đổi mới. Đối với cán bộ xã, cán bộ quản lý giáo dục phải tổ chức tập huấn hội thảo, báo cáo điển hình, tổ chức học tập kinh nghiệp ở những noi XHHGD thành công.
3.2.774. 3.2.2. Đe xuất cấu trúc bộ máy thực hiện công tác XHHGD và cơ
chế hoạt động
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.775. Công tác XHHGD là một phương thức công tác giáo dục, nhưng giáo dục lại là một công tác mang tính chuyên môn, chuyên ngành và khoa học. Do vậy, nhà trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở phải phát huy vai trò chủ đạo vì không một ai hiểu giáo dục phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở bằng chính nhà trường. Xuất phát từ nhu cầu của nhà trường và của địa phương, người Hiệu trưởng chủ động đề xuất các nội dung cần thiết XHHGD. Trên cơ sở đó, tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về phương hướng, chủ trương, mục đích yêu cầu, nội dung, cách thức thực hiện những nhu cầu XHHGD mà nhà trường chuẩn bị. Từ đó, người Hiệu trưởng phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án giải quyết các nhu cầu đó.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
3.2.776. Người Hiệu trưởng phải cùng với Ban Giám hiệu luôn có ý thức xây dựng nhà trường vững mạnh và hoàn thiện về mọi mặt. Bởi lẽ, XHHGD không chỉ là sự tham gia của xã hội với nhà trường trong công tác giáo dục mà nhà trường còn phải đóng góp vào sự phát triển xã hội thông qua việc thực hiện chức năng chủ yếu là đào tạo con người và các chức năng xã hội khác. Vì vậy, điều quan trọng nhất là cùng với Ban Giám hiệu, Hiệu trưởng phải tổ chức tốt các công tác giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng mạng lưới trường lớp phù hợp, thực hiện việc
bồi dưỡng giáo viên cả về chính trị tư tưởng và chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt để tạo nên động lực, sự đoàn kết nhất trí cao, Ban Giám hiệu nhà trường phải cùng với công đoàn luôn chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thương yêu nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị.
3.2.777. Mặc khác, nhà trường phải thực sự là một bộ phận của địa phương, của cộng đồng. Công tác của nhà trường phải gắn chặt với mục tiêu phát triển KT-XH ở địa phương, làm giáo dục bằng sức mạnh cộng đồng và làm giáo dục vì cộng đồng.Nhà trường thông qua chất lượng và hiệu quả giáo dục của mình để tạo niềm tin trong cộng đồng.Đó cũng chính là sức thuyết phục cao nhất để lôi cuốn sự tham gia đóng góp của các lực lượng xã hội vào mọi công tác giáo dục của nhà trường.
3.2.778. Trong công tác XHHGD, tổ chức công đoàn có một vai trò rất quan trọng bởi công đoàn là tổ chức quần chúng của toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên. Do đó, người Hiệu trưởng cần biết phối kết hợp chặt chẽ công tác của nhà trường đối với công tác của tổ chức công đoàn nhằm vận động, giáo dục, thuyết phục thông qua các cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách
nhiệm ”, “Dân chủ hóa trường học ”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục Việc thực hiện các cuộc vận động đó sẽ góp phần thức dậy
tiềm năng và phát huy khả năng của từng cán bộ, giáo viên. Công đoàn tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong Hội đồng sư phạm, gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên, từ đó góp phàn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
3.2.779. Người Hiệu trưởng lãnh đạo nhà trường thực hiện vai trò nòng cốt của mình thông qua một số công việc cụ thể sau:
3.2.780. + Tổ chức điều hành, kiểm tra các công tác giáo dục và quyết định triển khai các chủ trương cụ thể của cấp ủy, chính quyền trên địa bàn liên quan đến công tác XHHGD; Hiệu trường chủ động tham mưu với HĐGD về thành phần tham gia Ban chỉ đạo công tác XHHGD do lãnh đạo UBND làm trưởng ban, BGH các trường đóng trên địa bàn làm phó ban thường trực và đại diện lãnh đạo một số ban ngành, đoàn thể làm thành viên.
3.2.781. + Vận động quần chúng nhân dân trong việc tiếp nhận các chủ trương, biện pháp giáo dục, từ đó có những tác động tích cực và thống nhất vào các công tác giáo dục của nhà trường;
3.2.782. + Phối hợp với các đơn vị giáo dục trên địa bàn, hội CMHS, các tổ chức đoàn thể để huy động nguồn lực, tham gia các công tác giáo dục, thực hiện việc khuyến dạy - khuyến học cho giáo viên và học sinh;
tổ chức đoàn thể về các công tác liên quan đến giáo dục nói chung và công tác XHHGD nói riêng;
3.2.784. Dưới sự quản lý, chỉ đạo của người Hiệu trưởng, nhà trường phải thể hiện đầy đủ vai trò chủ đạo, nòng cốt trong công tác XHHGD. Có như vậy mới phát huy nội lực của bản thân nhà trường và lôi cuốn, thu hút, tổ chức sự tham gia cảu các lực lượng xã hội vào công tác XHHGD.