Nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 88 - 89)

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.805. Kiểm tra là một trong những kỹ năng quản lý cần thiết của người Hiệu trưởng và đó cũng là chức năng quan trọng của công tác quản lý gắn liền với chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo. XHHGD là huy động các nguồn lực của mọi lực lượng xã hội tham gia làm giáo dục một cách có kế hoạch dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Nhà nước. Vì vậy, việc tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng đối với các lực lượng giáo dục trong nhà trường sẽ nâng cao trách nhiệm và ý thức tự giác của chính họ, giúp Hiệu trưởng nắm bắt kịp thời, đầy đủ các thông tin để điều khiển tối ưu mọi công tác trong nhà trường. Hiệu trưởng có thể phát hiện kịp thời tính khả thi, tính phù hợp của các quy định quản lý để giúp cho hiệu quả giáo dục tốt hơn.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

* Các nội dung mà các lực lượng xã hội và nhà QLGD cần kiểm tra

- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật của Đảng và Nhà nước về XHHGD, điều lệ nhà trường phổ thông và mục tiêu phát triển GD&ĐT của ngành và địa phương; - Kiểm tra, đánh giá phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong các công

tác XHHGD trong nhà trường. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lý công tác XHHGD ở các đoàn thể, tổ chức, các thành viên trong nhà trường.

- Xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học;

- Đạo đức, tác phong, lề lối, mới quan hệ với phụ huynh học sinh, với địa bàn dân cư nơi sinh sống;

- Kiểm tra các nội dung đã ghi trong kế hoạch tổ; kế hoạch cá nhân;

- Công tác tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, nâng cao tay nghề giáo viên; - Việc huy động các nguồn lực để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

* Tổ chức thực hiện

3.2.806. Việc kiểm tra, đánh giá của nhà quản lý giáo dục có tác dụng thúc đẩy, làm cơ sở cho việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch đề ra, tuy nhiên cần đảm bảo đủ các cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra, đánh giá như: các cấp ban hành đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chuyên ngành hướng dẫn thủ tục, trình tự việc kiểm tra, đánh giá; nhà trường phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chu đáo, khoa học và khả thi; tạo điều kiện và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công việc kiểm tra, đánh giá.

3.2.807. Kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành đồng bộ theo các hình thức như định kỳ, thường xuyên, đột xuất và theo đúng trình tự, thủ tục quy định; đảm bảo

tính khách quan, công bằng và công tâm; các cấp quản lý cần dự trù một khoảng kinh phí để phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá. Vì thế khi tổ chức kiểm tra, đánh giá cần thực hiện các yêu cầu như:

3.2.808. + Xây dựng tiêu chuẩn và kế hoạch kiểm tra

- Với vai trò của mình, người Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở phải chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Hội đồng giáo dục phường, xã, Hội CMHS để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể.

- Cần xác định nội dung, mục đích kiểm tra, đề ra tiêu chuẩn: Kiểm tra cái gì? Tiêu chuẩn như thế nào? (Tiêu chuẩn có 2 dạng: có sẵn và tự xây dựng)

- Định ra kế hoạch kiểm tra: Kiểm tra ai? Kiểm tra như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Hình thức như thế nào? Thời gian và địa điểm kiểm tra...

3.2.809. + Tiến hành kiểm tra

- Cần thông báo cho đối tượng kiểm tra biết trước về yêu cầu kiểm tra, nội dung kiểm tra (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất thì không báo trước) để họ có sự chuẩn bị.

- Công tác phối hợp: Tổ chức phối hợp lực lượng chuyên môn và các lực lượng xã hội tiến hành kiểm tra định kỳ, các nội dung quản lý quy định theo kế hoạch hoặc đột xuất, theo chủ đề về chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học hay tuyển sinh, tài chính, điều kiện dạy học...nhằm giám sát, kiểm tra về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT, hiệu quả thực hiện XHHGD một cách công bằng, dân chủ, công khai và minh bạch.

3.2.810. Tóm lại, nhà QLGD trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở phải biến công tác XHHGD thành những quy định, chuẩn mực một cách khoa học để có thể kiểm tra, đánh giá thường xuyên có quy chuẩn. Đồng thời phải đảm bảo chế độ thông tin báo cáo đầy đủ nhằm giúp cho việc điều chỉnh kế hoạch cũng như việc đánh giá công tác chính xác, khách quan.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w