Những yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 28 - 31)

9. Cấu trúc của đề tài

1.3. Đổi mới giáo dục và những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên, phát triển đội ngũ

1.3.3. Những yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Định nghĩa đội ngũ: Theo từ điển tiếng Việt “Đội ngũ là tập hợp số đông người cùng chức năng và nghề nghiệp”

Muốn phát triển sự nghiệp giáo dục thì việc đầu tiên cần làm là xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 đã nhấn mạnh 2 giải pháp mang tính chất đột phá là “Đổi mới quản lý giáo dục” và “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Hiện nay, trên toàn quốc có hơn 1 triệu nhà giáo các cấp

đang trực tiếp giảng dạy và làm công tác quản lý giáo dục. Phần lớn các thầy giáo, cô giáo là những người tâm huyết với sự nghiệp trồng người, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Tuy nhiên do nhiều yếu tố tác động nên hiện nay trong đội ngũ nhà giáo xuất hiện nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục. Trong bối cảnh chung như đã nêu trên, mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục muốn duy trì và phát triển chất lượng giáo dục nhất thiết cần có những giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên.

1.3.3.1. Đảm bảo số lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Số lượng GVMN cần phải đáp ứng đầy đủ cho các nhà trường theo điều lệ trường mầm non: “Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành. Nếu nhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên thì phải có 1 giáo viên phụ trách chính. Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT - BGDĐT - BNV, ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ GDĐT và Bộ nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GDMN công lập:

Đối với nhóm trẻ: Bình quân mỗi giáo viên nuôi dạy 8 trẻ (nếu nhiều hơn 5 trẻ thì được bố trí thêm 1 giáo viên).

Đối với lớp mẫu giáo:

- Lớp không có trẻ bán trú: 1 giáo viên phụ trách một lớp có từ 20 đến 25 trẻ. - Lớp có trẻ bán trú: 2 giáo viên phụ trách một lớp có từ 20 đến 25 trẻ.

- Lớp mẫu giáo nếu nhiều hơn 10 trẻ thì được bố trí thêm một giáo viên.

- Đối với nữ giáo viên còn trong độ tuổi sinh con (chưa sinh từ 1 đến 2 con) số thời gian nghỉ thai sản được tính để bổ sung thêm quỹ lương để trả cho người trực tiếp dạy thêm.

Tóm lại: Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non phải đảm bảo đạt được các tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, đây cũng chính là những nội dung cơ bản của công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay.

1.3.3.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non

- Cơ cấu hợp lý về độ tuổi: Với đặc thù tâm lý trẻ mầm non người giáo viên mầm non phải trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, tiếp cận nhanh với công nghệ dạy học hiện đại, có chí hướng học hỏi. Bên cạnh đó, cũng không thể thiếu một bộ phận giáo viên có thâm niên công tác, có trình độ tay nghề cao làm điểm tựa cho giáo viên trẻ phát triển tay nghề.

- Cơ cấu hợp lý theo địa bàn: Hệ thống lớp mầm non được phân tán tới từng xã, thôn, do đó việc cân đối giữa giáo viên người địa phương và với giáo viên được tuyển dụng từ vùng khác đến là rất quan trọng. Điều đó sẽ giúp đội ngũ giáo viên an

tâm công tác, phấn đấu cho công tác giảng dạy tại quê hương mình.

- Cơ cấu hợp lý về trình độ: Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non theo trình độ đào tạo chính là sự phân chia giáo viên theo tỷ trọng ở các trình độ đào tạo. Các trình độ đào tạo của giáo viên mầm non hiện nay là TCSP, CĐSP, ĐHSP, Thạc sĩ. Xác định được một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt đến cơ cấu đó cũng chính là biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ theo hướng trên chuẩn để đáp ứng có đội ngũ giáo viên mầm non trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, giữ vai trò cốt cán trong việc tổ chức, hướng dẫn việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong trường mầm non, trường mẫu giáo.

Tóm lại, sự cân đối về cơ cấu của đội ngũ giáo viên mầm non sẽ là động lực, là điều kiện để phát triển bậc học trong địa bàn nhất định. Nó góp phần tạo ra sự ổn định về tâm lý giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục trẻ trên địa bàn.

1.3.3.3. Đảm bảo chất lượng giáo viên mầm non

Tại điều 70, mục 1, chương IV luật giáo dục 2005 quy định nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt.

- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. - Lý lịch bản thân rõ ràng.

Điều 38, Điều lệ trường mầm non quy định: Điều lệ trường mầm non quy định:

“Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non”.

Quyết định số 02/2008/QĐ - BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non về phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các kiến thức và kỹ năng cơ bản.

- Người giáo viên mầm non phải có nhận thức tư tưởng chính trị tốt, thực hiện trách nhiệm của một công dân. Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động, có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của một nhà giáo, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp, tận tình phục vụ nhân dân và trẻ.

- Người giáo viên phải có kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non; Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non, kiến thức cơ sở chuyên ngành. Kiến thức và phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non.

chức). Đó là kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)