Xây dựng môi trường và tạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 76 - 79)

9. Cấu trúc của đề tài

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên

3.2.5. Xây dựng môi trường và tạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên

Giang.

- Hiệu trưởng chủ động, quyết tâm, kiên trì đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn.

- Đảng ủy, các tổ chức đoàn thể trong trường và đội ngũ giáo viên đồng lòng.

3.2.5. Xây dựng môi trường và tạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên mầm non mầm non

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Có chế độ ưu tiên nhất định trong tuyển dụng giáo viên cho các trường mầm non, trong đó ưu tiên tuyển các giáo viên giỏi, có năng lực về các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang. Có thể có phụ cấp ưu đãi thêm cho giáo viên giỏi để thu hút giáo viên về trường.

Tuy nhiên, phải đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong môi trường làm việc để tập thể các trường có bầu không khí lành mạnh, ấm áp. Từ đó, phát huy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, mỗi giáo viên tự cảm thấy vui vẻ, hăng say trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ.

Xây dựng được môi trường hòa thuận, cởi mở, dân chủ, giúp giáo viên có điều kiện thuận lợi trong hoạt động nghề nghiệp. Xây dựng được không khí dân chủ, văn

minh trong môi trường làm việc. Tạo dựng chuẩn mực ứng xử có văn hóa trong tập thể sư phạm: “Một người vì mọi người, mọi người vì một người”. Xây dựng từng trường thành một tổ chức biết học hỏi và biết chia sẻ. Trong đó, mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa các đồng nghiệp, giữa ban lãnh đạo và giáo viên, nhân viên luôn đồng thuận và cởi mở. Quan hệ giữa giáo viên với học sinh, cha mẹ học sinh và quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức xã hội khác trong địa phương luôn thống nhất, tất cả vì sự phát triển của học sinh.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách mà nhà nước ban hành cho giáo viên, để tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non phát huy được năng lực, giúp giáo viên toàn tâm toàn lực vì sự nghiệp GD&ĐT cần đảm bảo cho họ những điều kiện về vật chất kể cả tinh thần.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Môi trường làm việc của đội ngũ giáo viên các trường mầm non cần phải được quan tâm đúng mức. Với giáo viên mầm non, việc hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện về lương, đãi ngộ, luân chuyển… lại càng phải tập trung giải quyết để giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với nghề. Bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách hiện hành, ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cần hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với đội ngũ giáo viên phù hợp với đặc điểm phát triển giáo dục của địa phương, sẽ động viên, khích lệ, tạo động lực cho họ phát huy hết khả năng nội tại, đem lại hiệu quả giáo dục và sẽ gián tiếp đẩy mạnh được chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non.

- Các trường mầm non cần xây dựng bộ Quy tắc ứng xử trong mỗi nhà trường để xác định rõ hệ thống giá trị của nhà trường, chuẩn mực đạo đức của các thành viên. Đồng thời, thống nhất và hướng dẫn hành vi ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo các giá trị và chuẩn mực đã xác định. Việc này sẽ tạo động lực và làm cơ sở cho cán bộ giáo viên, công nhân viên làm việc trong môi trường lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Cần tạo cho cấp cơ sở một hành lang pháp lý thuận lợi trong công tác giảng dạy. Ngoài các văn bản quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên trường mầm non; cung cấp cho giáo viên những thông tin, tư liệu cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy. Tạo môi trường giao lưu bằng hình thức như: giữa các trường, các cụm trường trong và ngoài tỉnh, các hội thi, hội thảo chuyên đề... để giáo viên có điều kiện giao tiếp học hỏi kinh nghiệm giảng dạy.

- Về cải tạo cơ sở vật chất, cần khắc phục thực trạng về một số điều kiện cơ sở

vật chất trên cơ sở tận dụng kết cấu kiến trúc cũ của trường. Ngoài ra, cần cải tạo cảnh quan môi trường sư phạm, trong đó ưu tiên trồng cây xanh, bồn hoa, tiểu

cảnh... giúp cho việc tăng cường sức sống, giảm nguy hại về bức xạ và tạo cảm giác thoải mái, gần gũi và thân thiện với thiên nhiên.

- Nhà trường cần tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng và học hỏi kinh nhiệm, giúp họ có điều kiện để phát triển. Cần đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho giáo viên từ điều kiện trang thiết bị, đến cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và giảng dạy.

- Bộ phận chuyên môn của nhà trường cần bố trí, sắp xếp giáo viên giảng dạy đúng vị trí, phù hợp với năng lực để họ không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy và tăng cường hiệu quả giảng dạy. Đồng thời, làm tốt chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên là một điều kiện để động viên khuyến khích họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Cần tập trung tăng cường cơ sở vật chất, phòng học, nhà đa năng, phòng học bộ môn theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá, phòng học phải đảm bảo đủ diện tích quy định theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện giáo dục đặc thù.

- Lãnh đạo nhà trường không những phải biết sử dụng kỹ năng quản lý một cách khoa học, mà còn biết sử dụng kỹ năng mềm một cách khéo léo nghệ thuật. Và để giữ gìn hình ảnh và củng cố sức mạnh của mình, người lãnh đạo phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện và tu dưỡng bản thân.

- Nhà trường cần có các biện pháp đồng bộ giữa ủng hộ, động viên, khen thưởng những cá nhân thực hiện tốt song song với phê bình, trách phạt những cá nhân vi phạm nội quy, quy chế. Có những hình thức răn đe đủ mạnh với những cá nhân là trung tâm gây mất đoàn kết, kéo bè phái, chia rẽ nội bộ.

- Mỗi một thành tích, một việc làm tốt dù nhỏ đều phải được trân trọng, ghi nhận và động viên, khuyến khích kịp thời, dù chỉ là một lời khen ngợi, biểu dương cũng mang lại hiệu quả lớn giúp giáo viên tự tin, có thêm động lực làm việc.

- Để động viên, kích thích tính tích cực của giáo viên trong công việc, phải vận dụng nguyên tắc mọi quyền lợi vật chất không chia đều mà căn cứ vào chất lượng, hiệu quả công việc.

3.2.5.3. Các thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng bộ Quy tắc ứng xử trong cơ quan bằng ý kiến đóng góp của các tổ chức đoàn thể và đội ngũ giáo viên, thống nhất thành yêu cầu chung phải thực hiện trong hội nghị cán bộ, công chức, viên chức.

- Xây dựng, cải tạo công sở theo quy hoạch và theo thiết kế tổng thể, trong đó, yếu tố thân thiện, phù hợp, hiệu quả được chú trọng đề cao và tuyên truyền mọi người có ý thức giữ gìn môi trường công sở trong các cuộc họp, bình xét thi đua...

- Bố trí, sắp đặt lại không gian làm việc của các vị trí công tác. Đối với các vị trí làm việc của cán bộ, giáo viên, thiết kế không những phù hợp cho việc thực hiện các hành vi văn hóa nhà trường, tăng cường cảm nhận về sự đoàn kết của tổ chức. Thông qua việc ưu tiên bố trí diện tích để khiến mỗi không gian vừa thể hiện được sự độc lập, vừa thể hiện được sự đoàn kết, thân thiện.

- Kịp thời thăm hỏi và động viên những giáo viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vận động tập thể có ý thức chia sẻ cùng nhau với giáo viên và thân nhân khi đau ốm, có niềm vui, nỗi buồn, hoặc gặp rủi ro; tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động văn hóa - tập thể cho các tổ chuyên môn.

- Việc tạo ra bầu không khí thuận lợi trong tập thể sư phạm là việc làm rất quan trọng để giáo viên phát huy tinh thần trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, hiệu quả công việc của giáo viên cũng phải được động viên bằng lợi ích vật chất nhất định để kích thích người lao động.

- Tố chức đăng ký các danh hiệu thi đua ngay từ đầu năm học để cán bộ, giáo viên có động cơ nỗ lực phấn đấu trong công tác. Cuối học kỳ và cuối năm học phải tổ chức sinh hoạt đánh giá, dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi giáo viên là sự thừa nhận của tập thể đối với kết quả lao động của mỗi người. Việc đánh giá, xếp loại thi đua phải công bằng, khách quan.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cần tham mưu với các cấp có thẩm quyền để có chính sách đãi ngộ phù hợp với giáo viên và có cơ chế chính sách riêng của tỉnh đối với giáo viên mầm non, có kế hoạch để tham mưu tăng nguồn tài chính để đáp ứng nhiệm vụ củng cố và phát triển hệ thống trường mầm non trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 76 - 79)