Tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển và sàng lọc đội ngũ giáo viên mầm

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 51 - 53)

9. Cấu trúc của đề tài

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện tây Giang tỉnh Quảng

2.4.2. Tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển và sàng lọc đội ngũ giáo viên mầm

non theo chuẩn nghề nghiệp

Đánh giá của CBQL Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang; CBQL, GV, nhân viên các trường mầm non về hiệu quả tuyển chọn, sử dụng, luân chuyển và sàng lọc đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thể hiện: Phần đông số người được hỏi cho rằng Hiệu quả; 37/37 người, chiếm 37.0% cho rằng Rất hiệu quả; 26 người – 26.0% đánh giá hiệu quả ở mức bình thường. Như vậy, vẫn còn có một số người cho rằng cần nâng cao hiệu quả tuyển chọn, sử dụng, luân chuyển và sàng lọc đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đội ngũ giáo viên của các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang.

Phần lớn người được hỏi đưa ra kiến nghị đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang là:

- Kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp: Đưa ra chiến lược phát triển đội ngũ GVMN Chiến lược đó có thể 5 năm, 10,15,20 năm; Lên kế hoạch thực hiện phát triển đội ngũ GV trong các giai đoạn về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ; Công khai các chỉ tiêu tuyển dụng; Thực hiện sự chặt chẽ, bảo đảm tính công khai, công bằng, chính sách trong công tác tuyển dụng GV; Có chính sách đãi ngộ thu hút GV giỏi, sinh viên tốt nghiệp Đại học sư phạm đạt loại Khá trở lên; Thông báo công khai về thời gian, địa điểm, chỉ tiêu tuyển dụng, cách tính điểm; Thực hiện tuyển dụng đảm bảo 4 tiêu chí phát triển GV theo chuẩn nghề nghiệp: Về yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức; Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm..

- Bố trí, sử dụng và luân chuyển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp: Thực hiện chế độ thử việc với GV mới; Biên chế GV phù hợp với năng lực chuyên môn; Bố trí GV cân đối, đồng đều giữa các độ tuổi, khối lớp; Đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ GV; Thực hiện định mức giờ chuẩn đối với GV theo quy định của ngành.

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về công tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển và sàng lọc đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên các trường mầm non

trên địa bàn huyện Tây Giang

Mức độ Nội dung Chưa tốt Bình Thường Khá Tốt

1.Kế hoạch tuyển dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu CNN

Đưa ra chiến lược phát triển đội ngũ GVMN

Chiến lược đó có thể 5 năm, 10,15, 20 năm 0.0 28.0 52.0 20.0 Lên kế hoạch thực hiện phát triển đội ngũ GV trong các

giai đoạn về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ 0.0 29.0 53.0 18.0 Công khai các chỉ tiêu tuyển dụng 0.0 25.0 52.0 23.0 Thực hiện sự chặt chẽ, bảo đảm tính công khai, công

bằng, chính sách trong công tác tuyển dụng GV 0.0 27.0 54.0 19.0 Có chính sách đãi ngộ thu hút GV giỏi, sinh viên tốt

nghiệp Đại học sư phạm đạt loại Khá trở lên 0.0 28.0 53.0 19.0 Thông báo công khai về thờ gian, địa điểm, chỉ tiêu

tuyển dụng, cách tính điểm.. 0.0 30.0 50.0 20.0 Thực hiện tuyển dụng đảm bảo 4 tiêu chí phát triển GV

theo chuẩn nghề nghiệp: về yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức; Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm.

0.0 29.0 51.0 20.0

2. Bố trí, sử dụng và luân chuyển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp

Thực hiện chế độ thử việc với GV mới 0.0 26.0 54.0 20.0 Biên chế GV phù hợp với năng lực chuyên môn 0.0 27.0 54.0 19.0 Bố trí GV cân đối, đồng đều giữa các độ tuổi, khối lớp 0.0 28.0 53.0 19.0 Đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ GV 0.0 30.0 50.0 20.0 Thực hiện định mức giờ chuẩn đối với GV theo quy định

của ngành 0.0 29.0 51.0 20.0 Như vậy, qua số liệu khảo sát, có thể thấy còn có những ý kiến đánh giá các nội dung về công tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển và sàng lọc đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện

Tây Giang ở mức khá tốt. Đa số các nội dung đều trên 50% ý kiến đánh giá ở mức độ khá tốt, các nội dung có số lượng ý kiến đánh giá không chênh lệch nhau nhiều. Các nội dung được đánh giá ở mức độ cao nhất: Công khai các chỉ tiêu tuyển dụng (52% ý kiến đánh giá ở mức độ khá, 23% ý kiến đánh giá tốt); Thực hiện chế độ thử việc với GV mới (54% ý kiến đánh giá ở mức độ khá, 20% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt). Các nội dung được đánh giá ở mức độ thấp hơn: Thông báo công khai về thời gian, địa điểm, chỉ tiêu tuyển dụng, cách tính điểm; Đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ GV (50% ý kiến đánh giá ở mức độ khá, 20% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt).

Như vậy, việc lựa chọn sử dụng đội ngũ giáo viên tại các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nhìn chung đúng quy trình, quy định; đúng tiêu chuẩn; bố trí công việc khá hợp lý, đúng người, đúng việc. Vì vậy, đã động viên, khích lệ được đội ngũ giáo viên Mầm non và đa số giáo viên phát huy tốt năng lực của mình.

Đã phát hiện, lựa chọn được những giáo viên có năng lực, phẩm chất tốt để đưa vào diện quy hoạch, lựa chọn làm cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)