Thực hiện tuyển dụng và sử dụng, sàng lọc đội ngũ giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 72 - 74)

9. Cấu trúc của đề tài

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên

3.2.3. Thực hiện tuyển dụng và sử dụng, sàng lọc đội ngũ giáo viên mầm non

viên, cơ sở vật chất.

- Hàng năm, Hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang phải tổ chức đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp một cách chính xác, khách quan.

- Cấp ủy và lãnh đạo các nhà trường, trước hết là hiệu trưởng cần có tầm nhìn xa, quan điểm khoa học trong xây dựng quy hoạch; đánh giá giáo viên khách quan, chính xác theo đúng quy trình khoa học, theo đúng những quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; nhìn nhận chính xác và sử dụng giáo viên vào đúng vị trí; cất nhắc người giỏi để xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận có đủ tâm, tầm, đủ tài, đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.2.3. Thực hiện tuyển dụng và sử dụng, sàng lọc đội ngũ giáo viên mầm non non

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Để sử dụng đội ngũ giáo viên hiệu quả, khai thác tối đa tiềm năng của đội ngũ giáo viên, việc sử dụng đội ngũ giáo viên cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

Việc sử dụng đội ngũ giáo viên cần phát huy được hết khả năng, năng lực, điểm mạnh của từng giáo viên; trọng dụng nhân tài.

Khi phân công lao động cho giáo viên, phải sử dụng giáo viên theo đúng chuyên môn giáo viên đã được đào tạo (hoặc chuyên môn gần với chuyên môn được đào tạo); thực hiện đầy đủ và đúng những quy định về chế độ, chính sách khi giáo viên lao động vượt định mức quy định, như: làm thêm giờ, thực hiện nhiều công việc, …

Cần đảm bảo sự đoàn kết nội bộ khi phân công lao động cho giáo viên. Để tạo được sự đồng thuận với giáo viên khi nhận sự phân công lao động, lãnh đạo trường cần quan tâm đúng mức đến hoàn cảnh, nguyện vọng của giáo viên; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong phân công lao động.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Dựa vào định hướng chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động và những văn bản quy định của Nhà trường, Hiệu trưởng tiến hành lựa chọn giáo viên có phẩm chất và năng lực phù hợp với việc giảng dạy theo từng khối lớp ở trường mầm non theo từng năm học; đồng thời, phân công những công việc thuộc mảng hoạt động phong trào, đoàn thể; công việc phục vụ hoạt động chung của Nhà trường cho một số giáo viên. Việc phân công lao động cho giáo viên cần dựa trên cơ sở kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Hiệu trưởng

thống nhất với các thành viên trong Ban Giám hiệu, có tham khảo ý kiến của các tổ chức đoàn thể để hình thành các tổ chuyên môn và bổ nhiệm các tổ trưởng chuyên môn theo từng năm học. Quy định rõ nhiệm vụ trách nhiệm và quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn trong việc quản lý và điều hành tổ chuyên môn. Thực hiện luân chuyển giáo viên hàng năm phù hợp với đặc điểm chuyên môn và kết quả lao động sư phạm của từng giáo viên.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng các văn bản kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm nội bộ của Nhà trường; căn cứ vào tình hình nhiệm vụ và kế hoạch năm học của Nhà trường; trên cơ sở số lớp, số giáo viên hiện có và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của Nhà trường theo Chuẩn nghề nghiệp để lập phương án bố trí, phân công giảng dạy, phân công công việc cho giáo viên sao cho hợp lý nhất. Việc phân công bao gồm một số nội dung:

- Phân công giáo viên tham gia giảng dạy

- Phân công giáo viên làm chủ nhiệm lớp

- Phân công giáo viên tham gia công tác hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên mới ra trường, giáo viên mới chủ nhiệm lớp.

- Phân công giáo viên thực hiện hoạt động phong trào, hoạt động phục vụ cho các hoạt động chung của Nhà trường. Hiệu trưởng cần sắp xếp nhân lực hợp lý, đúng người, đúng việc. Nếu Hiệu trưởng xem xét, cân nhắc việc phân công công công việc, phân công giảng dạy dựa trên hoàn cảnh, đặc điểm cá nhân; năng lực, kinh nghiệm của từng người thì sẽ phát huy tối đa được năng lực, sở trường của từng cá nhân giáo viên. Từ đó, hiệu quả giáo dục của toàn trường sẽ được nâng cao; đồng thời sẽ thực hiện được kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Phân công giáo viên cần đảm bảo mối liên hệ giữa tính kế thừa và tính phát triển; phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc quản lý.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường có hệ thống văn bản quy định nội bộ hoàn thiện; có quy định về quy trình phân công lao động cho giáo viên.

- Việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp được thực hiện nghiêm túc, kết quả đảm bảo chính xác, khách quan.

- Nhà trường xây dựng quy chế chuyên môn phù hợp với đặc điểm của trường và thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT.

- Hiệu trưởng có hiểu biết về khoa học quản lý, có quan điểm khoa học về quản lý nhân sự trong nhà trường mầm non; thực hiện nguyên tắc quản lý dân chủ tập trung.

- Hiệu trưởng phải dân chủ trong phân công lao động, quan tâm đúng mức đến nguyện vọng của giáo viên, ý kiến của các tổ chức đoàn thể, ý kiến của đại đa số giáo viên khi quyết định phân công lao động; Việc xét khen thưởng, đãi ngộ giáo viên phải thực hiện đúng quy định, quy trình theo hướng khách quan, công bằng.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 72 - 74)