Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 58 - 63)

9. Cấu trúc của đề tài

2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn

Quảng Nam được thực hiện khá tốt. Phần nhiều các nội dung kiểm tra, đánh giá được đánh giá ở mức tốt và khá với số lượng người đánh giá là 100%. Tuy nhiên vẫn có ý kiến đánh giá cho rằng ở mức độ bình thường. Cụ thể: Áp dụng chuẩn nghề nghiệp GVMN là một trong những căn cứ để xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo thời gian và triển khai thực hiện kế hoạch (có 8% số ý kiến đánh giá); Quy trình đánh giá GV đảm bảo tính khách quan và công bằng (19% số ý kiến đánh giá); Thực hiện kiểm tra đánh giá GV định kỳ, đột xuất (10% số ý kiến đánh giá); Kịp thời đưa ra những quyết định điều chỉnh những sai lệch sau khi đã phát hiện (16% số ý kiến đánh giá).

Đa số CBQL, GV đều cho biết: kết quả đánh giá, xếp loại GV Nhà trường theo Chuẩn nghề nghiệp đã được sử dụng làm căn cứ để xét thi đua khen thưởng cho giáo viên.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp theo chuẩn nghề nghiệp

2.5.1. Ưu điểm

- Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến sự nghiệp GD ĐT nói chung, GD mầm non nói riêng. Quan điểm đó thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa

VIII): “Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”, “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”.

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Sở, Phòng GD&ĐT đã quan tâm đến việc BD nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng cho đội ngũ GV.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam và Ban Giám hiệu các trường mầm non huyện Tây Giang luôn mong muốn có được đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng với chuẩn nghề nghiệp; Phòng GD và BGH trường đã và đang từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV bằng nhiều biện pháp như: khuyến khích tự học, tự BD, tổ chức thi GV dạy giỏi,… tạo điều kiện để GV nhà trường đi học nâng cao trình độ; BD các kỹ năng.

- Đội ngũ giáo viên không ngừng được tăng thêm cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc, mục tiêu giáo dục đã đề ra. Số lượng giáo viên tham gia các buổi tập huấn, bậc học để nâng cao trình độ chuyên môn có sự tăng lên so với năm trước. Giáo viên các trường đều đã đạt chuẩn và có mức độ trên chuẩn cao. Điều đó chứng tỏ đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện trong những năm qua không ngừng phát triển.

- Đội ngũ GVMN trên địa bàn huyện Tây Giang đa số yêu nghề và tận tụy với nghề, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao, vận động và giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tôn trọng, không phân biệt đối xử, luôn yêu thương trẻ, thực hiện công việc công khai dân chủ, trung thực trong đánh giá, báo cáo thông tin. Việc vận dụng kiến thức về giáo dục học, tâm lý học và xử lý các tình huống sư phạm khá tốt, có phối hợp các phương pháp quản lý phù hợp.

- Đa số CBQL, GV có nhận thức rõ về vai trò của Chuẩn nghề nghiệp và ý thức trong công việc, có cố gắng trong việc học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức ngày càng cao.

- Đội ngũ giáo viên có tư tưởng, chính trị vững vàng, yêu nghề, gắn bó với nghề, sống trung thực, lành mạnh là tấm gương cho học sinh noi theo, thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh. Đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp và xây dựng tập thể sư phạm tốt.

- Đội ngũ giáo viên năng động và sáng tạo, có ý thức vươn lên trong cuộc sống, khẳng định được chuyên môn, phần lớn thích ứng nhanh với sự đổi mới của ngành giáo dục về mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình. Số giáo viên có

tuổi nghề cao, tích lũy được nhiều kinh nghiệm là lực lượng góp phần không nhỏ vào công tác giáo dục của ngành.

- Thông qua giảng dạy và các hoạt động phong trào, nhà trường đã phát hiện ra được những giáo viên có triển vọng để đào tạo, bồi dưỡng thành những giáo viên cốt cán.

2.5.2. Hạn chế

Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Nhà trường tuy đã có sự chủ động, song còn lúng túng trong quá trình thực hiện.

Chưa có chiến lược, kế hoạch dài hơi, chưa thực hiện một cách khoa học, đồng bộ, hợp lý; cho nên dù đã quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhưng thực tế trình độ chuyên môn và kỹ năng của đội ngũ giáo viên Nhà trường chưa đồng đều.

Chưa thực sự tạo được môi trường thuận lợi để động viên giáo viên phấn đấu đạt Chuẩn và nâng Chuẩn.

Kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế: Việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ chưa mang tính chiến lược và không dựa trên các cơ sở khoa học về vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên. Công tác điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng ĐNGV chưa được thực hiện thường xuyên, còn nặng tính hình thức.

ĐNGVMN chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, nhìn chung các trường chưa thực sự chú ý đến nhu cầu, những điểm mạnh, điểm yếu của ĐNGV, chưa khuyến khích việc tự bồi dưỡng của giáo viên, các trường chưa có chính sách hỗ trợ GV trong việc tự bồi dưỡng và và nâng cao trình độ.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan:

BGH Nhà trường còn lệ thuộc vào sự điều hành của cấp trên, chưa năng động, sáng tạo trong phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp; phương pháp quản lý đôi khi chưa linh hoạt, chưa hiệu quả, chưa động viên, khích lệ được giáo viên cố gắng trau dồi, học tập, bồi dưỡng để đạt Chuẩn và nâng Chuẩn.

Một bộ phận giáo viên có tư tưởng yên phận, chỉ lo hoàn thành nhiệm vụ cơ bản giảng dạy ở trường, phần thời gian còn lại bố trí làm việc cá nhân để tăng thu nhập cho gia đình. Chưa chú tâm tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, chưa có ý

thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. * Nguyên nhân khách quan

- Chưa có quy hoạch và kế hoạch ĐT, BD đội ngũ CBQL và GV trường mầm non; chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng; chưa động viên được GV đi học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

- Chưa có dự báo chính xác về quy mô và số lượng dân số trong độ tuổi học mầm non ở địa phương.

- Quy trình và phương pháp xem xét, đánh giá giáo viên chưa thực sự khoa học, đảm bảo nguyên tắc quản lý

- Phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất của Nhà trường còn thiếu và lạc hậu. - Những mặt trái của cơ chế thị trường luôn tác động vào nhà trường, vào đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; nhưng chưa thực sự có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.

- Do chưa có quy hoạch, kế hoạch chiến lược và dự báo về nhu cầu phát triển, dẫn đến bị động trong kế hoạch đào tạo, tuyển dụng. Việc tuyển dụng, thuyên chuyển bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên chưa gắn bó chặt chẽ với nhau dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu trong cơ cấu đội ngũ.

Tiểu kết chương 2

Công tác giáo dục và đội ngũ giáo viên, GV mầm non trong thời gian vừa qua được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và xã hội nên ngành GD&ĐT Quảng Nam và các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang đã có đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Nhìn chung chất lượng đội ngũ GV mầm non của tỉnh, huyện Tây Giang tương đối đảm bảo về phẩm chất, năng lực và kỹ năng, thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục học sinh trong các trường mầm non.

Các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đa phần đội ngũ giáo viên trên chuẩn về trình độ được đào tạo; chất lượng giáo dục của các nhà trường khá cao. Tuy nhiên, công tác phát triển đội ngũ giáo viên của các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang theo chuẩn nghề nghiệp vẫn còn những hạn chế, bất cập.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập trên là do nhận thức của cơ quan quản lý các cấp về công tác kế hoạch, về các khâu trong quá trình phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp còn hạn chế, do nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục mầm non và phát triển giáo viên mầm non còn hạn chế; do

nhận thức, tâm lý thụ động của lãnh đạo và giáo viên trường mầm non.

Kết quả nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên và thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo chuẩn nghề nghiệp là cơ sở để tác giả luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên Nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp GV mầm non.

Chương 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)