Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 74 - 76)

9. Cấu trúc của đề tài

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên

3.2.4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm trang bị cho họ tri thức cơ bản về lý luận chính trị, về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng tin học, ngoại ngữ. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng nhằm khắc phục những hạn chế, trì trệ trong nhận thức, bù đắp những thiếu hụt, phát huy mặt tích cực để nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng đáp ứng với yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp, phấn đấu nâng Chuẩn ở mức độ ngày càng cao. Cán bộ, giáo viên nếu muốn vươn lên, hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì nhất thiết phải học tập, bồi dưỡng, tự học không ngừng. Đào tạo, bồi dưỡng phải trở thành nhu cầu tự thân, bắt buộc, thường xuyên để cán bộ, giáo viên hoàn thiện, phát triển nhận thức, kiến thức, kỹ năng một cách toàn diện, phát triển nhân cách, đảm bảo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu dạy học tiểu học trong tình hình mới.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng, lãnh đạo các nhà trường tham gia học tập, bồi dưỡng để hiểu rõ quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; đồng thời có kiến thức về lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hệ thống kỹ năng ở mức độ cao. Hiệu trưởng căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Nhà trường theo Chuẩn nghề nghiệp, cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu của mỗi giai đoạn. Cần chú ý cử giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo những nội dung:

- Về trình độ chuyên môn: đào tạo trên chuẩn trình độ Cao đẳng, ĐH, ThS cho giáo viên dự nguồn CBQL và giáo viên trẻ có năng lực, có triển vọng phát triển. Bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ hàng năm để đội ngũ giáo viên nắm bắt được nội dung chương trình mới, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, các kỹ năng tin học, ngoại ngữ, các kỹ năng mềm phục vụ cho việc giáo dục học sinh mầm non.

mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng máy tính. Trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin hiện nay, biết sử dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng, giúp cho giáo viên truy cập, khai thác trên mạng những thông tin phục vụ cho giảng dạy, ứng dụng các phần mềm trong việc quản lý học sinh, hỗ trợ quá trình dạy học, giáo dục học sinh.

Về ngoại ngữ, cũng cần được quan tâm đào tạo, vì hiện nay Bộ GD&ĐT đã triển khai đề án “Dạy học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, chương trình Ngoại ngữ bắt đầu thí điểm một số trường mẫu giáo trọng điểm của huyện năm học 2018 - 2019. Do đó, việc đào tạo giáo viên đảm bảo trình độ về ngoại ngữ là thực sự cần thiết để đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay và trong thời gian tới. Trước mắc, cần tạo điều kiện bồi dưỡng cho giáo viên dạy ngoại ngữ và giáo viên trẻ trong diện quy hoạch vào vị trí cán bộ quản lý.

- Về lý luận chính trị: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên hiểu biết về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính xách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT về phát triển GD&ĐT, phát triển giáo dục mầm non, phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Về nghiệp vụ QL: Chú trọng bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho giáo viên dự nguồn vào vị trí CBQL; tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm QL điển hình.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng, lãnh đạo các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang chủ động, tích cực tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng do các cấp quản lý tổ chức; chủ động tự học tập, bồi dưỡng để cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm.

- Hàng năm, Hiệu trưởng Nhà trường chỉ đạo, điều hành khảo sát, đánh giá đội ngũ về số lượng, cơ cấu, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị; Xác định những giáo viên dự nguồn cán bộ quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hợp lý. Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện việc khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên chính xác, khách quan, theo đúng quy trình khoa học thì mới có được thông tin xác đáng, đảm bảo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thiết thực, hiệu quả.

Dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên của trường, Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phù hợp với yêu cầu thực tiễn và điều kiện của nhà trường, địa phương. Chú ý đào tạo, bồi dưỡng những giáo viên chưa đạt Chuẩn và những giáo viên dự nguồn cán bộ

quản lý. Phương thức đào tạo, bồi dưỡng: Cần kết hợp các phương thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng giáo viên:

Đào tạo chính quy: Đào tạo trình độ cử nhân hoặc trình độ thạc sĩ cho giáo viên đang giảng dạy hoặc thạc sĩ quản lý giáo dục cho giáo viên trẻ, có năng lực quản lý, dự nguồn trong quy hoạch cán bộ quản lý có năng lực và triển vọng phát triển. Đào tạo tại chức: Hiệu trưởng cử giáo viên đi học tại các trường CĐ, ĐH, Học viện, trường Chính trị tỉnh ngoài giờ làm việc, vào dịp hè; Hợp đồng với Đại học Sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục để đội ngũ giáo viên của trường vừa có điều kiện học tập nâng cao trình độ, vừa kết hợp công tác.

- Đào tạo, bồi dưỡng tại trường: sử dụng đội ngũ giáo viên tin học, ngoại ngữ hiện có để đào tạo, bồi dưỡng lại cho các giáo viên của trường; Mở lớp tại trường. Bồi dưỡng qua các buổi Hội nghị, buổi họp thường kỳ, qua sinh hoạt chuyên môn định kỳ. Phát hiện nhân tố điển hình để kèm cặp, bồi dưỡng lẫn nhau

- Sau khi Hiệu trưởng đi dự các khóa học tập, bồi dưỡng về sẽ chia sẻ, tuyên truyền ngay những thông tin, kiến thức, kỹ năng mới cho các cán bộ quản lý và giáo viên Nhà trường.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 74 - 76)