Xây dựng môi trường phát triển và tạo động lực phát triển đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 34 - 35)

9. Cấu trúc của đề tài

1.4.4. Xây dựng môi trường phát triển và tạo động lực phát triển đội ngũ giáo

giáo viên mầm non

Việc thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên là điều kiện cần thiết nhất để động viên, khuyến khích giáo viên cống hiến tốt hơn nữa cho công tác giảng dạy. Một chế độ chính sách tốt sẽ là sự động viên kịp thời giáo viên, giúp họ tái tạo sức lao động và ngược lại. Chính sách, chế độ đối với cơ sở vật chất trường học, đối với đội ngũ giáo dục nói chung và đối với đội ngũ giáo viên nói riêng luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Chính sách đãi ngộ và chế độ khen thưởng thỏa đáng đáp kịp thời sẽ tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trong việc đảm bảo kỷ cương nền nếp, phong cách làm việc, ý thức trách nhiệm chuyển biến theo hướng tích cực, năng động, chủ động và sáng tạo góp phần đẩy mạnh hoạt động giáo dục của nhà trường.

Trong nhà trường, người Hiệu trưởng phải là người đứng đầutrong các hoạt động, biết liên kết mọi thành viên trong nhà trường, cùng nhau chia sẽ tầm nhìn, sứ mệnh cuả nhà trường, hiểu về trách nhiệm của mỗi người. Từ đó, cùng nhau hợp tác, chia sẽ công việc, tạo điều kiện cho nhau thăng tiến chuyên môn.Có như vậy ĐNGV mới có được sự đồng thuận cao, tạo nên môi trường sư phạm lành mạnh.

1.4.5. Giám sát, kiểm tra và đánh giá công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Kiểm tra và đánh giá các hoạt động quản lý đối với đội ngũ giáo viên mầm non. Trong công tác quản lý trường mầm non, kiểm tra vừa là một chức năng quan trọng vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Hiệu trưởng kiểm tra mọi hoạt động trong nhà trường cũng chính là kiểm tra hoạt động quản lý của mình. Qua việc kiểm tra giúp hiệu trưởng nắm được đầy đủ thông tin cần thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của cán bộ giáo viên, phát hiện những lệch lạc thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn nhằm nâng cao chất lượng quản lý và chất lượng các hoạt động trong nhà trường. Mặt khác, việc kiểm tra có tác động đến hành vi cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, đảm bảo sự ổn định và phát triển. Trong quá trình quản lý, người điều hành có quyền nhận xét, đánh giá hiệu quả công việc của giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường. Khi nhận xét, đánh giá công việc của người thừa hành, hiệu trưởng có quyền đề nghị cấp trên khen thưởng hoặc kỷ luật họ theo đúng điều lệ về kỷ luật lao động của nhà nước. Người hiệu trưởng có quyền tham mưu với Phòng GD&ĐT và Bộ Nội Vụ về việc bổ nhiệm hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn, những người giúp hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ. Do vậy, hiệu trưởng phải biết lựa chọn những người có năng lực, thống nhất quan điểm, tâm đầu ý hợp trong công tác quản lý điều hành công việc.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)