Khảo nghiệm nhận thức về tính cầp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 80 - 127)

9. Cấu trúc của đề tài

3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cầp thiết và tính khả thi của các biện pháp

mầm non, bảo đảm phát huy tối đa năng lực của giáo viên; biện pháp 4: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non; biện pháp 5: Xây dựng môi trường và tạo động lực phát triền cho đội ngũ giáo viên mầm non. Trong quá trình thực hiện các biện pháp, tuỳ từng điều kiện, hoàn cảnh của mỗi trường ở mỗi thời điểm mà hiệu trưởng quyết định ưu tiên thực hiện hoặc tập trung hơn vào thực hiện một số biện pháp được lựa chọn.

Để thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo Chuẩn nghề nghiệp và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, lãnh đạo các nhà trường mầm non và các cơ quan quản lý cần quán triệt sâu sắc quan điểm khoa học trong phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục; cần thực hiện công tác xây dựng quy hoạch và các loại kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo quy trình khoa học. Các cấp ủy Đảng, cơ quan quản lý cần tăng nguồn tài chính, tăng cường các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động dạy học nói chung, và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nói riêng. Cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ, động viên giáo viên tự học tập, bồi dưỡng để đạt Chuẩn và vượt Chuẩn ở mức độ ngày càng cao cũng cần được các cấp quản lý quan tâm xây dựng. Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Tây Giang và Phòng GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cần thường xuyên rà soát, kiểm tra tình hình phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp để có những biện pháp hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho giáo viên, trong quá trình phát triển giáo viên theo Chuẩn và điều chỉnh kế hoạch phát triển giáo viên cho phù hợp.

3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cầp thiết và tính khả thi của các biện pháp pháp

Trên cơ sở xác định các biện pháp cơ bản phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo Chuẩn nghề nghiệp hiện nay, tác giả tiến hành khảo nghiệm ý kiến của 30 cán bộ quản lý giáo dục (lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non công lập trên địa bàn); 20 giáo viên mầm non có kinh nghiệm. Tổng số 50 đồng chí.

Để tiến hành khảo nghiệm tính cầp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến theo hai tiêu chí: tính cầp thiết và tính khả khi của các biện pháp. Thực hiện đánh giá các tiêu chí theo 3 mức độ:

Rất cấp thiết : 3 điểm; Ít cấp thiết: 2 điểm; Không cấp thiết: 1 điểm. - Tính khả thi:

Khả thi: 3 điểm; Ít khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm.

Sau khi nhận kết quả thu được, tác giả tiến hành phân tích, xử lý số liệu trên bảng thống kê, tính số % và tính điểm bình quân của các biện pháp đã được khảo sát, sau đó xếp theo thứ bậc để nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.

* Về kết quả khảo nghiệm tính cầp thiết của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm tính cầp thiết của các biện pháp đề xuất được chúng tôi tổng hợp ở bảng 3.1 và biểu thị ở biểu đồ 3.1.

Bảng 3.1. Tổng hợp khảo sát tính cầp thiết của các biện pháp

TT Các biện pháp Cấp thiết (điểm) Ít cấp thiết (điểm) Không cấp thiết (điểm) Điểm trung bình Thứ bậc 1

Nâng cao nhận thức về chuẩn nghề nghiệp, giáo dục ý thức, phấn đấu của đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 41 (123) 05 (10) 04 (4) 2.74 V

2 Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

43 (129) 05 (10) 02 (2) 2.82 IV 3 Thực hiện tuyển dụng và sử dụng, sàng lọc đội ngũ giáo viên mầm non

46

(138)

04

(8) 2.92 II

4 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non

45 (135) 03 (6) 02 (2) 2.86 III 5

Xây dựng môi trường và tạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên mầm non

47

(141)

03

Biểu đồ 3.1. Sự cần thiết của các biện pháp

Từ tổng hợp kết quả nêu trên cho thấy, biện pháp được đánh giá tính cầp thiết cao nhất với điểm trung bình cộng 2.94 (xếp thứ bậc 1); biện pháp được đánh giá tính cầp thiết thấp nhất với điểm trung bình cộng 2.74 (xếp thứ bậc 5), ba biện pháp khác đề có điểm trung bình trên 2.82 điểm đến 2.92 điểm. Điều này chứng tỏ các biện pháp quản lý được đề xuất là thật sự cầp thiết với sự đồng thuận cao của người trả lời.

*Về Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm tính cầp thiết của các biện pháp đề xuất được chúng tôi tổng hợp ở bảng 3.2 và biểu thị ở biểu đồ 3.2. 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 2.74 2.82 2.92 2.86 2.94 ĐTB

Bảng 3.2. Tổng hợp khảo sát tính khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp Khả thi (điểm) Ít khả thi (điểm) Không khả thi (điểm) Điểm trung bình Thứ bậc 1 Nâng cao nhận thức về chuẩn nghề nghiệp, giáo dục ý thức, phấn đấu của đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 42 (126) 05 (10) 03 (3) 2.78 IV 2 Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non 42 (126) 04 (8) 04 (4) 2.76 V 3 Thực hiện tuyển dụng và sử dụng, sàng lọc đội ngũ giáo viên mầm non

45 (135) 03 (6) 02 (2) 2.86 II 4 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non

44 (132) 03 (6) 03 (3) 2.82 III 5 Xây dựng môi trường và tạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên mầm non 47 (141) 02 (8) 01 (1) 2.92 I

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp

* Về mối tương quan giữa tính cầp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp quản lý mà chúng tôi đề xuất có tính cầp thiết và tính khả thi được đánh giá với điểm số khá cao.

Đa số các ý kiến đánh giá rằng các biện pháp mà chúng tôi đề xuất là cấp thiết. Tuy nhiên, mức độ cấp thiết của từng biện pháp không giống nhau và không phải tất cả các biện pháp đều cầp thiết và khả thi 100%, song tỉ lệ cho là cấp thiết và khả thi khá cao, đặc biệt như biện pháp Xây dựng môi trường và tạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên mầm non”; Biện pháp “Thực hiện tuyển dụng và sử dụng, sàng lọc đội ngũ giáo viên mầm non”; Biện pháp “Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non” (thứ tự là 1, 2, 3) đều được đánh giá là cầp thiết và khả thi, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của huyện Tây Giang là một huyện đang có nhiều khởi sắc về kinh tế, văn hoá xã hội và đặc biệt là tinh thần hiếu học của nhân dân nơi đây.

Biện pháp “Xây dựng môi trường và tạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên mầm non” là biện pháp được đánh giá là cấp thiết và khả thi (cùng xếp thứ 1/5). Rõ ràng, vấn đề xây dựng môi trường tạo động lực cho đội ngũ giáo viên mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non.

2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 2.78 2.76 2.86 2.82 2.92 ĐTB

Các biện pháp còn lại do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục tiêu, định hướng phát triển giáo viên mầm non của lãnh đạo, chính quyền địa phương, đội ngũ giáo viên, nguồn tài chính, thời gian... nên còn có những ý kiến băn khoăn về tính khả thi của nó.

Để so sánh mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành tổng hợp so sánh ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết với tính khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Điểm Thứ bậc Điểm Thứ bậc

1

Nâng cao nhận thức về chuẩn nghề nghiệp, giáo dục ý thức, phấn đấu của đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

2.74 V 2.78 IV

2

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non 2.82 IV 2.76 V 3 Thực hiện tuyển dụng và sử dụng, sàng lọc đội ngũ giáo viên mầm non 2.92 II 2.86 II

4 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ giáo viên mầm non 2.86 III 2.82 III 5

Xây dựng môi trường và tạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên mầm non

2.94 I 2.92 I

Số liệu Bảng 3.3Biểu đồ 3.4 cho thấy, tính cấp thiết thường cao hơn tính khả thi. Riêng biện pháp 5, tính khả thi 2.94 điểm, tính cần thiết 2.92 điểm. Như vậy, tính khả thi cao hơn tính cấp thiết. Tất cả 5 biện pháp đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao.

Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm 5 biện pháp đề xuất đã nêu trên cho thấy mức độ câp thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là tương đối cao, nếu được triển khai đúng quy trình thì chắc chắn sẽ thu được kết quả trong phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

trên địa bàn.

Từ bảng tổng hợp số liệu trên đây về mối tương quan giữa tính cấp thiết với tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã thể hiện bằng Biểu đồ 3.4.

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết với tính khả thi

Tiếp tục làm rõ thêm về vấn đề này tác giả đã sử dụng công thức Spearman để xem xét tương quan thứ hạng giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp:

) 1 ( 6 1 2 2 − − =  n n D R

Trong công thức này: R là hệ số tương quan n là số biện pháp đề xuất

D là hệ số chênh lệch giữa thứ bậc của tính cấp thiết và tính khả thi

Sau khi thay số và tính nếu R > 0 thì tính cấp thiết và tính khả thi có tương quan thuận, nghĩa là biện pháp vừa cấp thiết vừa khả thi.

Thay số vào công thức trên có:

2 6(0 1 0 0 1) 12 1 1 5(5 1) 120 R + + + + = − = − − R = 1 – 0.1 = 0.9

Dựa vào kết quả trên có thể kết luận giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các

2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Tính cần thiết Tính khả thi

biện pháp có tính tương quan thuận và rất chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp vừa cấp thiết lại vừa khả thi cao. Các biện pháp đã đề xuất nếu được áp dụng vào thực tiễn, sẽ góp phần thiết thực trong phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên đìa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận; phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo Chuẩn nghề nghiệp, tác giả đã đề xuất hệ thống gồm 5 biện pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam Chuẩn nghề nghiệp. Các biện pháp được nghiên cứu đề xuất trên cơ sở các nguyên tắc: đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn, tính khả thi, tính đồng bộ. Nếu hiệu trưởng các trường mầm non và các nhà quản lý tại các cơ quan quản lý quan tâm thực hiện đồng bộ các biện pháp này thì sẽ có thể phát triển đội ngũ giáo viên các trường trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang theo Chuẩn nghề nghiệp; từ đó, góp phần quan trọng vào nâng cao hiệu quả giáo dục nhằm hoàn thiện nhân cách, giáo dục toàn diện cho học sinh của Trường; đồng thời đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc phát triển giáo dục của tỉnh Quảng Nam, thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD- ĐT của Đảng và Nhà nước ta.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu đề tài, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Luận văn đã làm rõ các khái niệm cơ bản, khái quả cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Đội ngũ giáo viên mầm non có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường mầm non. Sự phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non phụ thuộc vào nhiều yếu tố, dưới sự tác động của các chủ thể quản lý và điều kiện đầu tư phát triển của Nhà nước, của địa phương; Nhưng trước hết và quan trọng nhất là nỗ lực của bản thân mỗi giáo viên trong các trường mầm non.

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non là công tác trọng tâm của các chủ thể quản lý, trong đó chủ thể thực hiện chính là người hiệu trưởng. Làm tốt công tác quản lý phát triển giáo viên trong các trường mầm non là tạo cơ sở cho nâng cao chất lượng GD, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai, đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước.

2. Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo chuẩn nghề nghiệp đòi hỏi phải đáp ứng về số lượng giáo viên, quy mô cơ cấu đảm bảo sự đồng bộ, hài hòa. Chú trọng nâng cao phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm. Điều đó chỉ có thể thực hiện có hiệu quả với sự tác động của các chủ thể quản lý theo từng cấp độ, đó là những công việc bao gồm kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, phân công, bố trí giáo viên trong các trường tiểu học.

3. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam và thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Luận văn cũng đã phân tích, đánh giá, làm rõ mặt mạnh, hạn chế và nguyên nhân của công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Tây Giang.

Kết quả phân tích đánh giá thực trạng, cho thấy: Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên của các Nhà trường còn chưa được quan tâm thích đáng; Mặc dù hiện tại, tất cả giáo viên của trường đã có trình độ đào tạo trên Chuẩn, nhưng còn một bộ phận giáo viên còn cần được ĐT, BD thêm về những tri thức mới, kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, giáo dục học, phương pháp dạy học và các kỹ năng mềm; hiệu trưởng trường mầm non cần được tham gia sâu hơn vào công tác tuyển dụng giáo viên giảng dạy trong các trường mầm non mà họ chịu trách nhiệm quản lý; Hiệu trưởng và các cơ quan quản lý cần quan tâm xây dựng môi trường, chính sách hỗ trợ cho

phát triển giáo viên. Trên cơ sở lý luận và thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, luận văn đã đề xuất 05 biện pháp phát triển đội ngũ GV các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang theo chuẩn nghề nghiệp nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng GD của các nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Với UBND tỉnh Quảng Nam

- Cần có thêm chính sách của tỉnh hỗ trợ CBQLGD đối với trường mầm non thiếu CBQL; hỗ trợ cho CBQLGD mầm non được cử đi học tập, bồi dưỡng tập trung từ 1 tháng trở lên.

- Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở đào tạo trong tỉnh tăng cường đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức ĐT, BD để phát triển đội ngũ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 80 - 127)