Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 35 - 40)

9. Cấu trúc của đề tài

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn

chuẩn nghề nghiệp

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Trình độ, năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường

Trong xu thế phát triển, đổi mới và hội nhập của sự nghiệp giáo dục – đào tạo, người cán bộ quản lý trường mầm non thể hiện vai trò vừa là nhà lãnh đạo, vừa là nhà quản lý nhà trường. Với vai trò lãnh đạo, hiệu trưởng, cán bộ quản lý trường mầm non có chức năng định hướng phát triển trường, tạo động lực, xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm Nhà trường. Với vai trò là người quản lý, người hiệu trưởng có vai trò điều hành các mặt hoạt động trong trường. Để đảm nhiệm tốt các chức năng này, người hiệu trưởng phải vừa có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, thành thạo các kỹ năng phục vụ cho quản lý, giảng dạy ở trường mầm non; phải vừa giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; nắm chắc các công cụ quản lý, vừa phải tích cực tu dưỡng và rèn luyện; tăng cường học tập, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng văn hóa quản lý và văn

hóa nhà trường, xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi.

Trong thời kỳ hội nhập, người cán bộ quản lý phải đổi mới tư duy, đổi mới cách suy nghĩ và hành động; biết phát huy và sử dụng giá trị của mình và đội ngũ giáo viên, nhân viên cho sự phát triển Nhà trường, nhằm đào tạo học sinh trở thành những chủ nhân mới của đất nước.

Phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực quản lý của Hiệu trưởng: Người CBQL (Hiệu trưởng) nếu quan tâm, có đủ năng lực quản lý thì sẽ có những tác động quản lý đến phát triển ĐNGVMN. Và người Hiệu trưởng có phẩm chất chính trị lập trường vững vàng, nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước thì sẽ lãnh đạo được nhà trường một cách có hiệu quả.

1.5.1.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên

Phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên mầm non: Một ĐNGV phải đồng thuận, hợp tác, chia sẽ lẫn nhau trong các hoạt động chuyên môn thì đội ngũ đó sẽ phát triển đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. Đặc điểm tâm lý, khả năng tự hoạt động của từng cá nhân GV trong nhóm hoặc tập thể của họ có vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng nhà trường và phát triển đội ngũ GV.

Người giáo viên mầm non có tầm quan trọng đặc biệt, tác động trực tiếp tới chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường. Lao động của giáo viên mầm non mang tính khoa học, tính nghệ thuật và đòi hỏi sự kiên nhẫn, công phu. Bởi cô giáo tại trường mầm non chính là trực quan gần gũi, sinh động và toàn diện để giáo dục, hoàn thiện nhân cách học sinh. Đặc biệt, với đặc điểm của lứa tuổi trẻ mầm non, người giáo viên phải vừa dạy, vừa chăm sóc; hình thành, uốn nắn từng thói quen, kỹ năng của trẻ. Bởi vậy, các em có trở thành những con người có nhân cách hoàn thiện hay không, có khả năng hòa nhập với sự phát triển của xã hội hay không,… chính là nhờ vào sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên có phẩm chất, có kiến thức văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tâm huyết, tinh thần trách nhiệm. Nếu giáo viên không tâm huyết, không yêu nghề, yêu thương trẻ; yếu về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và các kỹ năng cần thiết thì không thể nâng cao được chất lượng giảng dạy.

- Bên cạnh đó, yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mầm non cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của ĐNGV.

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.2.1. Môi trường và điều kiện xã hội, địa phương

Chủ trương mở cửa, hội nhập quốc tế của Nhà nước ta; chủ trương tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực

có nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi phải chuẩn bị một đội ngũ giáo viên mầm non với những phẩm chất, năng lực mới; có đủ trình độ, kỹ năng tiếp cận với sự phát triển chung của đất nước, đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo trong bối cảnh kinh tế, xã hội ngày càng phát triển. Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, không ít các bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến việc làm kinh tế; Họ gần như phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường, thầy cô giáo, vì thế người giáo viên mầm non đôi khi còn phải làm cả những công việc chăm sóc, hỗ trợ học sinh thay cho cha mẹ học sinh. Điều kiện kinh tế, trình độ nhận thức của dân cư tại địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động giáo dục tại trường mầm non. Do đó, nếu chính quyền địa phương tạo điều kiện; cha mẹ học sinh có sự phối hợp chặt chẽ với các giáo viên mầm non sẽ tạo điều kiện cho giáo viên hoạt động có hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà trường.

1.5.2.2. Những nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nêu những nội dung đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên mầm non nói riêng, như: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Chuẩn hóa, hiện đại hóa GD&ĐT.”; “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề, quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc ít người; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho những người Việt Nam định cư ở nước ngoài.”

Những nội dung về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo tác động toàn diện và sâu sắc đến hệ thống giáo dục nói chung, trong đó tác động và có ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ giáo viên tại các trường mầm non. Đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải nỗ lực, không ngừng học tập, rèn luyện để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

1.5.2.3. Các yếu tố về chính sách và cơ chế quản lý

Những tác động của điều kiện kinh tế - xã hội nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay đã và đang tác động đến tâm lý, tình cảm và xu hướng phát triển của đội ngũ giáo viên nói chung và công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường Mầm non nói riêng.

hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, điều kiện kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách ưu đãi đối với đội ngũ giáo viên nói chung, Giáo viên mầm non nói riêng. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giáo viên mầm non nói riêng còn nhiều bất cập, mức sống của nhà giáo nói chung và giáo viên mầm non vẫn còn ở mức thấp nên ảnh hưởng đến xu hướng nghề nghiệp, tâm tư tình cảm của đội ngũ giáo viên, làm cho một số giáo viên thiếu ý chí phấn đấu và thiếu tâm huyết trong phát triển nghề nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống ngày càng tăng lên cùng với mức lương như hiện nay, thì thu nhập của giáo viên còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, đời sống của một bộ phận nhà giáo vẫn còn không ít khó khăn. Muốn có đội ngũ giáo viên mầm non chất lượng; toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục trẻ thì giáo viên phải bảo đảm thu nhập đủ sống mà không cần phải lo lắng đi kiếm sống với những việc làm thêm của cá nhân.

Trước yêu cầu phát triển giáo dục – đào tạo trong tình hình hình mới, đòi hỏi công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non phải đổi mới, phát triển ngang tầm nhiệm vụ. Tuy nhiên, nhìn chung đội ngũ giáo viên trong các trường mầm non hiện nay còn thiếu và còn chưa đồng đều với những bất cập nhất định. Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp quyết liệt nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng dạy học Mầm non hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả xác định những khái niệm chủ yếu cho vấn đề nghiên cứu. Lí luận ở chương này tập trung vào những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo viên mầm non trong thời kỳ đổi mới giáo dục, đó là một đội ngũ giáo viên mầm non đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đã quy định. Để đáp ứng yêu cầu phát triển ĐNGVMN, luận văn tập trung phân tích các nội dung quản lý phát triền ĐNGVMN, đó là: Quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá ĐNGVMN đạt chuẩn. Bên cạnh đó còn phải tạo môi trường thuận lợi, chính sách đãi ngộ ĐNGVMN.

Phát triển ĐNGVMN theo chuẩn nghề nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan như sự phát triển kinh tế - xã hội của tùng vùng miền, khoa học công nghệ, sự phát triển giáo dục và đào tạo trong bối cảnh mới. Các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước về giáo dục, phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, môi trường sư phạm, uy tín thương hiệu của các cơ sở GDMN, trình độ nhận thức, ý chí phấn đấu vươn lên trong công việc, tự

học, tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng giáo viên.

Đây là cơ sở lý luận cẩn thiết để tác giả nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ở chương 2

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)