Nâng cao nhận thức về chuẩn nghề nghiệp, giáo dục ý thức phấn đấu của

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 68 - 72)

9. Cấu trúc của đề tài

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên

3.2.1. Nâng cao nhận thức về chuẩn nghề nghiệp, giáo dục ý thức phấn đấu của

của đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

"Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa".

Mục tiêu đào tạo của giáo dục mầm non được quy định trong Quyết định số 295/QĐ-GD ngày 10/11/1994 của Bộ GD& ĐT đã xác định:

Vai trò của bậc học mầm non là: "Lực lượng giáo dục chính, giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục, là người giáo dục, tổ chức quá trình phát triển của trẻ bằng phương pháp nhà trường".

Tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin để giáo viên hiểu rõ về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và nhận thức rõ trách nhiệm phấn đấu để đáp ứng những yêu cầu của Chuẩn.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng, BGH phải xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục trong

các trường Mầm non. Phổ biến các văn bản, tài liệu về các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành về phát triển GD-ĐT, phát triển GD mầm non và phát triển đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp, như:

- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD

- Luật Giáo dục 2005, sửa đổi năm 2009 - Điều lệ trường mầm non; - Thông tư số ban hành Chuẩn nghề nghiệp GV mầm non.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Đảng ủy, BGH Nhà trường quán triệt, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Bộ, Sở, Phòng GD về phát triển GD-ĐT và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non qua các cuộc họp, hội nghị toàn trường; qua các lớp bồi dưỡng vào dịp hè và trong năm học, qua các lớp tập huấn; qua các buổi sinh hoạt Chi bộ Đảng trong nhà trường. Phân công thành viên trong BGH Nhà trường chỉ đạo, điều hành việc tuyên truyền về Chuẩn nghề nghiệp trên website, hệ thống email, tổng đài tin nhắn nội bộ của trường.

Phối hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên triển khai thường xuyên việc tuyên truyền. Lãnh đạo trường giám sát và định kỳ kiểm tra, đánh giá tác động của việc tuyên truyền về Chuẩn nghề nghiệp và rút kinh nghiệm trong cách thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về Chuẩn nghề nghiệp.

Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi; chính sách cho cán bộ, giáo viên chủ trương và quy định về xã hội hóa; kế hoạch thực hiện nội dung, chương trình và nhiệm vụ năm học của từng giáo viên.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng, các thành viên trong Ban Giám hiệu Nhà trường phải nhận thức rõ tầm quan trọng của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; phải hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; những văn bản quy định của cơ quan quản lý giáo dục các cấp về phát triển GD-ĐT nói chung; giáo dục mầm non và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp nói riêng. Hiệu trưởng quyết tâm, kiên trì thực hiện tuyên truyền; BGH thống nhất phối hợp thực hiện kế hoạch; các đoàn thể và toàn thể giáo viên hưởng ứng.

3.2.2. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non sẽ tạo sự chủ động trong công tác cán bộ, khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ quản lý, đảm

bảo tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, ổn định giữa các thế hệ cán bộ, giáo viên. Đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là một khối đoàn kết, ổn định và phát triển vững vàng. Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nhằm xây dựng được đội ngũ giáo viên kế cận đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn vững vàng, được đào tạo bồi dưỡng toàn diện để đáp ứng được yêu giáo dục mầm non trong giai đoạn mới.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Nâng cao nhận thức, ý thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong công tác xây dựng quy hoạch giáo viên. Để làm tốt quy hoạch đội ngũ giáo viên của các trường mầm non trong huyện Tây Giang, Phòng GD&ĐT cần làm tốt công tác dự báo về sự phát triển giáo dục mầm non, trước hết, cần dự báo dân số để chủ động được số lượng trẻ mầm non đến trường, phòng học, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học; Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên hiện có; Thống kê số lượng giáo viên trong thời gian tới. Xác định số lượng giáo viên hiện có so với nhu cầu; Phân loại giáo viên: Số giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, số hoàn thành tốt nhiệm vụ, số giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ. Số giáo viên đến tuổi sắp nghỉ hưu; Số giáo viên sức khỏe yếu, không đảm bảo sức khỏe công tác. Số giáo viên đạt Chuẩn, chưa đạt Chuẩn, ở các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể. Cần phân loại các đối tượng cụ thể: cho đi đào tạo, bồi dưỡng; điều động sang công việc khác.

- Cấp uỷ, lãnh đạo trường, nhất là Hiệu trưởng cần phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý để lựa chọn, phân loại giáo viên; quyết định việc cử giáo viên đi học tập, bồi dưỡng; giới thiệu giáo viên vào diện quy hoạch các chức danh cán bộ quản lý với những giáo viên có một số tiêu chuẩn như; Phẩm chất đạo đức tốt; Trình độ chuyên môn chuẩn hoặc trên chuẩn; nghiệp vụ sư phạm vững vàng; đạt giáo viên dạy khá, giỏi; có năng lực tổ chức, quản lý, khả năng xử lý thông tin, phân tích, tổng hợp; khả năng giao tiếp; tính quyết đoán,…; Điều kiện sức khỏe tốt, hoàn cảnh gia đình thuận lợi.

- Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên Nhà trường cần làm đúng quy trình khoa học: cần dựa vào những căn cứ khoa học, tuân thủ chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của các cấp quản lý; điều kiện, nguồn lực của Nhà trường. Quy hoạch phải thống nhất với Phòng GD&ĐT; Quy hoạch đội ngũ giáo viên phải đảm bảo đủ về số lượng và hợp lý về cơ cấu. Đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa các độ tuổi: độ tuổi dưới 30, độ tuổi từ 31-40 và trên 40 tuổi.

3.2.2.3. Các bước tiến hành

Định kỳ hàng năm vào cuối năm học, cấp ủy và hiệu trưởng, lãnh đạo các nhà trường rà soát lại quy hoạch cán bộ, giáo viên của Nhà trường, đề nghị bổ sung, điều chỉnh những nhân tố trong danh sách quy hoạch giáo viên trở thành cán bộ quản lý; Đề nghị bổ sung những người có năng lực và đưa ra khỏi danh sách quy hoạch những người không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, phối hợp chặt chẽ với trưởng các bộ môn, khối lớp và các tổ chức đoàn thể để nhận xét, đánh giá giáo viên khi xây dựng quy hoạch và đánh giá cán bộ, giáo viên định kỳ.

Sau khi đã có bản quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, Hiệu trưởng, phải hướng dẫn để mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch học tập, tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện; bổ sung những kiến thức, kỹ năng còn thiếu. Chú ý tạo điều kiện để giáo viên trong diện quy hoạch vào những vị trí cán bộ quản lý được học, bồi dưỡng về năng lực lãnh đạo, quản lý, về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học.

Cùng với xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, tự học tập, hiệu trưởng Nhà trường cần bố trí, sắp xếp giao cho giáo viên những công việc phù hợp, tạo điều kiện để họ có điều kiện học tập, bồi dưỡng, rèn luyện những kỹ năng còn chưa đạt chuẩn hoặc tạo điều kiện để họ tiếp cận và tham gia lãnh đạo các công tác đoàn thể trong nhà trường đối với những giáo viên trong diện quy hoạch vào các vị trí cán bộ quản lý. Ví dụ, cán bộ dự bị được giao giữ chức vụ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, tham gia Ban Chấp hành Công đoàn trường, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Việc phân công nhiệm vụ, bố trí giáo viên vào những vị trí công việc cần phải tính đến năng lực và kinh nghiệm của mỗi cán bộ dự bị, đảm bảo phân công, bố trí công việc vừa sức, tránh giao việc quá khó. Trong quá trình giáo viên phấn đấu rèn luyện để đạt Chuẩn hoặc trên Chuẩn, cần có sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện hỗ trợ để giáo viên từng bước đạt được mục tiêu phấn đấu. Cuối mỗi năm học, cấp ủy, lãnh đạo Nhà trường cần nhận xét, đánh giá những mặt mạnh, kết quả những công việc đã được hoàn thành tốt; những mặt hạn chế cần khắc phục của giáo viên, gửi về Phòng GD&ĐT để cơ quan quản lý cấp trên có cơ sở đánh giá, bổ nhiệm giáo viên theo quy định.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phòng GD&ĐT phải xây dựng Quy hoạch phát triển GD mầm non của địa phương, dự báo dân số để các nhà trường để có căn cứ chính xác để xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường trên cơ sở biết được số lượng học sinh

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 68 - 72)