9. Cấu trúc của đề tài
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện tây Giang tỉnh Quảng
2.4.4. Xây dựng môi trường tạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên mầm
mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Kết quả khảo sát về các điều kiện, môi trường để phát triển GV các trường mầm non huyện Tây Giang đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp cho thấy công tác này cần được quan tâm nâng cao hơn nữa. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về điều kiện, môi trường tạo động lực phát triển cho
đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Mức độ
Nội dung Chưa tốt Bình Thường Khá Tốt
1.Các chính sách đãi ngộ đối với GV (Chính sách của huyện, của địa phương)
Ban hành các chính sách, đãi ngộ
đối với GV đứng lớp 0.0 5.0 27.0 67.0 Có chế độ chính sách về lương
đối với các cá nhân thực hiện tốt CSGDT
0.0 8.0 30.0 62.0
Khen thưởng các cá nhân tiêu
biểu trong đổi mới PPDH 0.0 19.0 24.0 87.0
2. Xây dựng điều kiện làm việc và môi trường sư phạm trong trường mầm non
Đầu tư trang thiết bị và phương tiện dạy học theo quy định tối thiểu mầm non
0.0 10.0 10.0 80.0
Tổ chức phát động tự làm đồ dùng dạy học các chủ điểm trong năm
0.0 16.0 35.0 49.0
Có kế hoạch đào tạo, rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện tại
0.0 55.0 35.0 10.0
Tạo sự đoàn kết trong đội ngũ GV, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực
Nhìn vào bảng số liệu trên, thấy rằng các chính sách của huyện, địa phương và của các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam về việc xây dựng môi trường tạo động lực cho phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp thực hiện tốt chiếm tỷ lệ lớn như: Ban hành các chính sách, đãi ngộ đối với GV đứng lớp (có 67% ý kiến đánh giá tốt); Có chế độ chính sách về lương đối với các cá nhân thực hiện tốt CSGDT (có 62% ý kiến đánh giá tốt); Khen thưởng các cá nhân tiêu biểu trong đổi mới PPDH (có 87% ý kiến đánh giá tốt); Đầu tư trang thiết bị và phương tiện dạy học theo quy định tối thiểu mầm non (có 80% ý kiến đánh giá tốt). Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nội dung chỉ được đánh giá ở mức độ bình thường đó là các nội dung: Có kế hoạch đào tạo, rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện tại (có 55% ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường); Tạo sự đoàn kết trong đội ngũ GV, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực (có 64% ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường).
Về xây dựng môi trường tạo động lực phát triển: Phòng Giáo dục và Ban giám hiệu các trường đã có sự trao đổi với Đảng ủy, UBND xã, thôn đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện hỗ trợ về tài chính cho nhà trường và phát triển đội ngũ giáo viên; phối hợp với các địa phương trong việc xây dựng chi bộ trường trong sạch, vững mạnh, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đã quan tâm sắp xếp, kiện toàn đội ngũ giáo viên trên nguyên tắc tậptrung dân chủ; cố gắng đảm bảo nguyên tắc phân công đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực, sở trường nhằm phát huy tài năng, sức cống hiến của từng giáo viên.
2.4.5. Giám sát, kiểm tra và đánh giá các hoạt động quản lý đối với giáo viên mầm non
Kết quả điều tra về nội dung giám sát, kiểm tra và đánh giá các hoạt động quản lý đối với giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam như sau:
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về công tác giám sát, kiểm tra và đánh giá các hoạt động
quản lý đối với giáo viên mầm non
Mức độ
Nội dung Chưa tốt
Bình
Thường Khá Tốt Áp dụng chuẩn nghề nghiệp GVMN
là một trong những căn cứ để xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo thời gian và triển khai thực hiện kế hoạch
0.0 8.0 30.0 62.0
Quy trình đánh giá GV đảm bảo tính
khách quan và công bằng 0.0 19.0 24.0 87.0 Thực hiện kiểm tra đánh giá GV
định kỳ, đột xuất 0.0 10.0 10.0 80.0 Kịp thời đưa ra những quyết định
điều chỉnh những sai lệch sau khi đã phát hiện
0.0 16.0 35.0 49.0
Số liệu điều tra cho thấy, công tác giám sát, kiểm tra và đánh giá các hoạt động