Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 35 - 36)

9. Cấu trúc của đề tài

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Trình độ, năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường

Trong xu thế phát triển, đổi mới và hội nhập của sự nghiệp giáo dục – đào tạo, người cán bộ quản lý trường mầm non thể hiện vai trò vừa là nhà lãnh đạo, vừa là nhà quản lý nhà trường. Với vai trò lãnh đạo, hiệu trưởng, cán bộ quản lý trường mầm non có chức năng định hướng phát triển trường, tạo động lực, xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm Nhà trường. Với vai trò là người quản lý, người hiệu trưởng có vai trò điều hành các mặt hoạt động trong trường. Để đảm nhiệm tốt các chức năng này, người hiệu trưởng phải vừa có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, thành thạo các kỹ năng phục vụ cho quản lý, giảng dạy ở trường mầm non; phải vừa giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; nắm chắc các công cụ quản lý, vừa phải tích cực tu dưỡng và rèn luyện; tăng cường học tập, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng văn hóa quản lý và văn

hóa nhà trường, xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi.

Trong thời kỳ hội nhập, người cán bộ quản lý phải đổi mới tư duy, đổi mới cách suy nghĩ và hành động; biết phát huy và sử dụng giá trị của mình và đội ngũ giáo viên, nhân viên cho sự phát triển Nhà trường, nhằm đào tạo học sinh trở thành những chủ nhân mới của đất nước.

Phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực quản lý của Hiệu trưởng: Người CBQL (Hiệu trưởng) nếu quan tâm, có đủ năng lực quản lý thì sẽ có những tác động quản lý đến phát triển ĐNGVMN. Và người Hiệu trưởng có phẩm chất chính trị lập trường vững vàng, nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước thì sẽ lãnh đạo được nhà trường một cách có hiệu quả.

1.5.1.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên

Phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên mầm non: Một ĐNGV phải đồng thuận, hợp tác, chia sẽ lẫn nhau trong các hoạt động chuyên môn thì đội ngũ đó sẽ phát triển đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. Đặc điểm tâm lý, khả năng tự hoạt động của từng cá nhân GV trong nhóm hoặc tập thể của họ có vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng nhà trường và phát triển đội ngũ GV.

Người giáo viên mầm non có tầm quan trọng đặc biệt, tác động trực tiếp tới chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường. Lao động của giáo viên mầm non mang tính khoa học, tính nghệ thuật và đòi hỏi sự kiên nhẫn, công phu. Bởi cô giáo tại trường mầm non chính là trực quan gần gũi, sinh động và toàn diện để giáo dục, hoàn thiện nhân cách học sinh. Đặc biệt, với đặc điểm của lứa tuổi trẻ mầm non, người giáo viên phải vừa dạy, vừa chăm sóc; hình thành, uốn nắn từng thói quen, kỹ năng của trẻ. Bởi vậy, các em có trở thành những con người có nhân cách hoàn thiện hay không, có khả năng hòa nhập với sự phát triển của xã hội hay không,… chính là nhờ vào sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên có phẩm chất, có kiến thức văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tâm huyết, tinh thần trách nhiệm. Nếu giáo viên không tâm huyết, không yêu nghề, yêu thương trẻ; yếu về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và các kỹ năng cần thiết thì không thể nâng cao được chất lượng giảng dạy.

- Bên cạnh đó, yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mầm non cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của ĐNGV.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)