Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Nhiệt Lạnh PDF Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp (Trang 33 - 38)

Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và lành

Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động =

Dòng tiền thuần hoạt động Tổng nợ ngắn hạn

mạnh, sẽ không phát sinh tình trạng dây dưa nợ nần, khả năng thanh toán dồi dào. Ngược lại, khi một doanh nghiệp phát sinh tình trạng nợ nần dây dưa, kéo dài thì chắc chắn, chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp không cao (trong đó có quản lý nợ), thực trạng tài chính không mấy sáng sủa, khả năng thanh toán thấp. Vì thế, có thể nói, qua phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản lý có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính.

Đó cũng chính là mục đích của phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Tình hình công nợ của doanh nghiệp

Thông qua phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp sẽ đánh giá được vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như thế nào và doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao. Các nhà quản lý doanh nghiệp luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị những nguồn thanh toán các khoản nợ này khi đến hạn.

- Chỉ tiêu đánh giá

+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ gồm:

 Các chỉ tiêu nợ phải thu và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán.  Tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả

+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu, trình độ quản trị nợ gồm: Hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ, hệ số hoàn trả nợ và kỳ trả nợ.

 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp bao gồm:

+ Hệ số các khoản phải thu:

Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu Tổng tài sản

tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được vốn bị chiếm dụng.

+ Hệ số các khoản phải trả

Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.

+ Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả

Tỷ lệ các Khoản phải thu so với các Khoản phải trả =

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐜á𝐜 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐡𝐮 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐜á𝐜 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐫ả

Nếu tỷ lệ này trả lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng.

+ Vòng quay nợ phải thu

Vòng quay nợ

phải thu =

Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu ngắn hạn và hiệu quả của việc thu hồi nợ ngắn hạn.

+ Kỳ thu tiền trung bình:

𝐊ỳ 𝐭𝐡𝐮 𝐡ồ𝐢 𝐧ợ 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 = 𝟑𝟔𝟎

𝐒 𝐯ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐧 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐡𝐮

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ

chức thanh toán của doanh nghiệp.

+ Số vòng quay nợ phải

Số vòng quay nợ

phải trả =

Giá vốn hàng bán

Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải trả người bán và hiệu quả của việc thanh toán nợ. Nếu số vòng quay của các khoản phải trả lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn nên tạo ra uy tín cao đối với người cung cấp.

+ Kỳ trả tiền trung bình

𝐊ỳ 𝐭𝐫ả 𝐧ợ 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 = 𝟑𝟔𝟎

𝐒ố 𝐯ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐧ợ 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐫ả

Chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân mà doanh nghiệp thanh toán tiền cho chủ nợ trong kỳ. Thời gian thanh toán tiền càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thanh toán tiền càng dài, tốc độ thanh toán tiền càng chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều.

Tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm tất cả các tài sản mà doanh nghiệp có khả năng thanh toán theo giá trị thực tại thời điểm nghiên cứu.

Để đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp thường xem xét mối liên hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán. Khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán là tổng hợp các chỉ tiêu tài chính phản ánh tại thời điểm phân tích.

Khi phân tích khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (𝑯𝑵𝑯 ) = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có.

-HNH cao thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư thừa. Nhưng nếu HNH quá cao chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng, trong khi đó hiệu quả kinh doanh chưa tốt.

-HNH thấp cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao. Nếu HNH quá thấp thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không đủ.

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết khi thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho.

+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền. Ở đây, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển; các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn.

+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Lãi vay phải trả

Hệ số này cho biết mức độ thanh toán các khoản lãi vay mà doanh nghiệp phải trả. Hệ số thanh toán lãi vay càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng tốt, ngược lại nếu hệ số này thấp thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp kém.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Nhiệt Lạnh PDF Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)