Tình hình quy mô và cơ cấu vốn của Công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Nhiệt Lạnh PDF Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp (Trang 67 - 74)

BẢNG 2.2. BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN 2019 – 2020.

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A – TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 9.747.678.956 39,7% 10.924.422.227 42,12% (1.176.743.271) (10,77)% (2,42)%

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 476.355.142 4,89% 90.771.019 0,83% 385.584.123 424,79% 4,06%

1. Tiền 476.355.142 100% 90.771.019 100% 385.584.123 424,79% -

III. Các khoản phải thu ngắn

hạn 3.274.778.285 33,6% 4.972.596.246 45,52% (1.697.817.961) (34,14)% (11,92)%

1. Phải thu ngắn hạn của khách

hàng 2.150.136.557 65,66% 4.077.342.448 82% (1.927.205.891) (47,27)% (16,34)% 2. Trả trước cho người bán 1.335.000.000 40,77% 1.105.612.070 22,23% 229.387.930 20,75% 18,54%

7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (210.358.272) (6,41)% (210.358.272) (4,23)% - - (2,18)% IV. Hàng tồn kho 3.412.646.208 35,01% 3.754.082.622 34,36% (341.436.414) (9,1)% 0,65% 1. Hàng tồn kho 3.412.646.208 100% 3.754.082.622 100% (341.436.414) (9,1)% - V. Tài sản ngắn hạn khác 2.583.899.321 26,51% 2.106.972.340 19,29% 476.926.981 22,64% 7,32% 3. Thuế và các khoản khác

phải thu Nhà nước 142.174.421 5,5% 236.247.440 11,21% (94.073.091) (39,82)% (5,71)% 5. Tài sản ngắn hạn khác 2.441.724.900 94,5% 1.870.724.900 88,79% 571.000.000 30,52% 5,71%

B – TÀI SẢN DÀI HẠN

I. Các khoản phải thu dài

hạn - - - - - - -

II. Tài sản cố định 2.197.274.580 14,84% 2.403.911.896 16,02% (206.637.316) (8,6)% (1,18)%

1. Tài sản cố định hữu hình 2.197.274.580 100% 2.403.911.896 100% (206.637.316) (8,6)% -

– Nguyên giá 6.735.047.958 306,52% 7.267.696.714 302,33% (532.648.756) (7,33)% 29.27%

– Giá trị hao mòn luỹ kế

(*) (4.537.773.378) (206,52)% (4.863.784.818) (202,33)% 326.011.440 (6,7)% (4,19)%

IV. Tài sản dở dang dài hạn 12.605.425.337 85,16% 12.605.425.337 83,98% - 0% 1,18%

2. Chi phí xây dựng cơ bản dở

dang 12.605.425.337 100% 12.605.425.337 100% - 0% 0%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

(270 = 100 + 200) 24.550.378.873 100% 25.933.759.460 100% (1.383.380.587) (5,33)% 0%

Nhận xét chung:

Vào cuối năm 2020 tổng tài sản của Công ty là 24.550.378.873 đồng, đã giảm 1.383.380.587 đồng so với cuối năm 2019 với tỷ lệ giảm là 5,33 %. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm, cho thấy Công ty trong năm 2020 đã cân đối nguồn tiền để thanh toán công nợ cũng như có giải pháp quản lý tốt đã giảm công nợ phải thu cũng như hàng tồn kho giảm. Đây được đánh giá là thuận lợi trong công tác quản lý kinh doanh của công ty.

Xét về cơ cấu tài sản vào cuối các năm, với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như trên cần đi sâu vào phân tích để chỉ rõ nguyên nhân.

Phân tích cụ thể:

Về tài sản ngắn hạn:

Dựa vào bảng cơ cấu tài sản ta thấy cuối năm 2020 tài sản ngắn hạn là 9.747.678.956 đồng, so với cuối năm 2019 đã giảm đi 1.176.743.271 đồng với tỷ lệ giảm 10,77% và tỷ trọng tương ứng giảm 2,42%. Nguyên nhân giảm tài sản ngắn hạn năm 2020 chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho giảm. Mặt khác, tiền và các khoản tương đương tiền và tài sản ngắn hạn khác tăng nhưng khoản tăng này nhỏ hơn so với các khoản giảm khác. Ta sẽ đi xem xét cụ thể sự tăng giảm của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn.

-Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty là khoản chiếm tỉ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn của Công ty. Vào cuối năm 2020 là 476.355.142 đồng so với cuối năm 2019 đã tăng lên 385.584.123 đồng. Về tỷ trọng của tiền vào cuối năm 2019 chiếm 0,83%, cuối năm 2020 tăng lên 4,89%. Tuy tiền và các khoản tương đương tiền ở năm 2020 tăng lên so với 2019 và xét về tỷ trọng cũng tăng chứng tỏ Công ty luôn dự trữ một mức tiền nhất định để

đảm bảo khả năng thanh toán. -Các khoản phải thu ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn vào cuối năm 2020 là 3.274.778.285 đồng so với cuối năm 2019 đã giảm 1.697.817.961 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 34,14%. Về tỷ trọng thì các khoản phải thu ngắn hạn của công ty vào cuối năm 2020 chỉ còn chiếm 33,6% trong tài sản ngắn hạn, đã giảm 11,92% so với cuối năm 2019. Điều trên cho thấy năm 2020 công ty thu hồi công nợ tốt hơn.

-Hàng tồn kho

Cuối năm 2019 giá trị của hàng tồn kho là 3.754.082.622 đồng chiếm tỷ trọng 34,36% trong tài sản ngắn hạn. Đến cuối năm 2020 giá trị hàng tồn kho là 3.412.646.208 đồng chiếm tỷ trọng 35,01% trong tài sản ngắn hạn.

Ta thấy hàng tồn kho giảm 341.436.414 đồng trong năm 2020. Trong năm 2020 Công ty đã đẩy nhanh công tác đầu tư nên hàng tồn kho đã giảm. Công ty cổ phần Nhiệt Lạnh PDF là một doanh nghiệp có doanh thu chủ yếu từ dịch vụ cấp thiết bị, lắp đặt và bán máy lạnh cho việc thầu cơ điện công trình và kinh doanh máy điều hòa không khí nên việc dữ trữ lớn hàng tồn kho cũng là điều có thể hiểu, tuy nhiên ta cần xem xét xem hàng tồn kho được dự trữ có thường xuyên vận động hay không, hay đã được dự trữ từ lâu rồi. Theo sổ chi tiết theo dõi hàng tồn kho của công ty thì hàng tồn kho nhiều là một phần công ty đang có chính sách mua và dự trữ hàng để thực hiện các hợp đồng kinh tế phát sinh vào đầu năm 2021, đồng thời có một số mặt hàng máy móc thiết bị lỗi thời không thể bán được, bị khách hàng trả lại. Và ta có thể thấy công ty không có các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, điều này cho thấy công ty chưa chú trọng lường trước rủi ro giảm giá của hàng tồn kho. Với lại mặt hàng của công ty phân phối đa phần là máy móc công nghệ, có ảnh hưởng rất lớn từ khoa học công nghệ trong nước và trên thế giới, nên việc

dự trữ hàng tồn kho với tỷ trọng cao và hàng tồn kho dự trữ lâu không bán được sẽ tạo cho công ty rủi ro rất lớn.

-Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản ngăn hạn khác năm 2020 là 2.583.899.321 đồng chiếm tỷ trọng 26,51% trong tài sản ngắn hạn. So với cuối năm 2019 đã tăng 476.926.981 đồng tương đương với tốc độ tăng 22,64% nguyên nhân là do tốc độ tăng của các tài sản ngắn hạn khác nhanh hơn tốc độ giảm của thuế và các khoản phải thu Nhà nước điều này cũng khá dễ hiểu vì công ty có lượng vốn đâu tư ban đầu khá lớn và trong thời gian dài, hơn nữa công xuất hoạt động của công ty chưa được cao nên việc khấu trừ thuế và hoàn thuế sớm là không thể.

Về phần tài sản dài hạn,

Do công ty Cổ phần Nhiệt Lạnh PDF là 1 doanh nghiệp khá đặc thù nên phần tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Tài sản dài hạn bao gồm: Tài sản cố định và Tài sản dở dang dài hạn

Cụ thể:

Cuối năm 2019 tài sản dài hạn là 15.009.337.233 đồng và chiếm tỷ trọng 57,88% trong Tổng tài sản. Đến cuối năm 2020 tài sản dài hạn là 14.802699.917 đồng và chiếm tỷ trọng là 60,3% trong Tổng tài sản. So với cuối năm 2019 đã giảm đi 206.637.316 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 1,38%.

Như vậy có thể thấy tài sản dài hạn của công ty đang có xu hướng giảm đi về mặt giá trị. Tài sản dài hạn có xu hướng giảm đi là do công ty đang giảm bớt đầu tư vào các tài sản cố định.

Kết luận:

Như vậy, qua việc phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản của Công ty trong năm 2020 cho thấy quy mô tổng tài sản của Công ty cuối năm 2020 có sự giảm đi so với thời điểm đầu năm là do cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm. Ngoài ra tỷ trọng tài sản dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất,

và tỷ trọng có xu hướng giảm nhẹ nguyên nhân là do công ty đang điều chỉnh các chính sách, nhằm phù hợp với các dự án mới, và thay đổi linh hoạt khi các dự án kết thúc. Trong tài sản ngắn hạn, lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao, doanh nghiệp cần đi sâu vào xem xét số vòng quay hàng tồn kho, cũng như đánh giá chi tiết về chi phí bảo quản lưu trữ hàng để xác định được số lượng hàng tồn kho hợp lý. Phải thu ngắn hạn giảm đi vào năm 2020, cho thấy doanh nghiệp đang có chính sách thu hồi vốn, điều này tốt hay xấu sẽ được làm rõ ở phần đánh giá công nợ khách hàng. Các khoản tiền và tương đương tiền của công ty đã tăng lên một cách hợp lý trong năm 2020. Tuy nhiên, số tiền này là khá nhỏ so với các khoản nợ, điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán tức thời và các khả năng thanh toán khác điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tài chính của bản thân doanh nghiệp. Do đó, trọng tâm trong quản trị vốn cố định của Công ty trong thời gian tới ngoài đầu tư tăng năng lực và quy mô sản xuất kinh doanh, Công ty cần tập trung vào biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dòng tiền, tăng cường công tác thu hồi các khoản nợ của khách hàng, phấn đấu sử dụng hàng tồn kho và các khoản tài sản ngắn hạn hợp lý.

Đánh giá tính cân bằng tài chính của công ty

BẢNG 2.3. TÌNH HÌNH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (VNĐ) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A. TỔNG TÀI SẢN 24.550.378.873 100 25.933.759.460 100 (1.383.380.587) (5,33) - 1. Tài sản ngắn hạn 9.747.678.956 39,70 10.924.422.227 42,12 (1.176.743.271) (10,77) (2,42)

2. Tài sản dài hạn 14.802.699.917 60,30 15.009.337.233 57,88 (206.637.316) (1,38) 2,42 B. TỔNG NGU ỒN VỐN 24.550.378.873 100 25.933.759.460 100 (1.383.380.587) (5,33) - 1. Nguồn vốn ngắn hạn 6.654.017.416 27,10 8.097.972.758 31,23 (1.443.955.342) (17,83) (4,12) 2. Nguồn vốn dài hạn 17.896.361457 72,90 17.835.786.702 68,77 60.574.755 0,34 4,12 NWC 3.093.661.540 2.826.449.469

Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty Cổ phần Nhiệt Lạnh PDF 2019-2020

Xét một cách tổng thể thì công ty đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, đó là: Nguồn vốn lưu động thường xuyên dương. Cụ thể là đầu năm 2020, NWC đạt 2.826.449.469 đồng, đến cuối năm 2020 NWC đạt 3.093.661.540 đồng. Cho thấy một bộ phận tài sản ngắn hạn đã được công ty tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, khi đó sẽ có một sự ổn định và an toàn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đây là dấu hiệu tốt chỉ ra sự hợp lý trong quá trình chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên mức độ ổn định cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhu cầu cần tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn của tài sản dài hạn trong kỳ kinh doanh. Kết luận chung, về phân bổ và sử dụng vốn, công ty đã có chính sách khá hợp lý với đặc điểm ngành nghề và tính chất công ty. Tuy nhiên, công ty cũng cần lưu ý tìm ra mức tồn kho cũng như trữ tiền mặt hợp lý hơn. Vấn đề chính trong sử dụng vốn của công ty là quản lý các khoản phải thu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Nhiệt Lạnh PDF Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)