Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Nhiệt Lạnh PDF Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp (Trang 85)

2.2.5.1. Tình hình công nợ của Công ty.

Để đánh giá tình hình tài chính của Công ty, ta đi xem xét phân tích công nợ của công ty qua các khoản phải thu, các khoản phải trả. Cụ thể:

BẢNG 2.9. BẢNG QUY MÔ CÔNG NỢ.

Đơn vị tính: đồng Việt Nam

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019

Chênh lệch

Tuyệt đối Tỷ lệ

(%)

A. Các khoản phải thu 3.274.778.285 4.972.596.246 (1.697.817.961) (34,14)%

I. Các khoản phải thu ngắn hạn 3.274.778.285 4.972.596.246 (1.697.817.961) (34,14)% 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 2.150.136.557 4.077.342.448 (1.927.205.891) 20,75%

2. Trả trước cho người bán 1.335.000.000 1.105.612.070 229.387.930 41.00%

7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó

đòi (210.358.272) (210.358.272) - 0%

B. Các khoản phải trả 6.654.017.416 8.097.972.758 (1.443.955.342) (17,83)%

I. Các khoản phải trả ngắn hạn 6.654.017.416 8.097.972.758 (1.443.955.342) (17,83)% 1. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.650.000.000 4.279.706.806 (2.629.706.806) (61,45) 2. Phải trả người bán ngắn hạn 1.292.927.370 1.367.791.561 (74.864.191) (5,47)%

3. Người mua trả tiền trước 1.216.362.930 242.075.000 974.287.930 402.47%

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước 23.745.080 58.624.366 (34.879.286) 59,5%

5. Phải trả người lao động 45.203.566 59.292.821 (14.089.255) 23,76%

6. Chi phí phải trả ngắn hạn 68.820.193 25.000.000 43.820.193 175,28%

10. Phải trả ngắn hạn khác 2.336.105.195 2.043.429.102 292.676.093 14,32%

12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 20.853.102 22.053.102 (1.200.000) (5,44)%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần Nhiệt Lạnh PDF năm 2019-2020

BẢNG 2.10. BẢNG HỆ SỐ CÔNG NỢ.

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch

Tuyệt đối Tỷ lệ (%)

a.Tổng các khoản phải thu 3.274.778.285 4.972.596.246 (1.697.817.961) (34,14)%

b.Tổng các khoản phải trả 6.654.017.416 8.097.972.758 (1.443.955.342) (17,83)%

c. Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) 24.550.378.873 25.933.759.460 (1.383.380.587) 5,33%

1. Hệ số các khoản phải thu

= (a)/(c) 0,1334 0,1917 (0,0583) (30,41)%

2. Hệ số các khoản phải trả

= (b)/(c) 0,2710 0,3123 (0,0411) (13,16)%

3. Hệ số các khoản phải thu so với các

khoản phải trả = (a)/(b) 0,4922 0,6141 (0,1219) (19,85)%

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Tuyệt đối Tỷ lệ (%)

d. DTT 14.440.886.963 14.802.142.680 (361.255.717) (2,44)%

e. Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân 4.123.687.266 6.424.181.963 (2.300.494.698) (35,81)%

f. GVHB 12.288.137.189 12.577.963.821 (289.826.632) (2,3)%

g. Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân 7.375.995.087 8.681.506.469 (1.305.511.382) (15,04)%

4. Vòng quay nợ phải thu = (d)/(e) 3,5019 2,3041 1,1978 51,99%

5. Kỳ thu hồi nợ bình quân (ngày) =

360/(4) 102,80 156,24 (53,44) (34,2)%

6. Vòng quay nợ phải trả = (f)/(g) 1,666 1,4488 0,2172 14,99%

Khái quát:

Các khoản phải thu:

Các khoản phải thu vào cuối năm 2019 là 4.972.596.246 đồng, đến cuối năm 2020 là 3.274.778.285 đồng, so với cuối năm 2019 thì các khoản phải thu cuối năm 2020 đã giảm 1.697.817.961 đồng với tỷ lệ giảm 34,14%. Các khoản phải thu giảm cho thấy số vốn đang bị chiếm dụng giảm, đồng thời hệ số các khoản phải thu giảm, tốc độ bị chiếm dụng vốn giảm.

Hệ số các khoản phải thu cuối năm 2020 là 0,1334 cho thấy với một đồng tài sản của công ty thì có 0,1334 đồng vốn bị chiếm dụng, hệ số này giảm so với đầu năm. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu tăng lên, cụ thể: Hệ số thu hồi nợ năm 2020 là 3,5019 lần và kỳ thu hồi nợ của Công ty lại giảm đi chỉ còn 102,8 ngày cho thấy tình hình quản trị các khoản phải thu có biến chuyển tích cực, công ty cũng tích cực thu hồi các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên trong các khoản phải thu vẫn còn các khoản phải thu khó đòi, đòi hỏi công ty cần tăng cường quản trị đối với các khoản phải thu.

Các khoản phải trả:

Các khoản phải trả cuối năm 2020 là 6.654.017416 đồng, so với cuối năm 2019 cũng đã giảm 1.443.955.342 đồng ứng với tỷ lệ giảm 17,83%. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải trả ngắn hạn giảm trong khi các khoản phải trả dài hạn không có. Trong các khoản phải trả ngắn hạn thì vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm đi 2.629.706.806 đồng, phải trả người bán ngắn hạn giảm 2.446.868.000 đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang cố gắng giải quyết các khoản nợ ngắn hạn một cách hợp lý để đảm bảo uy tín của mình. Đặc biệt các khoản thuế và phí phải nộp cho nhà nước vẫn còn tồn tại trong 2 năm, tuy nhiên cuối năm 2020, khoản phải trả này đã giảm đáng kể chỉ còn 23.745.080 đồng, cho thấy doanh nghiệp cũng đang khá tích cực giải quyết các nghĩa vụ của mình.

Tuy nhiên hệ số hoàn trả nợ cuối năm 2020 là 1,666 lần đã tăng 0,2172 lần so với cuối năm 2019, điều này cũng dẫn đến giảm kỳ trả nợ giảm đi chỉ còn 216,09 ngày cho thấy công ty đang tích cực giải quyết các khoản phải trả của mình , làm tăng uy tín của công ty.

Trong năm 2019 cụ thể là vào đầu năm công ty đã thực hiện chính sách cho người mua gia hạn thời gian thanh toán để kích thích tiêu dùng, tăng doanh số bán. Bên cạnh đó công ty cũng áp dụng thêm chính sách chiết khấu trong thanh toán để thúc đẩy khách hàng trả tiền mua hàng sớm cho doanh nghiệp. Đến cuối năm 2019 và sang đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, so với đầu năm thì hệ số của các khoản phải trả và hệ số của các khoản phải thu đều đang giảm, hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả cũng giảm đi điều này cho thấy quy mô vốn bị chiếm dụng và quy mô vốn đi chiếm dụng đều đang giảm xuống. Điều này không có lợi cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp không thể tận dụng được nguồn vốn chi phí rẻ.

Nhận xét:

Như vậy ta thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều quy mô vốn bị chiếm dụng lại có xu hướng giảm , công ty cũng đang rất tích cực thu hồi các khoản nợ, giảm thiểu nợ xấu để đảm bảo một sức khỏe tài chính lành mạnh. Bên cạnh đó vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng lại giảm đi, điều này không có lợi cho doanh nghiệp bởi doanh nghiệp không thể tận dụng được nguồn vốn tiềm năng giá rẻ, đồng thời cho thấy doanh nghiệp cũng đang tích cực trả nợ cho nhà cũng cấp để nâng cao uy tín của mình.

2.2.5.2 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

BẢNG 2.11. KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP.

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tổng tài sản 24.550.378.873 25.933.759.460 (1.383.380.587) (5,33)% Nợ phải trả 6.654.017.416 8.097.972.758 (1.443.955.342) (17,83)% Tài sản ngắn hạn 9.747.678.956 10.924.422.227 (1.176.743.271) (10,77)% Nợ ngắn hạn 6.654.017.416 8.097.972.758 (1.443.955.342) (17,83)% Hàng tồn kho 3.412.646.208 3.754.082.622 (341.436.414) (9,1)%

Tiền và các khoản tương đương tiền 476.355.142 90.771.019 385.584.123 424,79%

1. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

TSNH/NNH 1,4649 1,3490 0,1159 8,59%

2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

(TSNH-HTK)/NNH 0,9521 0,8854 0,0658 7,43%

3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch

Tuyệt đối Tỷ lệ (%)

EBIT = EBT +I 467.580.460 520.079.321 (52.498.861) (10,09)%

Chi phí lãi vay phải trả (I) 361.862.016 428.256.164 (66.394.148) (15,5)%

Lưu chuyển thuần từ HĐKD 3.017.396.942 (95.961.966) 3.113.358.908 (3244,37)%

Nợ NHbq= (NNHđk+NNHck)/2 7.375.995.087 8.681.506.469 (1.305.511.382) (15,04)%

4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

EBIT/I 1,2922 1,2144 0,0778 6,41%

5. Hệ số khả năng chi trả bằng tiền =

LCTT/NNHbq 0,4091 (0,0111) 0,4202 (3785,59)%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán và KQHĐKD của công ty Cổ phần Nhiệt Lạnh PDF năm 2019-2020

BẢNG 2.12. HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRUNG BÌNH NGÀNH.

Trung bình một số công ty cùng ngành

2020 2019

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

1,25 1,20

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

0,82 0,77

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

0,53 0,38

Nguồn: Báo cáo tài chính một số công ty cùng ngành năm 2019-2020.

Khái quát:

Nhìn trên bảng phân tích cho thấy khả năng thanh toán của công ty năm 2020 tốt hơn năm 2019 vì các hệ số thanh toán, chi trả nợ nhìn chung tăng

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Cuối năm 2019, hệ số khả năng thanh toán hiện thời là 1,3490 cho biết vào cuối năm 2019 với 1 đồng vốn nợ ngắn hạn sẽ có 1,3490 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo.

Cuối năm 2020 hệ số này là 1,4649 cho biết vào cuối năm 2020 với 1 đồng vốn nợ ngắn hạn sẽ có 1,4649 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Hệ số này so với cuối năm 2019 đã tăng lên 0,1159 lần với tốc độ tăng là 8,59%.

Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng là do tốc độ tăng của TSNH thấp hơn tốc độ tăng của NNH. Như vậy ta thấy trong 2 năm 2019 và 2020 hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty so với hệ số trung bình ngành cũng có xu hướng tăng lên, đều lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp chỉ đảm bảo thanh toán

các khoản nợ ngắn hạn ở mức tương đối tốt và có thể thanh toán kịp các khoản nợ đến hạn sẽ làm tăng uy tín của công ty đối với các chủ nợ. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty lớn hơn so với trung bình ngành, tuy nhiên nếu hệ số này quá cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn, công ty nên cơ cấu tài sản phù hợp để tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

-Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số này cho biết khi thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho.

Cuối năm 2019 hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là 0,8854, đến cuối năm 2020 hệ số này là 0,9521 như vậy vào cuối năm 2020 đã tăng lên 0.0658 lần với tốc đọ tăng 7,43%

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty vào cuối 2 năm 2019, 2020 đều nhỏ hơn 1. Nếu sơ bộ đánh giá cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ nhanh. Tuy nhiên hệ số này năm sau tăng lên cho thấy khả năng thanh toán nhanh ngày càng được cải thiện, và cũng đang lớn hơn trung bình ngành cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng đang rất tốt so với các công ty cùng ngành.

-Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Cuối năm 2019 hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là 0,0112 cho biết vào cuối năm 2019 với 1 đồng vốn nợ ngắn hạn doanh nghiệp chỉ có 0,0112 đồng tiền hiện có trong doanh nghiệp đảm bảo.

Cuối năm 2020 hệ số này là 0,0716 như vậy vào cuối năm 2020 với 1 đồng vốn nợ ngắn hạn sẽ có 0,0716 đồng tiền hiện có trong doanh nghiệp đảm bảo. Hệ số này so với cuối năm 2019 đã tăng thêm 0,0604 lần với tốc độ tăng 539,29%

2020 đều nhỏ hơn 1 và rất nhỏ so với hệ số trung bình ngành. Nếu sơ bộ đánh giá cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ tức thời. Tuy nhiên hệ số này năm sau tăng lên nhanh cho thấy khả năng thanh toán tức thời ngày càng được cải thiện. Doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trữ tiền phù hợp trong tương lai.

-Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của Công ty năm 2019 là 1,2144 và năm 2020 hệ số này đã tăng lên thành 1,2922 với tốc độ tăng là 6,41%. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay đã tăng là do có sự tăng lên của lợi nhuận trước lãi vay và thuế năm 20120so với năm 2019, do kết quả kinh doanh đã tăng. Ở cả 2 năm, hệ số này đều lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đủ khả năng để thanh toán lãi vay bằng chính kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số này rất được các tổ chức tín dụng quan tâm, hệ số càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh giúp doanh nghiệp huy động thêm nguồn vốn vay càng dễ dàng. Công ty nên cân nhắc về vốn vay trong các năm tới, tận dụng được nguồn vốn hợp lý.

-Hệ số khả năng chi trả bằng tiền:

Hệ số khả năng chi trả bằng tiền của Công ty vào năm 2019 là -0,0111 đến năm 2020 hệ số này là 0,4091 đã tăng lên 0,4202 lần với tốc độ tăng 3785,59%. Ở năm 2019 hệ số này nhỏ hơn 0 tức là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh không thể đóng góp vào việc chi trả nợ ngắn hạn vào thời điểm cuối kỳ. Nhưng tới năm 2020 hệ số này đã lớn hơn 0 cho thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã có thể đóng góp cho việc chi trả nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này tăng nguyên nhân là do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng trong khi nợ ngắn hạn bình quân của Công ty lại giảm. Việc lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh

doanh tăng là tốt, điều đó cho thấy doanh nghiệp đang có những biện pháp quản trị dòng tiền hợp lý.

Nhận xét:

Như vậy qua bảng hệ số khả năng thanh toán nêu trên, Công ty được đánh giá cao, ổn định khi các hệ số đều đảm bảo sự cân bằng tài chính cho Công ty. Tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán tức thời và hệ số khả năng chi trả bằng tiền của Công ty còn rất thấp, Công ty cần có các giải pháp để cải thiện hệ số này trong năm tới, bên cạnh đó hệ số khả năng thanh toán lãi vay tăng cho thấy Công ty đã sử dụng vốn vay hợp lý, trong các năm tới để tận dụng được nguồn vốn tự có để giảm vốn vay cho đầu tư phát triển, phấn đấu tăng doanh thu cho doanh nghiệp, tăng lợi nhuận, giảm các khoản công nợ phải trả để tình hình tài chính Công ty ngày càng tốt hơn

2.2.6. Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.2.6.1. Đánh giá tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của 2.2.6.1. Đánh giá tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua nhóm tỷ số hiệu suất sử dụng vốn.

Nhóm tỷ số này sẽ cho chúng ta biết hiệu quả quản trị tài sản của công ty như thế nào. Trên cơ sở tính toán các tỷ số này, chúng ta có thể đánh giá các số liệu về các loại tài sản trong bảng cân đối kế toán là cao hay thấp so với hiện tại cũng như mức độ hoạt động trong tương lai.

BẢNG 2.13. NHÓM TỶ SỐ HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN.

Chỉ tiêu Đvt Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Trung bình ngành 1. Số vòng quay HTK = GV/HTKbq Vòng 3,43 4,3 (0,87) 4,4 2. Số ngày một vòng quay HTK = 360/(1) Ngày 104,96 83,72 21,24 82

3. Số vòng quay nợ phải thu =

DTBH/PThubq

Vòng 3,5 2,3 1,2 2,06

4. Kỳ thu tiền trung bình = 360/(3) Ngày 102,86 156,52 (53,66) 175 5. Số vòng quay VLĐ = DTT/ VLĐbq Vòng 1,4 1,32 0,08 1,56 6. Kỳ luân chuyển VLĐ = 360/ (4) Ngày 257,14 272,73 (15,59) 231 7. Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài hạn khác = DTT/ VCĐ và vốn dài hạn khác bq trong kỳ Lần 0,9688 0,9712 (0,0024) 0,95 8. Số vòng quay VKD = DTT/ TTSbq Vòng 0,57 0,56 0,01 0,59 9. Kỳ luân chuyển VKD = 360/ (8) Ngày 631,58 642,86 (11,28) 610

Nguồn: Bảng cân đối kế toán và KQHĐKD của công ty Cổ phần Nhiệt Lạnh PDF năm 2019-2020

-Số vòng quay hàng tồn kho.

Số vòng quay hàng tồn kho năm 2019 là 4,3 vòng, mỗi vòng tương ứng 83,72 ngày. Đến năm 2020 số vòng quay hàng tồn kho đã giảm còn 3,43 vòng nên kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên thành 104,96 ngày. Vòng quay hàng tồn kho của công ty thấp hơn so với trung bình ngành và chưa có xu hướng cải thiện. Số vòng quay hàng tồn kho giảm nguyên nhân là do tỷ lệ giá vốn giảm mạnh và hàng tồn kho tăng lên.

Từ phân tích trên cho thấy tình hình bán hàng của công ty không được tốt lắm, và lượng hàng tồn kho dự trữ trong kho chưa thật sự hợp lý, tuy hàng tồn kho có giảm đi so với năm 2019, tưởng chừng giảm được một khoản chi

phí quản lý, nhưng thực chất lại làm tăng chi phí quản lý. Công ty cần tính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Nhiệt Lạnh PDF Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)